Ra mắt các tác phẩm đặc sắc của nhà văn đoạt giải Nobel
HLV Trần Mạnh Hùng của đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết đội bóng của trường có nhiều thành tích. Mới đây nhất, vào tháng 9.2022, đội bóng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã vô địch giải bóng đá sinh viên toàn quốc khu vực miền Nam, tham gia vòng chung kết tại Hà Nội. Trước đó, năm 2019, đội vô địch giải Futsal HD Bank.Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH dịp Tết Nguyên đán: Gộp tháng 1, 2
Ngày 28.1 (tức 29 tết), thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Du lịch, UBND Q.8 phối hợp các đơn vị mua lại hoa của tiểu thương tặng người dân chơi tết. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" diễn ra từ ngày 27.1 đến hết ngày 28.1 (tức từ 28 tết đến hết 29 tết). Theo đó, từ sáng 28 tết, tại tuyến đường hoa Bến Bình Đông – một phần của chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền", ban tổ chức đã tiến hành thu mua hoa và chậu cảnh tại hơn 50 gian hàng. Các loại hoa phổ biến như hoa cúc, hoa cúc mâm xôi, hoa vạn thọ, hoa mào gà… được chọn mua để hỗ trợ các tiểu thương tiêu thụ số lượng hoa còn lại. Số hoa này sau đó được trao tặng cho 400 hộ gia đình khó khăn và 40 khu phố trên địa bàn Q.8, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. Bên cạnh đó, trong hai ngày 28 và 29 tháng chạp năm Giáp Thìn, Sở Du lịch tiếp tục phối hợp các đơn vị tài trợ thu mua thêm khoảng 2.000 chậu hoa, cây cảnh để trang trí "Đường hoa nghĩa tình" đợt 2. Đây là hoạt động nhằm làm mới không gian, phục vụ du khách đến tham quan, thưởng lãm và chụp ảnh trong dịp tết. Tính chung cả chương trình, tổng cộng có khoảng 9.500 chậu hoa các loại được thu mua để phục vụ trang trí tuyến đường hoa và trao tặng các hộ gia đình khó khăn, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp ngày xuân. Tuyến "Đường hoa nghĩa tình" tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Mỗi ngày, tuyến đường hoa đón khoảng 10.000 lượt khách tham quan, chụp ảnh và được duy trì đến hết mùng 3 Tết Ất Tỵ. Theo Sở Du lịch TP.HCM, chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" và hoạt động trang trí "Đường hoa nghĩa tình" là lời tri ân đến cộng đồng tiểu thương và các gia đình khó khăn; đồng thời là sự kết nối giữa giá trị truyền thống với sự phát triển hiện đại của TP. Những chậu hoa rực rỡ không chỉ điểm tô sắc xuân mà còn truyền tải thông điệp về tinh thần đoàn kết, sẻ chia, tạo nên một mùa rết ấm áp và tràn đầy ý nghĩa cho tất cả mọi người."Đường hoa nghĩa tình" được tổ chức tại khu vực nhà cổ tuyến đường Bình Đông (P.13, Q.8). Đường hoa này gồm 6 khu vực bao gồm các cụm tiểu cảnh: Cổng chào - Trên bến dưới thuyền - Xuân Ất Tỵ 2025, Năm Ất Tỵ 2025, chợ Bến Thành, tái hiện Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ, cụm tiểu cảnh tuần lễ Trái cây Q.8 và cầu khỉ - thuyền hoa.
