ĐH top 2 châu Á ưu tiên tuyển sinh người Việt với nhiều học bổng
Thông qua trang cá nhân, Trấn Thành vui mừng thông báo thành tích đầu tiên của phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ dù chưa ra rạp. Nam đạo diễn tiết lộ tác phẩm có sự góp mặt của Tiểu Vy, Kỳ Duyên đã có hơn 45.000 vé được đặt trước, trở thành phim Việt chiếu tết có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại. Chia sẻ về thành tích này, Trấn Thành bày tỏ niềm hạnh phúc. Anh viết trên trang cá nhân: “Thành tích đầu tiên trước giờ khai quân. Cuối năm quý vị bận bịu sắm sửa, trang hoàng nhà cửa mà vẫn thương đặt vé cỡ này thì tụi em vô cùng biết ơn. Lỡ rồi, đặt nữa đi, tới đi anh em ơi”. Dưới phần bình luận, nhiều người gửi lời chúc mừng, đồng thời dự đoán phim mới của Trấn Thành sẽ gây sốt phòng vé trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ tứ báo thủ quy tụ dàn diễn viên gồm nghệ sĩ Lê Giang, Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm, Uyển Ân, Kỳ Duyên, Tiểu Vy, Quốc Anh… Phim mang màu sắc hài hước, hứa hẹn mang đến nhiều tiếng cười cho khán giả trong dịp tết. Có thể thấy với tác phẩm lần này, Trấn Thành tìm hướng đi mới, khác với các phim mang màu sắc chính kịch về đề tài gia đình trước đó. “Với tôi, việc được đứng đây mỗi năm để giới thiệu một dự án tâm huyết và nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả là một niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Bà con mình ai cũng muốn tết nhiều niềm vui. Ba năm đã khóc rồi thì năm nay cười lại", anh chia sẻ. Trước đó, Trấn Thành là đạo diễn nghìn tỉ đầu tiên của thị trường phim Việt nhờ thành tích của Bố già (427 tỉ đồng), Nhà bà Nữ (475 tỉ đồng) và Mai (520 tỉ đồng). Trấn Thành nói anh không kỳ vọng nhiều về câu chuyện doanh thu mà đặt tinh thần thoải mái khi thực hiện Bộ tứ báo thủ. Thông qua đó, nam diễn viên mong muốn mang đến một tác phẩm vui vẻ, phù hợp với không khí ngày tết. “Và Thành đón nhận mọi kết quả đến từ Bộ tứ báo thủ. Nó như một trải nghiệm mới mà Trấn Thành muốn thử sức với ba diễn viên trẻ”, anh cho hay.Năm nay, thị trường phim tết được đánh giá sôi động vì ngoài Bộ tứ báo thủ còn có sự đổ bộ của Nụ hôn bạc tỷ (Thu Trang đạo diễn) và Yêu nhầm bạn thân (Nguyễn Quang Dũng - Diệp Thế Vinh đạo diễn). Cuộc chiến của 3 tác phẩm này khiến nhiều người không khỏi tò mò.Công khai người yêu trên mạng xã hội, nên hay không?
