Một trong 'lão' phượng tím trồng đầu tiên của Đà Lạt có nguy cơ chết đứng
Có tên hệ thống Phát sóng-Giám sát Phụ thuộc Tự động (ADS-B), công nghệ phát đi tín hiệu về vị trí, độ cao và tốc độ của trực thăng Black Hawk, từ đó cho phép các nhân viên đài kiểm soát không lưu theo dõi chi tiết về chuyển động của máy bay.Thượng nghị sĩ Ted Cruz là thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện Mỹ. Ủy ban này đã được cung cấp thông tin mới nhất về cuộc điều tra thảm kịch hàng không ở vùng thủ đô Washington (Mỹ) vừa qua. Phía cung cấp thông tin là Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) của nước này.Trả lời một số báo đài Mỹ như USA Today, The New York Times hôm nay 7.2 (giờ Việt Nam), ông Cruz bày tỏ quan ngại về việc hệ thống ADS-B trên trực thăng bị tắt.ADS-B cho phép phía kiểm soát không lưu có thêm số liệu tham chiếu bên cạnh radar, vốn có thể xảy ra việc chậm phát dữ liệu trong vòng vài giây, và vì thế mang đến một tầng bảo vệ khác cho trực thăng."Đó là chuyến bay huấn luyện, do vậy không hề có nguyên nhân nào bắt buộc phải tắt ADS-B trên trực thăng", ông Cruz cho biết sau cuộc họp với NTSB và FAA.Hệ thống ADS-B còn có cả màn hình cho phi công thấy được vị trí của các máy bay khác trên bầu trời hoặc trên đường băng.Chiếc trực thăng gặp nạn trong lúc thực hiện sứ mệnh huấn luyện thường lệ. Dữ liệu cho thấy Black Hawk từ Wichita (bang Kansas) có lẽ đã ở vị trí cao hơn độ cao tối đa cho hành trình này, vốn chỉ dừng ở mức 61 m.Tính đến thời điểm hiện tại, giới hữu trách đã hoàn tất việc trục vớt mọi bộ phận quan trọng của trực thăng và máy bay hành khách của Hãng American Airlines từ sông Potomac. Các nhà điều tra hy vọng sẽ biết thêm chi tiết về thảm kịch hàng không sau khi tiếp cận được xác trực thăng.Chứng khoán Vina phân phối chứng chỉ quỹ cổ phiếu theo tiêu chuẩn ESG
Sự tăng trưởng không đồng đều về tiêu thụ ô tô mới giữa các quốc gia khiến thị trường ô tô Đông Nam Á chưa thể lấy lại đà tăng trưởng. Theo dữ liệu thống kê vừa được chuyên trang Focus2move công bố, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô mới tại Đông Nam Á đạt 3,2 triệu xe, giảm 4,8% so với năm 2023. Với kết quả này, Đông Nam Á vẫn là thị trường tiểu khu vực lớn thứ 5 trên thế giới.Đáng chú ý, trái với sự suy giảm của dòng xe dùng động cơ đốt trong, ô tô điện tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 44,6%. Sự xuất hiện ồ ạt của các mẫu mã ô tô điện đến từ Trung Quốc, cùng sự quan tâm của khách hàng… tạo động lực giúp doanh số bán ô tô điện tăng trưởng. Theo Focus2move, nỗ lực mở rộng thị trường giúp VinFast dẫn đầu doanh số bán ô tô điện với 30% thị phần, trong khi các thương hiệu Trung Quốc như BYD , MG và Wuling cũng đạt được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số để củng cố vị thế.Trong số các thị trường trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia tiêu thụ ô tô nhiều nhất. Đã có 790.647 xe ô tô mới bán ra tại xứ vạn đảo trong năm 2024, dù vậy con số này vẫn thấp hơn năm 2023 khoảng 14,1%. Vị trí thứ 2 có sự thay đổi khi Thái Lan không còn giữ được vị thế, thay vào đó, sự vươn lên của Malaysia với 782.023 xe không chỉ giúp quốc gia này chiếm 24,4% thị phần ô tô khu vực Đông Nam Á mà còn tăng 2% so với năm 2023.Thái Lan rơi xuống vị trí thứ 3 khi chỉ bán được 678.010 xe, giảm 16%. Khác với Thái Lan, Indonesia, những thị trường còn lại trong khu vực đều có sự tăng trưởng về doanh số bán ô tô mới. Cụ thể, Philippines tiêu thụ 468.879 xe (tăng 7,7%), kết quả này giúp Philippines xếp vị trí thứ 4. Trong khi đó, những bước tiến trong những tháng cuối năm giúp Việt Nam kết thúc năm 2024 với 379.527 xe (tăng 9,2%).Singapore cũng tăng 1 bậc trên bảng xếp hạng với 43.023 xe bán ra (tăng 42,4%) và Campuchia xếp thứ 7 với 35.465 xe bán ra (tăng 7%). Dù vậy, bước tăng trưởng của các thị trường như Philippines, Việt Nam, Singapore hay Campuchia không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm khá lớn tại Thái Lan, Indonesia - hai thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Focus2move, đây chính là lý do kéo tổng doanh số bán ô tô tại Đông Nam Á sụt giảm so với năm 2023. Hai vị trí cuối bảng lần lượt thuộc về Lào với 22.886 xe ô tô mới bán ra trong năm 2024 (tăng 2,6%) và Myanmar xếp thứ 9 với 4.203 xe (tăng 12,6%).
Trường THPT đầu tiên của TP.HCM công bố số thí sinh đăng ký dự thi lớp 10
Theo Công an tỉnh Bình Dương, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự đã bắt giữ Dương Hữu Cường để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Trước đó, Công an tỉnh Bình Dương đã bắt giữ Huỳnh Thị Kim Oanh (cầm đầu nhóm lừa đảo) cùng với Lê Lý Thành (37 tuổi, ngụ Đồng Tháp) và Đào Trọng Quân (33 tuổi, ngụ Thái Bình) cùng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo điều tra, Dương Hữu Cường là đối tượng nghiện ma túy, không có việc làm ổn định. Thông qua các mối quan hệ xã hội, Huỳnh Thị Kim Oanh đã rủ Cường tham gia mở tài khoản ngân hàng, đứng tên doanh nghiệp để bán tài khoản cho các đối tượng lừa đảo ở Campuchia.Sau đó, Cường chụp ảnh chân dung của mình gửi cho Oanh và Thành để làm thẻ căn cước giả rồi mở 9 tài khoản ở các ngân hàng khác nhau, bán cho các đối tượng lừa đảo ở Campuchia.Ngoài ra, khi bán tài khoản ngân hàng, tiền có được từ việc lừa đảo chuyển vào tài khoản, Cường rút tiền ra đưa cho Oanh trả lại cho các đối tượng lừa đảo ở Campuchia và ăn chia hoa hồng.Cơ quan điều tra xác định, nhóm của Oanh, Cường, Thành, Quân (đã khởi tố bị can; riêng Cường đang bị tạm giữ hình sự) đã mở hàng trăm tài khoản bằng giấy tờ giả bán cho nhóm lừa đảo Campuchia và nhận hàng trăm tỉ đồng bằng hình thức giả danh công an, ngân hàng.
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Cao Cường đã công bố Nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hà Giang và Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về công tác cán bộ.Theo đó, thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ. Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; các ông Cự Minh Long, Trần Đức Nghĩa giữ chức phó giám đốc.Thành lập Sở NN-MT trên cơ sở hợp nhất Sở TN-MT và Sở NN-PTNT. Ông Hoàng Nhị Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT, được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở NN-MT; các ông, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đỗ Tấn Sơn, Trịnh Văn Bình, Vũ Văn Hiếu, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Văn Lượng, Phạm Ngọc Dũng giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính. Bà Phạm Kiều Vân, Giám đốc Sở Tài Chính, tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài Chính; các ông, bà Bùi Mạnh Tuyên, Đào Thị Thu Loan, Sèn Thăng Long, Vũ Văn Hồng giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng. Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Sở Xây dựng, tiếp tục giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng; các ông, bà Lê Minh Đức, Triệu Sơn Tiến, Nông Văn Hưng, Cù Duy Man, Nguyễn Thu Thủy giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT và Sở KH-CN. Ông Phan Đăng Đông, Giám đốc Sở KH-CN, tiếp tục giữ chức Giám đốc Sở KH-CN; các ông Nguyễn Trung Hiếu, Vũ Văn Hưng, Lã Đình Điền, Trần Kim Ngọc giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở LĐ-TB-XH và Sở Nội vụ. Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ; các ông Lê Văn Đạt, Trần Trọng Thủy, Dinh Chí Thành giữ chức phó giám đốc.Thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hà Giang, ông Ấu Quốc Công, Phó giám đốc Sở TN-MT, giữ chức Giám đốc Trung tâm. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng bổ nhiệm ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Giám đốc Sở Ngoại vụ; ông Nguyễn Trung Ngọc, Giám đốc Sở KH-ĐT, giữ chức vụ Giám đốc Sở VH-TT-DL.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, ngành trong tham mưu, triển khai thực hiện Nghị quyết 18.Ông Hầu A Lềnh cho rằng, kết quả này mới chỉ là bước đầu, do đó, UBND tỉnh cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị để sớm ổn định tổ chức bộ máy và hoạt động hiệu quả theo mô hình mới; dồn sức thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đưa sai sự thật vụ học sinh ở Nha Trang tử vong, bị phạt 5 triệu đồng
Trao đổi với Thanh Niên chiều 27.2, một cán bộ UBND P.Phú Diễn (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) xác nhận Công ty CP quản lý và khai thác tòa nhà VNPT - là đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư khu Ruby (Công ty PMC), đã cấp nước trở lại cho nhiều khu trung tâm thương mại thuộc khu Ruby (khu R, gồm 4 tòa R1, R2, R3, R4) trong Khu đô thị Goldmark City, ở địa chỉ 136 Hồ Tùng Mậu (P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm).Động thái nêu trên được thực hiện sau khi TAND Q.Bắc Từ Liêm ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu ban quản trị mở van cấp nước trở lại.Theo vị cán bộ P.Phú Diễn, việc cấp nước trở lại được phía Công ty PMC thống nhất trong quá trình làm việc Công ty CP thương mại quảng cáo xây dựng địa ốc Việt Hân - chủ đầu tư Khu đô thị Goldmark City (Công ty Việt Hân) vào sáng 27.2."Trong thời gian tới, P.Phú Diễn sẽ tiếp tục giám sát quá trình cấp nước này. Đồng thời, khi các bên liên quan có hành vi gây ảnh hưởng tới hoạt động dân sinh thì P.Phú Diễn sẽ lập tức vào cuộc, không để mất an ninh trật tự", vị cán bộ cho biết thêm.Trước đó, ngày 21.1, nhiều khu trung tâm thương mại dịch vụ ở khu R trong Khu đô thị Goldmark City bị cắt nước sạch.Lý giải nguyên nhân, Ban quản trị 4 tòa R1, R2, R3, R4 (BQT 4R) cho biết, do Công ty Việt Hân không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ đã sử dụng đối với diện tích hầm xe ô tô đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận.Trong khi đó, phía Công ty Việt Hân cho rằng đã hoàn thành đầy đủ việc thanh toán phí dịch vụ quản lý vận hành đối với khu trung tâm thương mại dịch vụ theo đúng kỳ hạn thanh toán và đơn giá tạm tính bằng với đơn giá áp dụng cho căn hộ chung cư.Khi nhận được các văn bản yêu cầu thanh toán, Công ty Việt Hân đã đề nghị các ban quản trị, Công ty PMC, ban quản lý làm rõ các thông tin để các bên cùng xem xét, thống nhất. Tuy nhiên, ngày 21.1, nước sinh hoạt tại tầng hầm, trung tâm thương mại khu R đã bị cắt.Đánh giá việc dừng cấp nước cho nhiều khu trung tâm thương mại là "biện pháp cực đoan", chính quyền sở tại đã liên tiếp ra văn bản đề nghị cấp nước trở lại nhưng không có kết quả.Ngày 14.2 vừa qua, cho rằng hành động cắt nước của đơn vị quản lý và ban quản trị 4 tòa khu Ruby vi phạm nghiêm trọng pháp luật và gây thiệt hại nên Công ty Việt Hân đã khởi kiện vụ việc ra TAND Q.Bắc Từ Liêm, buộc BQT 4R và Công ty PMC mở lại nước cho các trung tâm thương mại. Đồng thời, yêu cầu BQT 4R và Công ty PMC liên đới bồi thường thiệt hại do hành động cắt nước gây ra.Như vậy, tính đến thời điểm nước được cấp trở lại, các khu đô thị thuộc khu R đã bị cắt nước trong hơn 1 tháng.