‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 24: Vì sao Hân dọn đồ rời khỏi nhà?
Giang cho biết khó khăn lớn nhất của nữ giới khi du học ngành BioNanoEngineering (chuyên về tổng hợp vật liệu dẫn thuốc để điều trị ung thư) là vấn đề về sức khỏe. Có những thí nghiệm trên động vật kéo dài hàng tháng trời trong phòng lab bắt buộc Giang phải có sức khỏe thật tốt mới có thể theo dõi sát sao. Tuy nhiên, vì là con gái nên Giang cảm thấy bản thân làm khá tốt những thí nghiệm yêu cầu sự tỉ mỉ.Kinh hoàng tài xế lái ô tô ngược chiều 'như tự sát', ép xe container nhường đường
Trong khi đó giải nhì là phương án dự thi có mã số D199 của Liên danh Công ty TNHH Tư vấn Đông Phong; Công ty TNHH Tư vấn Kỹ thuật Quốc tế T.Y.LIN; Công ty TNHH Viện Thiết kế và Quy hoạch Đô thị Powerchina. Giải khuyến khích là phương án dự thi có mã số U216 của Liên danh Sasaki Associates INC; Encity Urban Solutions PTE.LTD; Viện Quy hoạch Xây dựng Thành phố.Theo ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, những năm qua thành phố gìn giữ không cho phép xây dựng các công trình quá lớn trên bán đảo Thanh Đa để bảo đảm hiện trạng, tiến tới xây dựng một trung tâm thương mại dịch vụ tài chính, trung tâm về văn hoá, thiên nhiên và con người... Ban tổ chức đã làm việc rất khoa học, trách nhiệm để lựa chọn phương án tốt nhất trình UBND TP.HCM. Kết quả đã chọn được đơn vị thắng cuộc thi.Các ý tưởng quy hoạch lần này đã đưa ra được phương án kết nối bán đảo Thanh Đa với toàn thành phố bằng tất cả các loại hình giao thông, kể cả với sông Sài Gòn chứ không chỉ làm quy hoạch riêng cho bán đảo Bình Quới - Thanh Đa. Phương án mở ra không gian kết nối với các khu vực xung quanh.Đối với phương án đạt giải nhất theo đánh giá của ông Trần Ngọc Chính là rất đặc biệt khi Bình Quới - Thanh Đa vẫn là khu vực cây xanh, mặt nước tự nhiên gắn với sông Sài Gòn tạo thành không gian kiến trúc tầng lớp rất rõ ràng, như một bài thơ tạo nên một không gian huyền ảo.Ông Trương Trung Kiên, quyền Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, cho biết từ ý tưởng này thành phố sẽ hiện thực hoá ước mơ của các đơn vị thiết kế bán đảo Thanh Đa, từ đó đưa vào đồ án quy hoạch chung của thành phố. "Cuộc thi đã tìm ra được ý tưởng quy hoạch tốt nhất, phát huy cao nhất mặt thiên nhiên, cảnh quan... Từ kết quả này, thành phố sẽ biến ý tưởng quy hoạch thành hiện thực, làm sao phát huy tốt nhất nguồn lực đất đai tại bán đảo Thanh Đa", ông Kiên cho hay.Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận Bình Thạnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 UBND TP.HCM phê duyệt thì khu vực bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ phát triển thành khu đô thị sinh thái - hiện đại.Khu vực bán đảo Bình Quới - Thanh Đa bao gồm chức năng chính là khu dân cư với hệ thống hạ tầng xã hội - kỹ thuật đô thị đồng bộ nằm trong tổng thể không gian công viên sinh thái cảnh quan thiên nhiên (du lịch - nghỉ dưỡng - văn hóa - giải trí).Ngoài ra, đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa được UBND TP.HCM phê duyệt năm 2015 có nội dung bán đảo Bình Quới - Thanh Đa được quy hoạch là khu đô thị mới dựa trên các tiêu chí đô thị sinh thái hiện đại. Hệ thống hạ tầng xã hội - kỹ thuật đô thị được đầu tư xây dựng đồng bộ nằm trong tổng thể không gian công viên sinh thái cảnh quan thiên nhiên.Đến nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố có nhiều thay đổi so với thời điểm phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 trên. Do đó, tháng 6.2024, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 2141/2024 phê duyệt nhiệm vụ đề bài thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch - kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, làm cơ sở để điều chỉnh quy hoạch vùng đất này.Mục đích thi tuyển là chọn lựa được ý tưởng quy hoạch xuất sắc, khả thi, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố. Trên cơ sở cuộc thi, thành phố sẽ xem xét, chọn lựa nội dung quan trọng để đưa vào các đồ án quy hoạch làm cơ sở phê duyệt đề án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa và khu vực kế cận như đô thị Trường Thọ, TP.Thủ Đức và nhiều khu vực dọc sông Sài Gòn.
