Bóng đá Indonesia từng bước vượt mặt Thái Lan và Việt Nam
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực sau 3 ngày nữa (từ 14.2.2025).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Thông tư 29 không cấm giáo viên dạy thêm, vấn đề là phải dạy đúng quy định trong thông tư, đừng làm mất đi sự tôn nghiêm cao đẹp của ngành giáo dục, của nhà giáo.Ông Minh cho hay với giáo viên tiểu học, Thông tư 29 cũng không cấm dạy thêm. "Giáo viên tiểu học không được dạy thêm những môn mình dạy chính khóa ở trường, ở lớp. Còn lại các thầy cô có thể dạy rèn chữ đẹp, dạy thủ công mỹ nghệ, dạy STEM, đàn hát, vẽ tranh nghệ thuật, năng khiếu…", ông nói.Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho biết một giáo viên âm nhạc ở trường công vẫn có thể ra trung tâm dạy các môn nhạc cụ cho học sinh. Hoặc giáo viên trong trường vẫn có thể ra trung tâm dạy đàn, dạy vẽ, thể thao… vì đây là các môn bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh, không được tính là các môn dạy kiến thức văn hóa nên không bị xếp là dạy thêm học thêm.Ngày 8.2.2025, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc giáo viên tiểu học có được dạy tiếng Anh, tin học IC3 tại trung tâm ngoại ngữ - tin học không? Học sinh tiểu học có được học tiếng Anh, tin học như IC3 tại trung tâm? Nhiều giáo viên đặt câu hỏi khi họ đọc Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT thấy nội dung "Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật", vậy cụ thể là như thế nào? Giáo viên nào cũng cần đi đăng ký kinh doanh rồi đi dạy thêm hay sao?Luật sư Hoàng Tư Lượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết theo khoản 1, Điều 6, Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, quy định: Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:"Hiện nay, có 2 mô hình bạn có thể lựa chọn: Đăng ký kinh doanh theo hộ kinh doanh hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sự khác nhau của 2 mô hình trên nằm ở thủ tục, cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động và thuế phải nộp. Tùy vào quy mô hoạt động mà bạn lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh hay doanh nghiệp. Với quy mô nhỏ và vừa nên đăng ký hộ kinh doanh. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, giáo viên có thể liên hệ Phòng kinh tế (hoặc Phòng Tài chính kế hoạch) cấp quận/huyện nơi bạn đặt trụ sở đăng ký hộ kinh doanh để đăng ký hoặc nộp trực tuyến qua cổng thông tin dịch vụ công quốc gia", luật sư Hoàng Tư Lượng tư vấn.Tuy nhiên, luật sư Hoàng Tư Lượng cũng nói rõ: "Theo khoản 3 Điều 4 của Thông tư 29 quy định: "Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường". Như vậy, theo quy định trên, giáo viên trường công lập không thể đứng tên là chủ hộ để đăng ký kinh doanh dạy thêm mà chỉ có thể là thành viên hộ (không có quyền quản lý điều hành); hoặc ký hợp đồng dạy thuê với một cơ sở dạy thêm có đăng ký kinh doanh ngành nghề dạy thêm".Đồng thời, việc giáo viên đó tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì họ cần phải thực hiện các thủ tục khác (phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 phụ lục kèm Thông tư 29, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29).Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ban hành ngày 30.12.2024, có hiệu lực từ 14.2.2025. Tại đây định nghĩa "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".5 cầu thủ dính ma túy sẽ bị CLB Hà Tĩnh kỷ luật nặng
