Xem 'Cẩm nang tuyển sinh 2024' phiên bản điện tử
Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh những ngày cận tết Ất Tỵ 2025 chìm trong mưa phùn và giá rét. Rét buốt, hanh khô của dải đất miền Trung cộng với nỗi khắc khoải nhớ nhà của các phạm nhân trong dịp tết đến, xuân về khiến cho không khí ở đây thêm phần da diết hơn.Tết là khoảng thời gian ai ai cũng nghĩ về gia đình, mong muốn được sum họp, đoàn viên với người thân bên mâm cơm ấm cúng. Song, những phạm nhân đang cải tạo chỉ có thể mơ ước hoặc hoài niệm về điều ấy. Theo quy định, trong những ngày tết, phạm nhân sẽ được ăn khẩu phần gấp 5 lần ngày thường. Do đó, từ đầu tháng chạp, cán bộ trại tạm giam đã lên kế hoạch cung ứng đầy đủ nhu yếu phẩm các loại.Những ngày cuối năm, khi "mùi của tết" len lỏi khắp phố phường ngoài kia thì bên trong Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh, những cành đào cũng đua nhau khoe sắc. Các cán bộ quản giáo cùng với phạm nhân đang tất bật rửa lá dong, chẻ lạt, ngâm nếp, đậu xanh... chuẩn bị gói bánh chưng.Ở nơi tưởng chừng như không có mùa xuân này, cái tết đang về rất gần. Tết đối với những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại đây năm nào cũng có ý nghĩa riêng.Thượng tá Trần Hải Trung, Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết những ngày này tâm trạng các phạm nhân ảnh hưởng rất lớn bởi ai cũng mong muốn đoàn viên với gia đình. Bên cạnh việc siết chặt bảo vệ an toàn trại tạm giam, góp phần giữ vững an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán; lãnh đạo đơn vị cũng đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chế độ cho các phạm nhân theo đúng quy định của Nhà nước.Năm nay, trại tạm giam tổ chức chương trình "Bánh chưng xanh", gần 1.000 chiếc bánh chưng đã được cán bộ và các phạm nhân tất bật gói nhiều ngày qua. Đây là hoạt động thường niên của đơn vị, qua đó tạo không khí ấm áp cho phạm nhân đang thụ án tại đây, cũng như để cho các phạm nhân cảm nhận được hương vị ngày tết. Đồng thời khích lệ, động viên để họ tích cực phấn đấu cải tạo, sớm được trở về với gia đình và tái hòa nhập xã hội.Năm nào cũng vậy, thời khắc giao thừa, ban giám thị sẽ chia nhau đến các phân trại, tặng quà, chúc tết các phạm nhân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để tìm cách khuyên giải, động viên họ yên tâm cải tạo, xóa bỏ những mặc cảm của mình.Cẩn thận xếp lá vào khuôn để gói bánh chưng, anh Nguyễn Quốc Trung (quê H.Đức Thọ, Hà Tĩnh) cho biết, đây là năm thứ 2, anh đón tết trong tù cho bản án 32 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. "Đây là những ngày buồn và nhớ nhà da diết. Khi vào tù, tôi mới thấm thía hết những tháng ngày tự do ở ngoài kia. Những ngày cuối năm cũng là khoảng thời gian để nhìn lại những lỗi lầm mình đã gây ra và cũng nhắc nhở bản thân khi được trở về với gia đình, xã hội thì phải cố gắng nhiều hơn", Trung nói.Khi hỏi về nỗi nhớ nhà, nữ phạm nhân Nguyễn Thị Thúy giọng buồn rượi, đưa ánh mắt nhìn ra xa, chị nói "rất day dứt", không muốn nhắc lại ký ức đau buồn. "Tôi muốn quên hết tất cả, khi được trở về tái hòa nhập cộng đồng, tôi muốn mở ra một cuộc sống mới", chị Thúy chia sẻ.7 năm chấp hành án phạt tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chị đã nhìn nhận được tội lỗi của mình. Chị cho biết, từng có nghề nghiệp ổn định, gia đình hạnh phúc, nhưng vì một phút lầm lỡ, đã phải chôn vùi cuộc đời ở sau cánh cổng trại giam."Cái giá lớn nhất phải trả chính là đánh mất đi những điều quan trọng như người chồng hết mực yêu thương, tuổi trẻ, tương lai...", chị Thúy ngậm ngùi.Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Tĩnh (P.Thạch Linh, TP.Hà Tĩnh), thành lập năm 1991, là nơi tạm giam, tạm giữ hơn 500 phạm nhân, bị can các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như giết người, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Trong đó, có hơn 80 tử tù đang chờ thi hành án. Do tính chất đặc thù công việc, những ngày này, cán bộ quản giáo phải đảm bảo trực 100% quân số.Không nhận khách ồn ào, trẻ dưới 12 tuổi: Chủ 'quán cà phê' ở TP.HCM nói gì?
Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã bầu bổ sung chức danh Phó bí thư Tỉnh ủy đối với ông Nguyễn Lộc Hà (50 tuổi, quê quán P.Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát, Bình Dương) thay cho ông Nguyễn Hoàng Thao, nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1.11.2024.Ông Nguyễn Lộc Hà có trình độ cử nhân kiến trúc, cử nhân kinh tế chính trị, cao cấp lý luận chính trị, được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 10.2020.Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 41, ông Nguyễn Lộc Hà đã được bầu giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy với 100% số phiếu đồng ý (46/46) nhiệm kỳ 2021-2025.Đến nay, Tỉnh ủy Bình Dương có ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy và 2 Phó bí thư là ông Võ Văn Minh (Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Nguyễn Lộc Hà.Cũng tại hội nghị, Tỉnh ủy Bình Dương đã trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu ông Bùi Minh Thạnh, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021-2026.Ông Bùi Minh Thạnh (53 tuổi, quê quán P.Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) có trình độ cử nhân xây dựng Đảng, cao cấp chính trị; xuất thân từ cán bộ Đoàn với chức vụ Phó bí thư Thị đoàn Thủ Dầu Một.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Thạnh từng trải qua các chức vụ: Chủ tịch UBND P.Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một); Chánh văn phòng Thị ủy Thủ Dầu Một, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một; Phó bí thư thường trực Thành ủy Thủ Dầu Một.
Xu hướng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng biển gần
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
“Chúng mình yêu nhau đơn giản lắm, chẳng cần gì cầu kỳ. Hẹn hò thì chỉ cần tốn 30.000 đồng mua 2 ly nước mía ra công viên ngồi, đôi khi bị muỗi chích ấy vậy mà vui lắm. Mình nhớ có lần bị tai nạn, Thi phải vào viện chăm cả tuần. Chúng mình thấu hiểu và cùng đi qua những khó khăn. Hy vọng, chúng mình sẽ mãi yêu và bình yên cùng nhau già đi”, Tùng chia sẻ.
Những món ngon vật lạ chỉ đặc biệt khi được người Quảng Ngãi làm ra
Chiều 10.1, hàng nghìn sinh viên, giảng viên các trường chuẩn bị kèn, trống, băng rôn khuấy động bầu không khí tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang. Trong trận đấu khai mạc, sức "nóng" tại khán đài được đẩy lên cao, tiếp thêm động lực cho các cầu thủ quyết tâm giành chiến thắng."Để tiếp thêm tinh thần cho đội nhà Trường ĐH Nha Trang, chúng em sẽ cổ vũ nhiệt tình, lan tỏa hình ảnh cổ vũ đẹp ở giải đấu. Không chỉ cổ vũ cho đội nhà, chúng em còn cổ vũ cho đội bạn và mong muốn các trận đấu diễn ra luôn đá đẹp, fair-play", bạn Lê Thị Hương Xuân (sinh viên) chia sẻ. Những năm qua, hình ảnh cổ động viên lấp kín khán đài ở tỉnh Khánh Hòa được xem là "đặc sản" khi diễn ra giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam do Báo Thanh Niên tổ chức. Các trận đấu trở nên sôi động hơn khi đội ngũ cổ động viên "cháy" hết mình trên khán đài, tiếp thêm tinh thần cho cầu thủ tham gia thi đấu. Trận khai mạc vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên phát sóng trực tiếp trên fanpage Báo Thanh Niên đã đạt gần 50.000 lượt xem, cao nhất trong các trận bóng vòng loại khu vực trên toàn quốc. Dưới đây là một số hình ảnh cổ vũ đẹp tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang:Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.