'Thành phố đảo Hoàng Gia' của Vinhomes: Sở hữu bãi tắm nước biển riêng ngay sau nhà
Chiều 3.3, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng, đại diện lãnh đạo Phòng An ninh đối ngoại Công an thành phố tổ chức trao quyết định công nhận đơn vị điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 cho Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Tại buổi trao thưởng, thượng tá Đặng Công Vinh, Phó trưởng phòng An ninh đối ngoại, trao quyết định của ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, về việc công nhận Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng là đơn vị điển hình phong trào.Trong đó, Đội trật tự du lịch biển đóng vai trò nòng cốt, có nhiều thành tích ấn tượng, phối hợp hiệu quả với lực lượng địa phương, nhất là công an, biên phòng, góp phần xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng bình yên, an toàn, thân thiện, hiếu khách.Theo Phòng An ninh đối ngoại, năm 2024, Đội trật tự du lịch biển chủ động bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các phường ven biển, trong đó có tổ tuần tra thực hiện mô hình "đảm bảo an ninh trật tự du lịch biển".Đội trật tự đã phát hiện, phối hợp Công an P.Phước Mỹ xử lý 9 vụ trộm cắp/9 nghi phạm. Tập thể đội cùng 3 cá nhân Nguyễn Hồng Vân, Phan Thanh Trinh, Lê Thị Ý Linh được Giám đốc Sở Du lịch tặng giấy khen; anh Phan Thanh Trinh còn được UBND P.Phước Mỹ tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.7 thành viên trong đội được Ban quản lý biểu dương về thành tích mật phục bắt nghi phạm trộm cắp ở bãi biển.Năm 2024, thành viên Đội quản lý trật tự du lịch còn được Ban quản lý biểu dương 41 lần tìm lại tài sản giá trị cho du khách bỏ quên, đánh rơi (điện thoại, ví tiền, túi xách, đồng hồ Rolex…); hỗ trợ tìm kiếm 251 trường hợp trẻ đi lạc, bàn giao cho gia đình.Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng với P.Thanh Bình (Q.Hải Châu) là 2 đơn vị được TP.Đà Nẵng công nhận điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024 trên toàn địa bàn TP.Đà Nẵng.