Thạc sĩ - bác sĩ Tạ Quốc Hưng, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ngày tết thói quen sinh hoạt thay đổi. Đây cũng là thời gian da dễ bị ảnh hưởng nhất. Có rất nhiều bệnh nhân sau tết da nhăn, mắt quầng thâm, mụn trứng cá hoành hành. Nguyên nhân là do ngày tết chúng ta thường ăn các thức ăn giàu chất béo, đồ ngọt khiến làn da đổ dầu nhiều hơn, hình thành nhân mụn, gây mụn trứng cá.Đặc biệt, khi bạn đi chơi xuân, quên sử dụng kem chống nắng gây bỏng nắng, sạm nám do tác động của tia cực tím.Để "cấp cứu" làn da sau tết, bác sĩ Hưng khuyến cáo bạn cần duy trì chăm sóc da như hằng ngày. Thứ nhất, vật bất ly thân bạn không được quên sử dụng kem chống nắng. Bạn nên sử dụng kem chống nắng trước 30 phút khi đi ra ngoài, bôi dặm kem chống nắng sau 2 - 3 tiếng. Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, chống được cả tia UVA và UVB. Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi, nên chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bên cạnh đó, nên che chắn bằng khẩu trang, kính mát, nón rộng vành khi đi ra ngoài trời.Thứ hai, dưỡng ẩm cho làn da. Đây là cách để giảm khô da, giảm tiết nhờn, bảo vệ làn da khỏi tình trạng ngứa ngáy, mất nước.Bác sĩ Hưng cho biết nếu khu vực có khí hậu lạnh, việc giữ ẩm cho da càng quan trọng. Thời tiết lạnh làm da khô, kích thích bã nhờn dưới da, bong tróc vảy sừng, vảy sừng này có thể gây viêm nang mụn ẩn, gây mụn viêm. Hàng rào bảo vệ da khô thì cũng dị nguyên có thể xâm nhập vào da gây ngứa ngáy, mụn nước cho da. Bạn có thể sử dụng các loại cream, lotion…Thứ ba, tẩy tế bào chết. Tẩy trang và rửa mặt sạch sau khi đi chơi. Bước chăm sóc này để tránh hiện tượng bít tắc lỗ chân lông gây mụn trứng cá. Thứ tư, bạn cần uống đủ nước để dưỡng ẩm từ bên trong. Mỗi ngày bạn duy trì 2 lít nước/ngày, chia làm nhiều lần để cơ thể hấp thụ nước tốt hơn.Nếu bạn chỉ còn 2 - 3 ngày muốn làm đẹp làn da "cấp tốc", bác sĩ Hưng cho biết bạn có thể thực hiện liệu trình chăm sóc da nhẹ nhàng như sử dụng các liệu trình cung cấp vitamin cho da, đắp mặt nạ hoặc laser tác động sắc tố bề mặt da, giúp làn da dễ dàng hấp thụ vitamin hơn.Bạn nên tránh các liệu trình xâm lấn quá nặng cho da như peel sâu, lăn kim… khiến da bị tổn thương. Để duy trì làn da đẹp, bạn nên duy trì thói quen ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo, chất ngọt... sẽ giúp cơ thể loại bỏ những chất độc hại, giúp da sáng mịn, tươi tắn hơn.
An toàn dữ liệu khi chuyển đổi số bằng công nghệ Veeam
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.
Nếu muốn tìm kiếm một chuyến đi riêng tư và lãng mạn, du thuyền Emeraude Premium là lựa chọn hoàn hảo. Đây là du thuyền thiết kế dành riêng cho hai khách, mang phong cách cổ điển, tạo ra không gian ấm cúng và riêng tư giữa di sản thế giới.Bạn và người thương có thể thưởng thức bữa tối sang trọng với những nguyên liệu tươi ngon, nhấm nhi rượu vang và ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp. Hành trình còn bao gồm các hoạt động như chèo thuyền kayak và tham quan hang động kì vĩ.Chi phí: 17,3 triệu đồng/chuyến 2 ngày 1 đêm.Muốn thay đổi góc nhìn và trải nghiệm Valentine theo cách độc đáo? Hãy đặt ngay một chuyến bay ngắm cảnh Vịnh Hạ Long bằng thủy phi cơ! Hành trình bay 25 phút từ độ cao 300m sẽ mở ra tầm nhìn bao quát về cảnh quan kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long.Hàng không Hải Âu cung cấp các chuyến bay trung chuyển từ sân bay Nội Bài đến Vịnh Hạ Long, giúp du khách tiết kiệm thời gian di chuyển.Giá vé bay ngắm cảnh: 2,5 triệu đồng/người (từ 1.1.2025).Nếu muốn tìm về vẻ đẹp giản dị và đích thực của tình yêu, hãy trải nghiệm chuyến đi đến làng rau Trà Quế và làng gốm Thanh Hà bằng xe sidecar.Bạn và người yêu có thể ngồi trên xe sidecar, dãi qua những con đường làng yên bình và xắn tay vào trải nghiệm làm gốm.Giá tour: 1,2 triệu đồng/giờ/tối đa 2 khách.Nhà hàng Spice Việt Huế mang đến những món ăn Huế trọn vẹn hương vị truyền thống, hoàn hảo cho buổi hẹn hò ấm áp.Đến Châu Đốc mùa lễ Tình nhân, du khách không thể bỏ qua món chuối đốt - đặc sản hấp dẫn với ánh lửa bập bùng khi thưởng thức. Món tráng miệng này được chế biến từ chuối cau địa phương kết hợp sốt cam, sô cô la và rượu mạnh, tạo nên hương vị độc đáo.Được phục vụ tại nhà hàng bên ngã ba sông Bassac, chuối đốt không chỉ ngon miệng mà còn là chất xúc tác tuyệt vời cho những câu chuyện tình yêu ngày 14.2.Giá: 120.000 đồng/phần.Trên con thuyền tam bản Sông Xanh, các cặp đôi có thể thưởng thức khung cảnh sông nước và những bữa tối dưới ánh nến lãng mạn.Giá tour: 10,1 triệu đồng/người (2 người trở lên).
Cựu phó thủ tướng Đức gốc Việt đưa các nhà đầu tư vào Việt Nam
Xóm nhỏ khi đó chỉ mới có mấy nhà nằm trên một động cát hoang vắng toàn xương rồng bàn chải gai góc, nhà tranh vách lá không có rào cổng và cứ chùm nhum lại mà cất lên. Người đếm tới đếm lui nửa kín nửa hở có khi còn ít hơn cả bầy khỉ trên ngọn núi mồ côi gần đó chiều chiều tràn xuống kiếm chuyện cướp bóc. Từ xóm nhà lá này chạy một hơi băng qua động cát nóng bỏng vốn là bãi tha ma, đạp lên những vạt hoa muống biển, hoa ngũ sắc, dừa cạn, bồn bồn, chen giữa rừng dương, rừng mai… thì òa ngay vào lòng biển. Mỗi lần nhớ lại cái duyên nợ với Vấn từ năm lên mười tuổi khi còn ở chung trong xóm này thì Nhi lại cười ngặt nghẽo không nín được. Cùng phận nhà nghèo theo cha mẹ tha phương lập nghiệp trong thời loạn lạc nên trẻ nhỏ trai gái gì cũng chơi chung sa cạ với nhau. Chiều chiều cả bọn ra ngoài động cát hái me dương, dủ dẻ, chim chim đã đời rồi đào hang bắt dông nướng ăn, lắm khi trúng cả hài cốt. Bọn con trai đem banh hoặc cầu ra chơi, con gái ẵm em lê la theo vừa dỗ em vừa hò reo phụ họa. Nhi là chị đầu nách thằng em lên ba tuột lên tuột xuống tay kia bưng chén cơm kẹp cái muỗng để đút ăn. Trái banh định mệnh Vấn đá bay thẳng vô chén cơm của Nhi, Nhi túm áo thủ phạm lôi về nhà mắng vốn. Bà mẹ Vấn phải bới chén cơm khác đền cho. Nhà Nhi đã nghèo mà nhà Vấn còn nghèo hơn, chắc có đứa ăn đòn.Hai nhà chỉ cách nhau cái hàng cây thuốc dấu, loài cây thân thảo đứng thẳng cứng cáp mọc ken dày, lá và thân bẻ ngang có mủ trắng như sữa. Mỗi lần ra hàng rào ngóng qua nói chuyện là y như rằng cả vạt lá thuốc dấu bị ngắt vì cái trò chơi kéo bong bóng. Chiếc lá khi bẻ gập ngang ứa chút mủ trắng, từ từ kéo hai đầu lá ra tạo thành cái màng ngũ sắc. Rồi so kè bong bóng của đứa nào to hơn đẹp hơn. Nhưng đến năm 16 tuổi thì Vấn và Nhi không bẻ lá vẹt rào nữa mà chỉ lụt lịt ngang qua thật nhanh thôi.Vấn nói, "Nay chuyển cái bàn học ra sát cửa sổ nhà sau cho nó sáng rồi đó".Nhi: "Tháng này có tới mấy ngày vía, mệt ghê".Vấn thư sinh tuấn tú học cao nhứt nhà, giỏi nhứt xóm, là con trai út giữ hy vọng đổi đời cho một gia đình hoàng tộc lỡ vận. Đã vậy còn biết đàn hát, biết thổi harmonica. Hai anh trai thất học ra đời từ rất sớm lăn lộn trên khu đề pô xe lửa nuôi cả gia đình gần chục miệng ăn và cái bàn đèn thuốc phiện tàn dư của thực dân phong kiến. Nhi ngược lại là chị cả nên cũng chịu cảnh nhường đàn em ăn học, từng đi giữ trẻ cho nhà Tây, đi bán hàng rong, mặn mà có duyên. Ngày nào Nhi cũng thấy bầy con gái lấp ló trước nhà Vấn mượn sách mượn vở rồi dấm dúi gì đó. Mấy đứa đó là nữ sinh khác Nhi lắm, quần trắng áo hoa, tóc dài quá lưng cột lơi bằng khăn mù soa, nói cười gì cũng che miệng khúc khích. Nhi không đi học nhưng cũng biết chữ nhờ ẵm em tới trường coi ông thầy dạy học, rị mọ vậy mà sau này thư từ tới tay là đọc ro ro.Toàn nói bâng quơ mà hiểu nhau hết. Cái cửa sổ nhà sau kê bàn học của Vấn gần ảng nước chỗ ngồi rửa chén của Nhi từ bếp bước ra. Nay hai nhà đã có tường chắn với cái cửa lùa bằng gỗ có song lỏng lẻo. Quan trọng là mấy con yêu nữ lượn lờ trước nhà Vấn sẽ không nhìn thấy. Nhà Nhi khi đó đã cất lên một cái am nhỏ thờ Mẫu thường hầu đồng, cha Nhi là cung văn, mẹ kế là đồng đền, mẹ ruột âm thầm như tôi đòi trong nhà. Con nhang đệ tử sau 1954 thì phát triển từ miền ngoài vào ồ ạt, am điện nở rộ. Nhà Nhi chưa kịp làm giàu thì cha chết, mẹ kế tiếp quản, mẹ ruột vẫn tiếp tục sống như gia nô. Nhưng Nhi thì không.Vấn nói, "Sáu giờ nghe". Nhi "Ờ".Hai người từ mày tao thằng nọ con kia chuyển sang nói trỏng hồi nào không hay.Đúng giờ, ngó trước ngó sau không thấy ai Nhi chuồi qua song cửa có Vấn chờ sẵn khi thì mấy trái chuối, lúc vắt xôi, lúc cái bánh, củ khoai… là đồ cúng mới hạ xuống. Học trò có thứ dằn bụng thức khuya học bài, làm thơ tình và thổi khẩu cầm, cô bé hàng xóm lần giở những bức thư tay có vẽ hình giai nhân đêm mơ giấc mơ đẹp trong thanh âm du dương.Mùa hè năm đó Vấn thi Trung học đệ nhất cấp đứng đầu toàn tỉnh, khệ nệ ôm phần thưởng về cả xóm lao động nghèo lác mắt. Bầy nữ sinh như bướm trắng lại dập dìu. Nhà Vấn tới đâu cũng khoe con trai mình nay mai xong tú tài sẽ học tiếp ra bác sĩ kỹ sư, tha hồ kén dâu.***Nhi cầm trên tay mấy tấm ảnh chân dung của mình chụp ở hiệu ảnh photo Sanh nổi tiếng nhứt nhì thị xã. Kiểu thì có sẵn ảnh mẫu trưng bày ngoài tiệm, thích gì chọn nấy. Tấm thì mặc áo dài tứ thân ôm gọn thân hình nảy nở chít khăn mỏ quạ trên đầu, tấm thì quấn xà rông mang gùi trên vai, tấm khác bới tóc đeo kiềng áo dài cổ cao. Chủ hiệu ảnh ngỏ lời xin phép được phóng to trưng bày trong tiệm. Người mẫu ảnh bất đắc dĩ nổi tiếng ngang xương. Vài nơi đánh tiếng nhưng cứ tới tai là Nhi sa sầm. Mẹ ruột suốt ngày chì chiết đừng nghe lời mấy thằng học trò đàn địch thơ thẩn trước sau chi nó cũng bỏ mi. Mẹ kế ác liệt hơn có lần xông ra sau hè chỗ Nhi đang cởi trần tắm để khám vú cô với niềm tin sắt đá là nếu từng để trai bóp thì "cục tràm" sẽ bị nhão. Bạn gái cùng trang lứa to nhỏ mét lại đứa này đứa kia mê thằng nớ chê bai mi, nhà nọ nhà kia sang giàu ưng gả con cho hắn.Lần hẹn hò đầu tiên của Vấn Nhi là ở gốc dừa bên bờ biển tối om. Hai người mắc làm gì không biết để cho một cơn sóng lớn đánh lên trôi mất bóp ví giày dép. Lần sau dắt nhau leo lên lầu Ông Tư đang trống trơn vô chủ, nhìn ra biển nghe sóng vỗ vừa lãng mạn kín đáo vừa an toàn, ma cỏ kệ. Thêm vài cái lần sau nữa…***Mùa thu năm sau Nhi run rẩy báo tin với Vấn, "chắc là em có chửa rồi". Nhà Nhi không biết gì vẫn đang ráo riết ép gả cô cho người mà họ chọn.Vấn hơi bất ngờ nhưng kịp trấn tĩnh, "tụi mình sẽ thành vợ chồng, để anh tính". Vấn vừa đậu Tú tài 1, cả nhà đang dồn sức vun vén cho cậu con trai tiếp tục học lên."Đừng bỏ em"."Em dám đi theo anh không?"."Đi đâu em cũng đi theo. Khổ mấy em cũng chịu được, miễn mình có nhau".Nhi có sợi dây chuyền vàng 5 chỉ nhờ bán buôn dành dụm mà sắm được, Vấn có cái đồng hồ là phần thưởng trong kỳ thi đệ nhất cấp năm trước, hai người cộng lại có thêm cái thai trong bụng Nhi và một biển trời mơ ước. Rồi cứ vậy mà xuôi Nam.