$875
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của phần mềm quay thử vietlott. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ phần mềm quay thử vietlott."Về để được vỗ, vỗ để nhớ mà về. Mọi người ơi, khỏe để trở về nha mọi người…", lời bài hát nhạc nền trong đoạn clip của đại gia đình hơn 20 thành viên trao nhau những cái ôm chỉ vài câu, nhưng khiến nhiều người rơi nước mắt xúc động.Trong video, các thành viên trong gia đình 3 thế hệ mặc áo thun trắng, ông bà cụ tóc bạc trắng dùng màu acrylic xanh - đỏ tô đậm lên bàn tay, lần lượt ôm con cháu để vẽ dấu tay của mình lên lưng áo.Nguyễn Phương Kiều Lâm (24 tuổi) cho biết, đoạn clip được quay trưa mùng 1 tết tại nhà ông bà ngoại của mình ở xã Hành Thiện (TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi). Là người đưa ra ý tưởng, Kiều Lâm bàn bạc với các anh chị em, sau đó gửi vào nhóm chat gia đình xin ý kiến cậu, mợ và ông bà. Nhận tin nhắn, mọi người hưởng ứng nhiệt tình.Khoảnh khắc cậu, mợ và ông bà trao nhau những cái ôm đầu tiên khiến không khí ngày tết ấm áp hơn bao giờ hết, ai cũng rạng rỡ, cười tươi như hoa. "Nhà mình mọi người thương ông bà nhưng ngại thể hiện. Được ôm ông bà thật sự là hạnh phúc khó tả, giống như được quay về thời thơ ấu, không cần suy nghĩ gì, chỉ cần chạy ào đến ôm ông bà, được vỗ về, mọi áp lực dường như tan biến hết. Khoảnh khắc ấy chỉ tồn tại niềm vui, hạnh phúc và tình yêu thương trọn vẹn", Kiều Lâm xúc động.Ban đầu, cô gái 24 tuổi làm clip này chỉ để lưu giữ kỷ niệm đẹp cho gia đình và đăng lên trang cá nhân. Bất ngờ đoạn clip hút hơn 600.000 lượt xem cùng hàng trăm bình luận. Nhiều tài khoản cho biết rưng rưng, suýt khóc khi xem khoảnh khắc gia đình ôm nhau vỗ về này.Mẹ của Kiều Lâm đã ngồi đọc từng bình luận cho cả nhà nghe, ông bà ngoại hạnh phúc cười át cả tiếng nhạc, những giây phút ấy khiến cả nhà xích lại gần nhau hơn.Bà Trần Thị Hồng (80 tuổi) cho biết, ông bà có 6 người con và 17 cháu nội, ngoại. Mỗi năm tết đến, con cháu thường về sum họp ở nhà ông bà, chơi đùa, ăn uống, tối đến cả nhà ngồi trò chuyện nhịp cả căn nhà nhỏ.Cụ bà chia sẻ: "Nhìn mấy đứa con hòa thuận là hạnh phúc tuổi già. Bình thường tôi ít ôm con cháu, chỉ lâu lâu có những cái vỗ vai dặn dò. Cảm giác lúc ôm con cháu để vẽ lên áo rất vui, nhìn từng đứa con, đứa cháu ngày nào còn bế trên tay nay đã lớn khôn nên người, vừa hạnh phúc vừa tự hào".Đã trở lại TP.HCM sau chuỗi ngày tết bên gia đình, ông Nguyễn Đình Thông (46 tuổi), con trai út của cụ Hồng, vẫn còn thấy như có dòng điện chạy trong người vì "ôm cha mẹ sướng không tả nổi". Đây là năm đầu tiên đại gia đình ông Thông có áo đồng phục, cùng nhau quay clip kỷ niệm. Mỗi lần có dịp về thăm nhà, ông chỉ ngồi kế bên ôm vỗ vai cha mẹ hỏi thăm sức khỏe."Người lớn trong nhà hay ngại, nhưng con cháu động viên thì cùng ôm cha mẹ thực hiện, có mấy người anh tôi tóc điểm bạc ôm cha tóc bạc trắng nhìn rất hạnh phúc, thực hiện xong thì thấy sướng quá trời. Để có cơ hội ôm cha mẹ già, có con cháu trong nhà cùng chứng kiến vậy khó lắm. Năm nay dù chưa đủ hết các thành viên trong gia đình, nhưng chúng tôi đã gọi video để 2 anh ở xa cùng xem khoảnh khắc ấy. Ai cũng rạng rỡ cười hạnh phúc", ông Thông tâm sự. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của phần mềm quay thử vietlott. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ phần mềm quay thử vietlott.Hôm nay (7.2), nhiều người dân hàng ngày lưu thông qua khu vực giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Q.7 - H.Nhà Bè) thở phào nhẹ nhõm vì tuyến đường đã thông thoáng. Từ 8 giờ sáng, dù đúng giờ cao điểm nhưng không còn tình trạng ô tô, xe tải nối đuôi nhau di chuyển rất chậm từ đoạn vòng xoay ngay trước tòa nhà PVgas kéo dài qua cầu Rạch Đĩa 2 như mọi ngày.Xuống tới khu vực vòng xoay, xe cũng thoát rất nhanh. Quanh 4 hướng cả trục Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ, không gặp hình ảnh xe lộn xộn, ùn ứ. Đến chiều ở hướng ngược lại hướng từ Q.7 đi H.Nhà Bè đã chấm dứt cảnh ô tô phải xếp nối đuôi trên đường Nguyễn Hữu Thọ từ trước cổng Trường đại học Tôn Đức Thắng tới tận đoạn giao Nguyễn Văn Linh. Các phương tiện di chuyển thuận tiện, nhanh chóng.Theo quan sát, hệ thống đèn tín hiệu tại nút giao đã có sự điều chỉnh. Đèn xanh hướng trục Nguyễn Hữu Thọ đã được đẩy từ hơn 20 giây lên 58 giây, trong khi đèn đỏ giảm từ gần 90 giây xuống chỉ còn 65 giây. Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết sau khi nhận được phản ánh của bạn đọc thông qua báo Thanh Niên, cán bộ thuộc Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ của Sở đã trực tiếp khảo sát thực tế. Qua ghi nhận sơ bộ của Sở, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khu vực Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ vừa thông xe đã bắt đầu tái diễn tình trạng ùn ứ chủ yếu do hệ thống đèn tín hiệu chưa phù hợp. Sau khi 2 hầm chui hướng Nguyễn Văn Linh đưa vào khai thác, lượng phương tiện lưu thông trên Nguyễn Văn Linh qua giao lộ đã giảm rất nhiều, trong khi lượng phương tiện di chuyển trên trục Nguyễn Hữu Thọ vẫn đông như cũ. Tuy nhiên, Đội CSGT Nam Sài Gòn chưa phối hợp cùng Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP (Ban Giao thông - chủ đầu tư) để điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu, vẫn để thời lượng đèn ưu tiên cho dòng xe chạy từ hướng Nguyễn Văn Linh, dẫn đến tình trạng nhiều phương tiện trên đường Nguyễn Hữu Thọ đi từ 2 hướng phải dừng chờ đèn đỏ rất lâu và không đủ thời gian đèn xanh để vượt qua nút giao, dẫn đến ùn ứ."Chúng tôi đã lập tức yêu cầu Đội CSGT Nam Sài Gòn điều chỉnh lại thời lượng đèn tín hiệu sao cho phù hợp. Do dự án đưa vào sử dụng khi chưa hoàn chỉnh toàn bộ và bàn giao nên hiện mọi công tác điều tiết đều cần phối hợp nhiều bên. Chiều nay, Sở sẽ họp với Đội CSGT Nam Sài Gòn, Ban Giao thông và các bên liên quan để đối chiếu hình ảnh, số lượng đo đếm phương tiện thực tế qua hệ thống camera, phân tích xem còn những bất cập gì sẽ lên phương án giải quyết ngay, để nút giao có thể phát huy tối đa tác dụng khi được đưa vào khai thác" - đại diện Sở GTVT TP.HCM thông tin. ️
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm. ️
Sáng 31.1 (mùng 3 Tết Nguyên đán), hàng chục ngàn người đổ về phố cổ Hội An du xuân khiến các tuyến đường chính như Trần Phú, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học… và các cây cầu dẫn vào khu phố cổ đều chật kín người.Những ngày đầu năm, dòng người chen chân từng chút một trong không gian chật hẹp của phố cổ Hội An. Ngoài du khách trong nước thì rất đông du khách quốc tế cũng tìm đến đây để tham quan, ngắm cảnh…Phố cổ Hội An cũng được trang trí rực rỡ chào đón năm mới 2025, vì vậy người dân, du khách đứng ở bất cứ đâu cũng có thể check-in, chụp ảnh. Nhiều du khách lựa chọn trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam để ghi lại những khoảnh khắc đẹp ở Hội An.Chị Đoàn Lê Yên Nhi (24 tuổi, du khách từ TP.HCM), cho biết đây là lần đầu tiên chị đến tham quan phố cổ Hội An dịp tết cổ truyền, đến đây chị Nhi cảm giác bị ngộp vì lượng người đổ về tham quan quá đông."Thật sự Hội An những ngày này rất đẹp và sôi động. Tôi cũng như người thân rất thích thú với cảm giác ngồi thuyền dạo sông Hoài ngắm phố cổ và tự tay thả những chiếc đèn hoa đăng nhỏ xinh, đầy màu sắc, mang theo ước niệm về tài lộc, sức khỏe, bình an cho bản thân và gia đình trong năm mới", chị Nhi bày tỏ.Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, TP.Hội An tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí sôi động chào đón tết đến xuân về như chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ"; "Xuân ấm áp - Tết yêu thương"; Hội hoa Xuân, Hội báo Xuân…Bên cạnh đó, từ 29.1 - 8.2, tại Vườn tượng An Hội sẽ diễn ra không gian trưng bày các làng nghề thủ công truyền thống. Hội đón giao thừa Ất Tỵ sẽ diễn ra với các chương trình nghệ thuật, bắn pháo hoa tầm thấp chào năm mới. Thời khắc đón giao thừa, các di tích, đình, chùa, trường học… trên địa bàn thành phố sẽ gióng chuông, chiêng, trống chào năm mới Ất Tỵ.Ngoài ra, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật hát bội, giao lưu âm nhạc cổ truyền, các trò chơi dân gian bài chòi, bịt mắt đập nồi, trò chơi dân gian "Vui đón xuân mới" để phục vụ người dân và du khách. Từ ngày 28 - 31.1, Hội An tạm dừng hoạt động bán vé khu phố cổ và các làng nghề trên địa bàn thành phố… ️