Hãng AFP ngày 2.3 dẫn thông cáo của lực lượng Hamas ở Dải Gaza cáo buộc việc Israel chặn hàng tiếp tế và viện trợ vào vùng lãnh thổ này là "tội ác chiến tranh" và vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.Lực lượng này dùng nhiều lời lẽ nặng nề để chỉ trích quyết định đình chỉ viện trợ nhân đạo ở Gaza của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu."Quyết định này làm phức tạp vấn đề và ảnh hưởng đến quá trình đàm phán", theo Reuters dẫn lời quan chức cấp cao của Hamas Sami Abu Zuhri.Hamas kêu gọi các nhà đàm phán buộc Israel chấm dứt các biện pháp trừng phạt đối với Dải Gaza.Trước đó, Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 2.3 bất ngờ tuyên bố Israel sẽ chặn mọi hàng hóa và hàng viện trợ vào Dải Gaza, viện dẫn lý do Hamas từ chối chấp nhận gia hạn giai đoạn 1 của thỏa thuận ngừng bắn.Thông cáo cho hay Thủ tướng Netanyahu quyết định áp dụng biện pháp trên từ sáng 2.3, sau khi giai đoạn 1 của thỏa thuận kết thúc một ngày trước đó."Israel sẽ không cho phép ngừng bắn mà không có việc thả các con tin của chúng tôi", thông cáo nêu rõ và đe dọa "những hậu quả nhiều hơn nữa" nếu Hamas tiếp tục từ chối đề xuất.Theo thành viên cấp cao Mahmoud Mardawi của Hamas, cách duy nhất để đạt được sự ổn định là hoàn tất giai đoạn 2 của bộ khung thỏa thuận ngừng bắn đã vạch ra trước đó.Giới phân tích cho rằng Israel muốn kéo dài giai đoạn 1 để đưa về nước nhiều con tin hơn nữa, trong khi Hamas muốn bước sang giai đoạn 2 vì giai đoạn này có điều khoản Israel rút quân khỏi Gaza và chấm dứt các hành động thù địch.Theo tờ Haaretz, biểu tình trong ngày 2.3 đã nổ ra trước nhà của một số bộ trưởng Israel, kêu gọi ngừng bắn và tiếp tục thỏa thuận để đưa các con tin Israel về nước.Những người biểu tình được cho là đã tập trung bên ngoài nhà của Ngoại trưởng Gideon Saar, Bộ trưởng Đổi mới, Khoa học và Công nghệ Gila Gamliel, Bộ trưởng Giao thông và An toàn đường bộ Miri Regev, Bộ trưởng Các vấn đề Chiến lược Ron Dermer và Bộ trưởng Nội vụ Moshe Arbel.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Vẫn không hết trăn trở, day dứt về một số trẻ em'
Ngày 19.3, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ, ngay sau khi có các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của T.Ư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc, bài bản và khoa học; thành lập ban chỉ đạo, ban hành các quy định, quy chế, quy trình để tổ chức thực hiện; cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận bằng chương trình hành động và chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, cấp ủy trực thuộc, chủ động việc tổ chức học tập, quán triệt triển khai.Đáng chú ý, sau khi có Kết luận 123, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chủ động điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 14%, giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng sở, ngành, cơ quan đơn vị để quyết tâm, nỗ lực ở mức cao nhất.Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và các tổ chức đảng được kiểm tra đã quán triệt sâu sắc, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản các nội dung; phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra về bốn nội dung được kiểm tra."Tỉnh Quảng Ninh có nhiều nội dung, cách làm chất lượng, đi trước; có nhiều kinh nghiệm so với cả nước từ tổ chức bộ máy, chuyển đổi số, cải cách hành chính, phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, có nhiều cách làm hay, sáng tạo. Các chủ trương, cách thức tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh đúng với chủ trương, quan điểm của T.Ư, chính sách pháp luật Nhà nước, phù hợp thực tế địa phương, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ đảng viên và nhân dân", Chủ tịch nước đánh giá.Chủ tịch nước đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần rà soát mục tiêu, xây dựng chương trình hoạt động rõ trong từng cơ quan, đơn vị, từng thành viên và tổ chức thực hiện quyết liệt, kiểm tra giám sát sâu sát. Chỉ rõ Quảng Ninh luôn được T.Ư xác định có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; là địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng có tốc độ đô thị hóa nhanh thuộc diện cao trong cả nước, Chủ tịch nước đề nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần có các nhóm giải pháp để Quảng Ninh tiến nhanh, chắc, bền vững về mọi mặt, nhất là tiên phong đi đầu trong việc thực hiện bốn nội dung được kiểm tra.Đối với việc tổ chức thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong Đảng bộ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn..., bảo đảm cho bộ máy từ tỉnh đến cơ sở đi vào hoạt động bình thường, không để gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của toàn tỉnh...