***"Anh đi đâu giờ mới về? Em đi tìm anh nãy giờ", Nhi mếu máo."Trời, mới ra đầu ngõ hớt tóc à, nãy có nói mà"."Nói hồi nào đâu, tưởng anh bỏ em đi luôn"."Sao bỏ được. Vắt cái khăn trên cổ chi vậy?""Để lau nước mắt đó, tưởng anh bỏ đi em khóc"."Bữa sau đừng có ra ngoài nghe chưa, cứ ở trong phòng chờ"."Mình kiếm được nhà thuê chưa anh? Em không thích ở đây"."Ở đây cũng ổn mà"."Không, thà kiếm chỗ thuê tốn chút chớ ở nhờ nhà bà con giàu có như vầy em không thích, ra vô ké né lắm mà họ coi mình như người xa lạ còn khi dễ tủi thân lắm"."Vậy mình dọn tới nhà ông Ba xích lô nghe, xóm lao động chắc giá rẻ"."A, là cái ông hôm trước chở anh đi vòng vòng kiếm việc chớ gì? Được đó, dọn liền đi anh"."Ừ thôi vô trong chuẩn bị đồ đi đừng ra ngoài nữa".***Mùa xuân năm đó Nhi mang cái bụng chửa vượt mặt chờ ngày lâm bồn, Vấn cầm cái bằng Tú tài 1 xin đi dạy kèm, đi đánh máy thuê, đi làm thư ký cho hãng buôn. Hai vợ chồng được một người bà con xa cho ở nhờ trong cái nhà kho được hơn một tháng thì phải lặng lẽ cuốn gói đi tìm nơi khác trọ. Chủ nhà mới là bác Ba đạp xích lô hiền hậu khoan dung, vợ làm mắm bán lẻ. Cũng là cái duyên khi một chiều muộn bác xích lô chở trúng khách là một cậu trai trẻ mặt mũi sáng láng nhưng u sầu, hỏi thăm thì biết đang đi tìm việc và nhà thuê. Vài câu sơ giao mà nhìn ra trong nhau sự thiện lương. Nhi về đó phụ việc ngon lành, không từ nan chuyện lớn chuyện nhỏ. Vấn cũng làm đầu tắt mặt tối. Những ngày giáp tết thấy ai nấy cũng sắm sửa chuẩn bị về quê, Vấn Nhi chỉ biết lảng đi.Từ trong cái phòng trọ tồi tàn của mình bó gối nhìn ra đường thấy thiên hạ chộn rộn, nhớ nhà nhớ mẹ nhớ em, Nhi khóc lén không biết bao nhiêu lần. Nghe mùi khói bếp than củi nổ lách tách cũng thèm, thấy người ta ôm bó lạt mớ lá chuối đi ngang cũng ngậm ngùi.Vấn an ủi, "Sau này có nhà riêng nhất định mình sẽ đón tết thật đàng hoàng, không thiếu gì cả. Em thích làm gì?"."Em thích nấu thật nhiều món ngon, trong nhà phải đủ loại bánh mứt, thịt ngâm, dưa món, bánh tét, kiệu chua, giò hầm măng… À còn may áo mới cho anh cho con…"."Anh sẽ sơn phết nhà cửa lại hằng năm, sẽ thay màn cửa, sẽ đóng một cái xích đu để trong sân, rồi lên núi tìm một nhánh mai vàng thật đẹp…"."Đúng rồi, tết là phải có hoa mai, thiếu gì cũng được nhưng thiếu mai là buồn lắm…".Vấn đặt tay lên bụng vợ, "Tết này mình cũng có mai mà, mai của mình đây nè".Nhi cười, "Thì ra anh nói đặt tên con là Mai ý để đón tết luôn đó hả?".Rồi Nhi ngập ngừng, nửa giỡn nửa thiệt, "Có đám cưới nào mà cô dâu chú rể dắt theo đàn con không anh?".Vấn cười gượng, "Có chớ. Cũng hay mà"."Vậy chừng nào mình đám cưới?"."Ra giêng đi, đợi em sinh nở xong"."Mình về quê làm ha, ở đây xa xôi quá có ai biết mình đâu"."Chớ sao. Đám cưới ở quê mới có bà con họ hàng, bạn bè hai đứa mình nữa"."Em muốn mời con Cúc, con Lan, con Hồng… mấy đứa đó đi nói khắp nơi trước sau gì anh cũng bỏ em…"."Anh mới nhận thêm công việc mới ở hãng, phải có nhiều tiền chút mình mới yên tâm về được"."Sinh con xong em cũng đi làm, bà Ba nói để bà phụ giữ con cho mình… Ước gì…".***"Anh ơi con khóc, nó thiếu sữa, sao em không có sữa vậy? Vắt không ra một giọt"."Em phải ăn uống nhiều vô"."Em biết rồi. Thôi để em nấu cơm rồi chắt nước cơm ra pha chút đường cho con uống đỡ. Anh đẩy võng giùm em chút"."Em cứ ngồi đây đi anh đi lấy cho. Nè, nước cơm còn nóng khéo phỏng miệng con"."Đâu đưa em nếm thử. Ừm, thơm quá, ngon quá, uống đi con, nuốt, không được phun ra, giỏi, giỏi má thương… chảy xuống cổ rồi nè, đưa em cái khăn, anh"."Khăn đây. Con ngủ rồi, thôi mình qua bàn ăn cơm đi em"."Dạ chờ em chút. Ngủ đi con má đi ăn cơm nghen". "Ủa còn làm gì lui cui đó nữa mà chưa tới ăn? Cầm cái gì trên tay vậy?"."Dây võng, để vừa ăn vừa đưa con chớ muỗi cắn nó sao. Nhiều đồ ăn quá. Bà Ba cho hả anh? Tội bà ghê. Món này là gì vậy?"."Để anh gắp cho. Chén canh anh để bên này nè"."Để em tự ăn, anh làm như em là em bé không bằng. Ủa mà chị này là ai mà ngồi ăn chung với mình vậy? Nay nhà có việc gì mà nhiều người lạ ra vô vậy?"."Con, Thắm mà"."À, hèn nào thấy cái mặt quen quen, em xin lỗi chị nha, chị là cháu bà Ba đây mà. Ăn đi chị"."Em đưa cái dây võng đây anh cầm cho"."Dạ. Mà anh ơi… Còn đám cưới… chừng nào?"."Ra giêng đi"."Lại ra giêng. Anh nói một lời đi. Giêng nào anh mới cưới em?".***Đám cưới được tổ chức vào tối mùng một tết, có cô dâu chú rể và con đàn cháu đống như mơ ước, có bà con hai họ, có bạn bè. Hôn trường treo đèn kết hoa rực rỡ, từng chùm bong bóng lắc lư thỉnh thoảng nổ bôm bốp, nhạc réo rắt rộn ràng. Ai nấy vỗ tay reo hò cổ vũ cật lực khi thấy cô dâu chú rể bối rối xuất hiện.Cô dâu được chuyên gia trang điểm tới tận nhà chăm chút kỹ càng mặc cái áo dài lộng lẫy nhất đời mình cười thôi là cười, chú rể mặc vest đen cài hoa hồng ngượng ơi là ngượng.Trẻ con tung hoa, thổi confetti kim tuyến bay rợp như sao sa, mặt mũi đầu tóc ai cũng lấp lánh.Nhi luôn miệng hỏi Vấn, "Ngó em được không anh, không biết chụp hình có ăn ảnh không nữa".Vấn, "Đẹp lắm, em là cô dâu xinh đẹp nhất từ trước tới nay luôn".Nhi cười tươi mà ngơ ngác, "Khách đâu ra mà đông dữ vậy, bà con bên anh hả, sao em không biết ai hết. Dạ, em cám ơn, cám ơn mọi người đã đến".Thợ chụp hình nhanh