Đi làm lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản, tiền lương tính thế nào?
Trong ngày hôm nay nắng nóng 36 - 38 độ C có khả năng xuất hiện ở Bình Phước. Các tỉnh thành còn lại ở miền Đông có mức nhiệt từ 36 - 37 độ C. Một số nơi ở miền Tây từ 35 - 36 độ C.Từng 'đổ vỡ' trong chuyện tình cảm có được bưng quả trong đám cưới người khác?
Nghị định 30 quy định tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, gồm: người lao động có thu nhập thấp là người lao động thuộc hộ gia đình (không bao gồm người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo).Trong đó, tại khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,25 triệu đồng trở xuống.Khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 3 triệu đồng trở xuống.Nghị định 30 cũng nêu rõ, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Đây cũng là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư phải tổ chức rà soát, xác định người lao động có thu nhập thấp áp dụng theo quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.Địa phương sẽ có giấy đề nghị xác định người lao động có thu nhập thấp, quyết định công nhận danh sách người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn. Thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trong khả năng bố trí ngân sách của T.Ư và địa phương, bảo đảm đúng mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả theo quy định.Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Chương trình đã xác định nguồn vốn cho cả giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm để hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng, trong đó có đối tượng là người lao động có thu nhập thấp.Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị là 9,3 triệu đồng/tháng, khu vực nông thôn là 6,7 triệu đồng/tháng.Tính chung năm 2024, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 8,6% so với năm trước. Trong đó, thu nhập của lao động nam gấp 1,34 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ.Đáng chú ý, khảo sát cũng chỉ ra mức sống tối thiểu của người dân năm 2024 được xác định là 1,8 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, do chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, đặc biệt tại TP.HCM và Hà Nội, những người có thu nhập trên 5,4 triệu đồng/tháng cũng phải chật vật để trang trải cuộc sống.
Câu chuyện về chiếc váy của Miss Universe Philippines 2023 trong bộ ảnh sau khi đăng quang
Chiều 5.3, đội Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) chạm trán với đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, ở trận đấu thuộc lượt 2 bảng B. Đoàn quân của HLV Nguyễn Văn Tuấn dù đã thi đấu rất nỗ lực, nhưng chung cuộc vẫn nhận thất bại 0-2 trước đại diện đến từ phía bắc. Trước đó, ở trận ra quân giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dù chơi hơn người trong cả hiệp 2, nhưng cũng để thua đầy đáng tiếc với tỷ số 0-1 trước đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.HLV Nguyễn Văn Tuấn (cựu danh thủ CLB Cảng Sài Gòn, biệt danh Tuấn “đen”) chia sẻ: “Ngay từ trước giải, chúng tôi không may mắn khi một số VĐV gặp tai nạn. Tâm lý các bạn bị ảnh hưởng, đồng thời đội bị xáo trộn về mặt nhân sự, chiến thuật. Trải qua 2 trận đấu nhưng chưa có điểm số nào, tôi và các cầu thủ thấy rất tiếc và hơi buồn. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng tôi dừng lại. Đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ tiếp tục tiến về phía trước, và vẫn còn 1 trận đấu nữa ở vòng bảng”.Đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM toàn thua 2 trận đầu, nhưng vẫn còn cơ hội để đi tiếp vào vòng trong. Theo điều lệ vòng chung kết giải bóng đá TNSV THACO cup 2025, đội đứng nhất và nhì ở mỗi bảng (3 bảng - 6 đội) cùng 2 đội đứng ba có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền góp mặt ở tứ kết.Cựu danh thủ Cảng Sài Gòn cho biết, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ không bỏ cuộc, dù trên thực tế cánh cửa đi tiếp giờ đã rất hẹp. “Chúng tôi vẫn sẽ hy vọng, dù cơ hội là không lớn. Dù chỉ còn 1% cơ hội đi tiếp, các cầu thủ đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn sẽ ra sân với tinh thần của một chiến binh thực thụ, vì màu cờ sắc áo”.Ở lượt trận cuối bảng B, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ chạm trán với đội Trường ĐH Văn Hiến, vào lúc 15 giờ 30 ngày 8.3. Thầy trò HLV Tuấn “đen” đã không còn đường lùi, khi bắt buộc phải thắng và giành 3 điểm thì mới nuôi hy vọng đoạt vé tứ kết dành cho đội hạng ba có thành tích tốt nhất. “Không còn cách nào khác, phải tấn công và tấn công, chúng tôi sẽ chơi như vậy khi gặp đội Trường ĐH Văn Hiến. Tấn công nhưng phải ghi bàn. Trước đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, chúng tôi tấn công nhưng không ghi bàn được và rốt cuộc đã thua trận. Do đó, ban huấn luyện sẽ có những điều chỉnh để đội Trường Bách khoa TP.HCM chơi hiệu quả hơn ở trận quyết định”, HLV Văn Tuấn nhấn mạnh.Cũng theo HLV Tuấn “đen”, ở lượt trận cuối bảng B, ban huấn luyện đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có thể sẽ trao cơ hội cho các cầu thủ ít được thi đấu từ đầu giải. “Đây là cơ hội cho các bạn ít ra sân và các bạn sinh viên năm nhất, để được cọ xát và tích lũy kinh nghiệm. Biết đâu, các bạn này với khao khát được thể hiện mình sẽ tạo ra bất ngờ”, ông Tuấn nói.
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Tài sản tỉ phú USD nào 'bốc hơi' nhiều nhất năm 2022?
Chiều 7.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp 42, xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo tờ trình của Viện KSND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao đề nghị kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp vụ thuộc Viện KSND tối cao có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc có quy mô không lớn.Cụ thể, sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5); tên đơn vị sau sáp nhập là Vụ Công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng.Viện KSND tối cao cũng đề nghị kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua - Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng Viện KSND tối cao;Sáp nhập Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội (T2) và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM (T3). Tên đơn vị sau sáp nhập là Trường ĐH Kiểm sát, có phân hiệu Trường ĐH Kiểm sát tại TP.HCM trên cơ sở cơ cấu lại Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM.Cơ cấu, sắp xếp lại 2 đơn vị Vụ Pháp chế và quản lý khoa học và Tạp chí Kiểm sát thành 2 đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát.Ngoài ra, một số đơn vị cấp Vụ thuộc Viện KSND tối cao có tên đơn vị khá dài, chưa có tính khái quát cao, nên VKSND tối cao đề nghị chỉnh sửa tên của một số đơn vị thuộc Viện KSND tối cao đảm bảo ngắn gọn, khái quát, vẫn giữ nguyên chức năng nhiệm vụ của đơn vị và có tính tương đồng nhất định với TAND tối cao và Bộ Công an.Dự thảo nghị quyết cũng quy định Viện trưởng Viện KSND tối cao quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo nghị quyết vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao, gồm: