Thông đường vành đai 1.500 tỉ đồng, khai thác quỹ đất phát triển tây bắc Đà Nẵng
Có thể nói Táo quân 2025 là sự kết hợp giữa mới và cũ từ dàn diễn viên đến nội dung chương trình. Theo đó, những gương mặt gạo cội như NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, NSƯT Quang Thắng, NSƯT Quốc Khánh, Vân Dung… trở lại trong vai trò các Táo, Ngọc Hoàng như một thương hiệu của chương trình. Chỉ thiếu NSND Công Lý và NSND Xuân Bắc không trở lại trong vai Nam Tào - Bắc Đẩu như mong muốn của đa số khán giả. Nhưng Đỗ Duy Nam thay thế ở cả hai vai Nam Tào - Bắc Đẩu trong Táo quân năm nay cũng được nhận xét là diễn khá tròn vai. Ngoài ra còn có Trung Ruồi, NSƯT Thái Sơn, Thanh Hương, Tiến Minh, Anh Đức… góp mặt trong dàn nghệ sĩ trẻ khá hợp lý.Xuyên suốt chương trình, thấy rõ vai trò chủ đạo của dàn Táo cũ. Họ kết hợp ăn ý bởi kinh nghiệm nhiều năm tung hứng cùng nhau. Chỉ riêng sự trở lại này đã tạo nên sức hút cho chương trình Táo quân năm nay. Đa số khán giả dành lời khen "đỉnh nóc kịch trần" cho các tên tuổi gạo cội. Điều này có lẽ do Táo quân 2024 hầu như vắng bóng dàn Táo cũ, khiến cho chương trình bị "hụt hơi", nhận nhiều ý kiến chê bai từ các fan trung thành.Kịch bản của Táo quân 2025 nhìn chung ổn hơn năm ngoái bởi nhiều vấn đề nổi bật về kinh tế - văn hóa - xã hội trong một năm được khơi lại ở Đường lên đỉnh thiên cung. Theo khán giả nhận xét, các Táo đã "khịa" rất "đỉnh", làm nức lòng người xem. Nếu so sánh với nội dung của Táo quân 2024 hay vài mùa trước thì năm nay đúng là nội dung có "nóng" hơn như ý kiến nhận xét của một vài khán giả: "Có đổi mới, sáng tạo, hay hơn năm trước"; "Tôi thì thấy năm nay hay hơn năm trước thôi vì năm trước chỉ có mỗi Ngọc Hoàng diễn với các Táo mới".Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến cho rằng Táo quân 2025 vẫn bị luẩn quẩn với "bình cũ", chưa thoát ra khỏi "cái bóng" của các mùa trước, dù kịch bản có nhiều yếu tố "bắt trend" để kịp với sự phát triển của mạng xã hội, xu hướng thưởng thức của khán giả thời đại 4.0. Dàn Táo cũ vẫn "lộ" vài điểm thiếu tự nhiên, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người xem với góc nhìn đa chiều hơn.Quán cá lóc nướng ở Cần Thơ thu cả trăm triệu ngày vía Thần Tài
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Đề xuất cơ chế quản lý việc thí điểm giao dịch tài sản mã hóa
Ngày 28.1 (29 tết), Đội CSGT - trật tự Công an Q.3 (TP.HCM) phối hợp các đơn vị chức năng điều tra vụ ô tô 7 chỗ tông vào quán cà phê trên đường Trường Sa, làm một người bị thương.Thông tin ban đầu, khoảng 7 giờ 30 phút cùng ngày, ô tô 7 chỗ (xe dịch vụ công nghệ) chạy trên đường Trường Sa (hướng từ Q.1 đi Q.Tân Bình), lúc vừa qua siêu thị Co.opmart Nhiêu Lộc (thuộc Q.3) thì bất ngờ lao nhanh lên vỉa hè, tông trực diện vào quán cà phê.Thời điểm xảy ra vụ việc, bên trong quán cà phê có nhiều khách. Vụ tai nạn làm một người đàn ông hơn 50 tuổi bị thương, một phần cơ thể kẹt dưới gầm ô tô. Nạn nhân được người dân hỗ trợ đưa đến bệnh viện cấp cứu.Tại hiện trường, chiếc ô tô 7 chỗ, một số xe máy, tủ điện và các tài sản khác bị hư hỏng nặng.Chủ quán cà phê cho hay chiếc ô tô lao vào quán rất nhanh, khoảng 6 người may mắn thoát nạn.Nhận tin báo, lực lượng CSGT phối hợp Công an Q.3 nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc.