nhảu tiến tới, "Mời hai bác đứng qua bên này trước cái phông Song hỷ để con chụp cho đẹp. Đó đó, nghiêng qua chút, bác trai đặt tay lên vai bác gái… Rồi xong, bây giờ mời con cháu lần lượt đứng vô xong rồi chụp chung cả đại gia đình ha… Đông vui ghê, đúng là đám cưới kim cương…". Một người bước tới nói nhỏ vào tai và kéo anh ta đi nhanh qua chỗ khác.Nhi vẻ bất bình, "Anh, cái chú chụp hình này sao kỳ quá, sao kêu mình bằng bác còn xưng con nữa. Khùng quá".Cô dâu. Chú rể. Hôn đi. Hôn đi. Cô dâu. Chú rể. Hôn đi. Hôn đi… Giữa tiếng hô vang nhịp nhàng và cười nói ầm ĩ nghe như có tiếng nấc nhẹ từ sâu thẳm trong lòng mỗi người có mặt.***"Hồi nãy thấy bà mạ mắc cười ghê anh, ngồi khóc thút thít ngon lành à, thiệt là. Đám cưới con gái mà khóc", Nhi vừa cười vừa nói.Vấn lạnh người khựng lại, "Mạ… mạ… ngồi ở đâu?"."Thì ngồi với mụ Năm mẹ anh ngay cái ghế dài đó, à, giờ em cũng phải kêu bà là mạ chứ ha, cưới hỏi xong rồi mà".Vấn trầm ngâm, "Chắc hai bà vui lắm"."Chớ còn gì nữa, ha ha nhớ hồi em bưng cái chén cơm toàn cát do anh đá banh trúng vô bắt đền bà, bà nói con ni lanh quá thằng Vấn không bằng một góc của mi…"."Nhớ gì mà dai dữ vậy trời, toàn chuyện hồi xưa…"."Thôi em đi thay đồ trước đây. Chết, con mình đâu, con mình đâu rồi anh, con ơi…"."Nó ngủ rồi em"."Á…á…", Nhi hét lên thất thanh khi vừa bước tới cửa. Vấn sực nhớ ra nhưng đã muộn."Ai vậy… đi ra… sao ở trong này chớ… bà già nào lạ hoắc lạ huơ vô phòng tui vậy trời…".Vấn đứng chắn ngay trước tấm gương soi mà người trang điểm quên chưa cất đi, xoay nó lại. "Có ai đâu em".Nhi ôm ngực, "Có mà, nhìn cái mặt khó đăm đăm á, giống như muốn la em vậy. Phải rồi, còn mặc cái áo màu tím giống cái em đang mặc nữa nè. Mà nhìn hao hao bà mạ vậy ta, ngó quen lắm anh".Vấn nhìn xuống cầu thang xuê xoa, "Vậy chắc bả đi rồi, đông khách quá mình không nhớ mặt hết". "Vậy hả. Thôi kệ, ngày cưới của mình mà, có người là vui rồi". ***Thắm và mấy đứa chị em dâu rể lấm lét thò đầu vô phòng.- Sao má hét lên vậy ba?- Đứa nào không chịu dẹp cái gương làm má mày giựt mình đó. Ba phải nói trớ đi.- May quá, suýt nữa là bể dĩa.- Làm được buổi tiệc kỷ niệm đám cưới kim cương 60 năm cho ba má là quá vui rồi.- Tội nghiệp má tụi con. 10 đứa con, dâu rể cháu nội cháu ngoại chắt cố là hơn 40 đứa… Nhớ gì không nhớ chỉ nhớ mỗi cái đoạn vào đời.- Nãy má còn nói thấy bà nội bà ngoại tụi con về ngồi đó nói chuyện vui vẻ nữa.- Thôi đi xuống hết đi mấy đứa, má ra rồi kìa. Bu đây đông đen làm má hỏi tùm lum ba mệt nữa.***Nhi vừa đi lập cập vừa kêu, "Anh Vấn, anh Vấn đi đâu rồi"."Đây đây, có mặt"."Mừng quá, tưởng anh bỏ em, em khóc…"."Ai mà bỏ được…"."Vậy… giêng nào anh cưới em?".