Người dân phản ứng vì doanh nghiệp hút cát trên sông Son
Trong khoảng thời gian đó, những trẻ khác ùa chạy đi trốn, nấp đâu đó càng kín càng tốt. Khi đọc đến con số 100 thì trẻ mở mắt ra và bắt đầu đi tìm bạn, ai bị phát hiện đầu tiên là bị thua. Đếm đủ con số như thế, lâu lắm, có trẻ láu cá đọc tắt cho nhanh để khi mình mở mắt ra thì các bạn vẫn chưa kịp trốn. Câu đó như sau: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Thời nhỏ, tôi đã chơi trốn - tìm và nay con tôi cùng trẻ con hàng xóm cũng thế. Năm tháng đi qua, mãi hơn 60 năm sau, nhờ đọc Phan Khôi di cảo - bản thảo chưa đầy đủ (NXB Trí Thức - 2021) do các con của cha đẻ Tình già biên soạn, tôi mới biết chi tiết này: "Trẻ con ta có trò chơi đánh chắt. Dùng những que tre mà đánh, là đánh chắt que; dùng những hòn sỏi mà đánh, là đánh chắt chuyền. Đây không nói cách đánh như thế nào, chỉ nói khi đánh xong một bàn, đếm những que tre hay hòn sỏi đã chiếm được để định ăn thua, thì trẻ con ở Trung và ở Bắc đếm có khác nhau nhưng lại giống nhau ở một chỗ rất lạ. Trẻ con ở miền Trung đếm: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Trẻ con ở miền Bắc đếm: "Một chắt, hai choi, ba chòi, chín chủ, chẵn chục" (tr.216-217).Trò chơi này, sở dĩ gọi chắt/đánh chắt bởi bản thân chắt/hòn chắt có nghĩa là "hòn nhỏ nhỏ như viên đạn" (Đại Nam quấc âm tự vị, 1895), "Một trò chơi của trẻ con, một tay vừa nhặt vừa tung vừa hứng" (Việt Nam tự điển, 1931); hiện nay tên gọi phổ biến là "chuyền thẻ", có nơi còn gọi "đánh nẻ".Rõ ràng, cách đọc tắt trong trò chơi trốn - tìm đã có từ xưa lắm, ít ra đã có trước năm 1958 là năm ông Phan Khôi viết bài này. Ở đây, khi xét về chữ nghĩa ta thấy gì? Muốn thấy gì, trước hết cần phải tìm hiểu nghĩa của các từ đó."Một đôi" thì dễ hiểu rồi, không cần dài dòng gì thêm. "Hai đắn" thì "đắn" là gì? Tự bản thân từ này không có nghĩa, phải đi chung với từ khác, chẳng hạn Truyện Kiều có câu: "Đắn đo cân sắc cân tài/Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ". Kể ra cái lối "mua người" ngày xưa cũng lạ, chẳng những cô ấy có nhan sắc mà còn phải biết "cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm" thì càng cao giá.Còn "ba thìn" thì sao? "Thìn" là từ Việt cổ có nghĩa là "sửa sang, răn, giữ", theo Đại Nam quấc âm tự vị (1895), chẳng hạn Thiên Nam ngữ lục có câu: "Thìn lòng tích đức tu nhân/Bụt trời đã biết, quỷ thần đã hay". Về tâm lý con người, không phải bây giờ mà hàng trăm năm trước, cụ Nguyễn Trãi đã nhìn ra:Dắng dỏi bên tai tiếng quản huyền,Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn.Xuân xanh chưa dễ hai phen lại,Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên."Nhẫn" nghĩa là đến, cho đến. Chí lý thật, có lúc nghe tiếng sáo, tiếng đàn (quản huyền) trong không gian, cảnh vật mà mình yêu thích ắt khó giữ lòng mà xao động, xao xuyến, rồi cảm thấy tiếc xuân xanh đã qua. Đã qua thời tuổi trẻ. Chỉ còn là cảm xúc bùi ngùi. Sực nghĩ, "Tiếng đưa hiu hắt bên lòng/Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn" của Thế Lữ cũng là lúc nghe Tiếng sáo Thiên Thai nên khiến "Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn" là vậy.Rồi, "chín chăn" nghĩa là gì?Ta thử đặt giả thuyết từ "một đôi" là 2, "hai đắn" là 4, ắt "ba thìn" là 6, vậy "chín chăn" cũng nằm trong cách tính này? Không, "chín chăn" trong ngữ cảnh này chính là chẵn/chín chẵn, do cách phát âm nhanh nên đã lướt bỏ dấu ngã trở thành "chăn". Chẵn là trọn, đủ, không lẻ, không thừa, không thiếu, đủ cặp, không so le, còn có cách nói chẵn chòi, chẵn bon. "Chín chăn" xác định, quả quyết chính xác là 9. Suy luận này hợp lý bởi kết thúc câu này là "chẵn chục" tức là 10. Theo nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ, "chục" là tiếng Việt chuyển gốc Hán-Việt: "Chục: số vật mười món, hoặc có hơn (tùy vùng) < thốc (sum họp, một bụi - giọng Quảng Đông: chục)". Ca dao có câu: Bảy với ba, anh kêu rằng một chụcTam tứ lục, anh tính cửu chươngBảy cộng ba đúng là 10, là chục. Cách gọi "chẵn chục" đến nay vẫn còn phổ biến, còn gọi chục trơn, chục chẵn. Dù biết chắc là vậy nhưng chắc gì chục là 10?Ta có thể kiểm chứng trong đời thường lẫn tác phẩm văn học, chẳng hạn, khi viết Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, nhà văn Nguyễn Hiến Lê có kể khi đến "Tân An, một châu thành nằm ở ven Đồng Tháp", lúc đi chỗ ăn sáng: "Anh Bình nhất định lựa tiệm ở gần chợ vì anh vốn ưa cảnh náo nhiệt, thích nhìn người ta đi lại, mua bán. Anh mua một trái dưa hấu và một chục quít, ngạc nhiên lắm khi thấy cô hàng đếm cho anh mười hai trái. Anh cầm hai trái trả lại: "- Cô đưa thừa cho tôi. Tôi mua có một chục thôi mà". Cô hàng nghe giọng là lạ của anh, mỉm cười, đẩy hai trái quít về phía anh: "- Thầy mua một chục thì tôi đếm một chục đó". Anh Bình chẳng hiểu gì cả, tôi phải giảng: "- Ở miền này trái cây như quít, mận thì một chục là mười hai trái. Có tỉnh một chục mười bốn hay mười sáu kia". "- Lạ nhỉ! Một chục mười sáu trái. Thế thì có ông thánh hiểu".Chi tiết này đã phản ánh tính cách rộng rãi, hào phóng của người miền Nam. Anh Bình ngạc nhiên là phải bởi anh từ ngoài Bắc vào, không sinh sống nơi này.Với các phân tích, dẫn chứng vừa nêu, tóm lại, ta vẫn không hiểu rõ nghĩa các từ liên quan đến số đếm trong trò chơi của con trẻ ngày xưa. Không những thế, ta còn còn ngắc ngứ với bài đồng dao này: "Mồng một lưỡi trai/Mồng hai lá lúa/Mồng ba câu liêm/Mồng bốn lưỡi liềm/Mồng năm liềm giật/Mồng sáu thật trăng/Mười rằm trăng náu/Mười sáu trăng treo/Mười bảy sảy giường chiếu/Mười tám rám trấu/Mười chín đụn dịn/Hăm mươi giấc tốt/Hăm mốt nửa đêm…". Với câu "Mười chín đụn địn", có bản ghi "đụn dịn". Bài đồng dao này mô tả hình thù mặt trăng qua các ngày, đại khái, đêm 17 trăng lên vào lúc người ta "sảy giường chiếu" là chuẩn bị ngủ, đêm 18 trăng mọc là lúc lửa ủ trong bếp đã "rám trấu"... Thế, đêm 19 "đụn địn/đụn dịn" thì hiểu thế nào đây?Chịu. Từ "chịu" này, ta lặp lại một lần nữa khi nghe đến từ "đí địn". Trong tập sách Người Việt nói tiếng Việt (NXB TH TP.HCM - 2023), nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thọ cho biết văn cảnh xuất hiện của từ này: "Chuyện rằng có một chị vợ cực đoảng. Một hôm anh chồng bắt được một con ba ba, giao cho vợ làm bếp rồi đi làm đồng, bụng chắc mẩm chiều về có mồi ngon sẽ rủ bạn lai rai vài xị đế. Chị vợ thả con ba ba vào nồi, bỏ thêm vào đó vài ngọn rau mùng tơi rồi bắc lên nấu trên bếp củi. Trong khi chị lúi húi vo gạo thì con ba ba thấy nước nóng lên, nó bèn bò ra khỏi nồi rồi đi mất. Chị vợ đoảng vo gạo xong, mở vung nồi canh xem thử. Chị ta lấy đũa khoắng, nhận ra rau mùng tơi vẫn chưa kịp chín, nhưng ba ba đâu thì chẳng thấy. Chị ta cứ bần thần ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi đi đến kết luận: "Mùng tơi chưa chín, đí địn đã tan".Dám nói rằng, những từ vừa nêu ra chẳng ai có thể giải thích nổi nghĩa của nó. Riêng cách nói về số đếm trong trò chơi đánh chắt, ta còn thắc mắc vì sao ở miền Trung, từ "3/ba thìn" lại nhảy qua "9/chín chăn", cũng như ở miền Bắc từ "3/ba chòi" lại vọt đến "9/chín chủ"? Cách nói này hoàn toàn không ngẫu nhiên mà đã vận dụng, phổ biến trong tục ngữ, ca dao, thí dụ: "Thằng Bờm có cái quạt mo/Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu", "Ba bể chín châu", "Ba bị chín quai mười hai con mắt"… Ông Phan Khôi thừa nhận: "Tôi nghĩ mãi mà không hiểu". Rồi ông nêu ý kiến: "Hoặc giả câu trẻ con nói đó có cái lý gì sâu kín về số học hay toán học mà mình không biết. Còn như bảo thứ đó trẻ con bạ đâu nói đấy, hơi đâu mà tìm hiểu cho mệt trí, thì tôi không dám" (SĐD, tr.217).Bạn cũng nghĩ thế chăng?Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Và xét ra trong ngày xuân ngày tết, chúng ta cùng bàn về vài từ "bí hiểm" đâu phải không có ích khi cùng tìm về tiếng Việt.
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên vào lúc 9 giờ sáng 11.2.2025, giá vàng miếng SJC tăng mạnh 1,8 triệu đồng mỗi lượng, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết mua vào lên 90,1 triệu đồng, bán ra 93,1 triệu đồng. Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết mua vào lên 90,1 triệu đồng, bán ra 93,1 triệu đồng… Đây là giá cao nhất từ trước đến nay, phá vỡ mức đã lập vào năm 2024 ở 92,4 triệu đồng. Tuy nhiên đến khoảng gần 10 giờ sáng cùng ngày, giá vàng miếng lại giảm mạnh 800.000 đồng, xuống còn 92,3 triệu đồng. Tuy nhiên đây vẫn là một mức rất cao. Vàng miếng SJC đã tăng 2,3 triệu đồng/lượng so với ngày Thần tài (ngày 7.2).Giá vàng nhẫn cũng tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Công ty SJC tăng giá mua lên 89 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng. Công ty PNJ mua vào với giá 89,5 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng…Giá vàng thế giới tăng mạnh lên mức kỷ lục, lên 2.940 USD/ounce, thêm 37 USD/ounce. Chỉ trong 11 ngày đầu tháng 2, giá kim loại quý đã tăng 300 USD, tương đương 11,6%. Giá vàng tăng vọt lên mức kỷ lục mới mọi thời đại do lo ngại ngày càng tăng về chính sách thuế quan mở rộng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Sau lễ kỷ niệm 20 năm, FV tặng gần 1,5 tỉ vào Quỹ Nâng bước tuổi thơ
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan) sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng. Mức phạt tiền 4 - 6 triệu đồng cũng áp dụng đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" và điều khiển xe đi vào đường cao tốc.Anh Đặng Tiến Hữu (31 tuổi), tài xế xe ôm công nghệ ở TP.HCM, thắc mắc: "Nếu tôi chạy xe lên vỉa hè để giao hàng cho khách thì có bị phạt hay không?".Một thắc mắc khác, Nguyễn Hoài Bảo, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, hỏi: "Nếu chạy lên vỉa hè để nghe điện thoại thì có vi phạm quy định của pháp luật?".Lê Trung Tính (27 tuổi), ngụ ở 505/5 Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) thì đưa ra tình huống cần câu trả lời, như: "Chạy xe lên vỉa hè để ghé vào cửa hàng mua đồ, liệu có bị phạt?".Luật sư Huỳnh Thanh Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), cho biết Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã quy định rõ, trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan thì không bị phạt.Đối với những tình huống giao thông khác được đề cập ở trên, nếu chạy xe máy lên vỉa hè, sau đó đỗ xe ở nơi được phép đỗ thì không bị phạt."Để dễ hiểu, thì có thể ví dụ hiện nay có nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM đã được kẻ vạch (màu vàng) để triển khai thu phí cho thuê vỉa hè từ ngày 1.1.2024. Điều này có nghĩa các trường hợp chạy xe máy lên vỉa hè và để xe ở khu vực được phép đỗ thì không phải biến vỉa hè thành đường nên không bị phạt. Còn nếu chạy xe máy lên vỉa hè, đỗ xe để giao hàng, nghe điện thoại, vào hàng quán mua đồ… thì đồng nghĩa đã biến vỉa hè thành đường. Khi đó sẽ bị phạt", luật sư Tuấn cho biết.Anh Nguyễn Đại Hưng (32 tuổi), làm việc ở Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết từng có thói quen sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông, cụ thể là điều khiển xe máy. Tuy nhiên thời gian gần đây đã bỏ thói quen này. Anh Hưng hỏi: "Nếu sử dụng tai nghe khi điều khiển xe máy, bị phạt bao nhiêu?". Luật sư Tuấn trả lời: "Theo khoản 3 Điều 33 luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nếu vi phạm, sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP là xử phạt hành chính từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe theo điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP".Đáng chú ý, với trường hợp sử dụng thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi đang điều khiển xe máy mà gây tai nạn giao thông thì theo điểm b khoản 10 và điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, sẽ bị phạt tiền từ 10 – 14 triệu đồng và bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Một cán bộ cảnh sát giao thông công tác tại Đội Cảnh sát giao thông của Công an TP.Tân An (tỉnh Long An), lý giải: "Sở dĩ khi điều khiển xe máy không được sử dụng tai nghe vì có thể gây mất tập trung cho người lái, không thể nhận biết và phản ứng với các tín hiệu cảnh báo như còi xe, nhiều nguy cơ dẫn đến va chạm, tai nạn giao thông".