Ngày 30.12, UBND TP.Phú Quốc (Kiên Giang) tổ chức khởi công xây dựng Trường mầm non Dương Đông và Trường TH-THCS Dương Đông, tại khu phố 10, P.Dương Đông, với tổng vốn đầu tư hơn 170 tỉ đồng. Theo đó, Trường mầm non Dương Đông có vốn đầu tư tư 56 tỉ đồng, xây dựng trên khu đất 7,748 m2. Công trình gồm các hạng mục: khối hiệu bộ, 20 phòng học mầm non, 5 phòng bộ môn, 3 phòng ăn. Ngoài ra còn có bếp, cổng, hàng rào, nhà bảo vệ, hệ thống PCCC, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy. Trường TH-THCS Dương Đông được đầu tư đầu tư 120 tỉ đồng, xây dựng trên khu đất rộng 13.041 m2. Công trình gồm khu hiệu bộ, 45 phòng học (11 phòng học cấp TH, 34 phòng học cấp THCS), 13 phòng bộ môn, nhà đa năng, cổng, hàng rào, nhà bảo vệ, nhà xe giáo viên, nhà xe học sinh, sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, bể bơi ngoài trời, hệ thống PCCC, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy. Cả 2 công trình này do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành vào tháng 8.2026.Theo ông Phạm Văn Nghiệp, Phó chủ tịch UBND TP.Phú Quốc, đây là công trình trường học có quy mô nhất từ trước đến nay trên địa bàn thành phố, với thiết kế hiện đại và đúng chuẩn.Ông Đỗ Văn Tuân, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Phú Quốc, cho biết sau khi hoàn thành, 2 trường công lập này sẽ giảm tải được một lượng lớn học sinh đang học ở các trường trên địa bàn P.Dương Đông. Đồng thời, giúp các trường lân cận đạt chuẩn quốc gia vì hiện nay nhiều trường đang vướng tiêu chí về số lượng học sinh.
Đời thong thả - Truyện ngắn của Nguyễn Thị Như Hiền (TP.HCM)
Sáng 15.1, tại chương trình mừng xuân và chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với chủ đề "xuân đoàn kết - tết nghĩa tình", Phó chủ tịch Hội LHPN Q.6 Trần Thị Kim Kiều cho biết: "Chương trình nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, huy động các nguồn lực xã hội chăm lo cho cán bộ chi hội, hội viên, phụ nữ khuyết tật, khó khăn, nữ công nhân lao động không có điều kiện về quê đón tết".Hai người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ phương tiện sinh kế là chị Phan Thị Hạnh Dung và Lâm Thị Hồng Nhung, đều 43 tuổi.Về hoàn cảnh, chị Hạnh Dung là lao động chính trong nhà, nuôi 2 con nhỏ đi học và mẹ già 80 tuổi."Chồng tôi sức khỏe yếu, chỉ phụ bốc vác và lái xe giao hàng, cứ ai kêu gì làm đó, nên thu nhập không ổn định. Vì vậy, tôi phải dành dụm lắm mới đủ tiền đóng tiền thuê nhà mỗi tháng. Nhận được chiếc xe đẩy bán đồ ăn nhanh trị giá 4 triệu đồng, tôi thấy hứng khởi, sẽ ráng làm để cho con cái đi học đầy đủ, tương lai đỡ khổ hơn", chị Dung nói.Còn chị Lâm Thị Cẩm Nhung là mẹ đơn thân, có con trai 8 tuổi, bị khuyết tật vận động... Chồng chị bỏ đi khi con trai vừa chào đời. "Vậy là từ nay, có máy làm sản phẩm gia công do Hội LHPN phường hỗ trợ, tôi sẽ nhận thêm hàng về làm, vừa trông chừng và chăm sóc con, để kiếm tiền cho con đi tái khám...", chị Nhung bày tỏ. Ngoài ra, chương trình còn trao 40 phần quà tết cho Ban chấp hành Hội LHPN P.9 (Q.6), các chi hội trưởng, chi hội phó các chi hội khu phố, hội viên, phụ nữ khuyết tật, nữ công nhân lao động ở phường.Theo Chủ tịch Hội LHPN P.9 (Q.6) Trần Lê Kim Chi, chương trình nằm trong khuôn khổ cuộc vận động "xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp đường phố, nhà cửa sạch đẹp, đảm bảo mỹ quan đô thị, phòng chống cháy nổ…