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Nỗi nhọc nhằn của nữ sinh viên năm cuối
Quy chế mới quy định: "Tuyển sinh THCS được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Tiêu chí xét tuyển do Sở GD-ĐT hướng dẫn cụ thể, bảo đảm thực hiện việc xét tuyển công bằng, khách quan, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.Đối với trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp THCS thuộc đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, tiêu chí xét tuyển do đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lý hướng dẫn hoặc thực hiện theo hướng dẫn của sở GD-ĐT nơi trường đặt trụ sở".Theo Bộ GD-ĐT, sẽ chỉ còn phương thức duy nhất là xét tuyển vào lớp 6 THCS, điều này áp dụng cho cả trường công lập và tư thục. Trước đó, năm 2015, Bộ GD-ĐT quy định "cấm thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức". Sau 3 năm thực hiện, nhiều bất cập nảy sinh. Đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội có các trường chất lượng cao, hệ THCS trong trường chuyên… không tuyển sinh theo tuyến mà chọn lọc đầu vào nên phải sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng nhận giải các cuộc thi ở cấp tiểu học, xét học bạ "toàn 10".Điều này dẫn tới những tiêu cực, bất công bằng trong xét tuyển, thậm chí phải "chạy" học bạ đẹp, học sinh tốn kém tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để có chứng nhận đoạt giải…Năm 2018, sau 3 năm thực hiện việc xét tuyển như trên, Bộ GD-ĐT sửa quy chế, cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh vào lớp 6 đối với một số trường "đặc thù".Ngoài quy định "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển", từ năm 2018, Bộ GD-ĐT sửa Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT bổ sung như sau: "Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở giáo dục - đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh".Năm vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các địa phương như Hà Nội, TP.HCM dừng tuyển sinh hệ THCS trong trường THPT chuyên vì luật Giáo dục không cho phép tồn tại trường THCS chuyên. Thông tư quy định về hoạt động của trường chuyên cũng nêu rõ bỏ hệ không chuyên trong trường chuyên. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, khối THCS của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội) và khối THCS của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) đã phải dừng tuyển sinh từ năm 2024. Đây cũng là những trường tổ chức thi tuyển vào lớp 6 rất căng thẳng với mức độ cạnh tranh gay gắt.Dù vậy, tại Hà Nội vẫn còn khá nhiều trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 bằng hình thức thi tuyển, kiểm tra như: THCS Nguyễn Tất Thành, THCS Ngoại ngữ, THCS Cầu Giấy, THCS Thanh Xuân, THCS Nam Từ Liêm, THCS Lê Lợi,...Bên cạnh đó, hàng loạt trường THCS tư thục ở Hà Nội lâu nay đều tổ chức thi để tuyển sinh vào lớp 6 do không tuyển sinh theo tuyến, số lượng dự tuyển lớn hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh…Tại TP.HCM, cũng có nhiều trường đang áp dụng hình thức thi tuyển vào lớp 6, bao gồm cả trường công lập và tư thục.Bộ GD-ĐT cho rằng, quy chế thay đổi theo hướng không gây áp lực tốn kém cho phụ huynh, học sinh và xã hội. Có tác dụng thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, chuẩn bị bước đầu cho học sinh những phẩm chất, năng lực để có đủ điều kiện học tập ở cấp học cao hơn hoặc có thể học nghề theo định hướng hướng nghiệp, phân luồng. Ngoài ra, phương thức tuyển sinh cũng phải gắn kết được quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra đánh giá định kỳ; phù hợp với xu thế đổi mới.Vì vậy, Bộ GD-ĐT mong các sở GD-ĐT sớm có hướng dẫn tiêu chí xét tuyển theo hướng thúc đẩy phát triển giáo dục toàn diện chứ không chỉ dựa vào kết quả học tập ở cấp tiểu học để tuyển sinh lớp 6.
Riêng tại Lâm Đồng, hiện có trên 1.500 ha được cấp giấy chứng nhận hữu cơ (trong đó diện tích đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế là 1.308ha, chứng nhận tiêu chuẩn Việt Nam là 270ha. Đến hết năm 2023, tỉnh Lâm Đồng cũng hỗ trợ xây dựng được 10 chuỗi liên kết, sản xuất tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và đem lại lợi nhuận cao hơn cho người dân so với thông thường. Trong đó có 4 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau, củ, quả, dược liệu; 2 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cà phê hữu cơ; 1 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nấm; 3 chuỗi sản xuất và thu mua hạt mắc ca, lúa gạo.
Tư vấn sức khỏe: Phát hiện sớm ung thư phổi để điều trị kịp thời
Theo TechCrunch, Getty Images và Shutterstock, hai tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp ảnh stock (những hình ảnh chuyên nghiệp được chụp về các địa điểm, địa danh, thiên nhiên, sự kiện...), đã chính thức 'về chung một nhà' sau thương vụ sáp nhập đình đám trị giá 3,7 tỉ USD. Thương vụ này được công bố vào ngày 7.1, đồng thời xác nhận những tin đồn trước đó trên Bloomberg.Theo thỏa thuận, cổ đông của Getty Images sẽ nắm giữ 54,7% cổ phần của công ty mới, trong khi cổ đông Shutterstock sở hữu 45,3%. Công ty mới sẽ tiếp tục hoạt động dưới tên Getty Images, đồng thời sở hữu các thương hiệu iStock và Unsplash.Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp ảnh stock đang đối mặt với những thách thức to lớn từ sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI). Các công cụ AI tạo sinh như Midjourney, Dall-E và Runway ML cho phép người dùng tạo ra hình ảnh và video theo ý muốn, đe dọa trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các công ty ảnh stock truyền thống.Tuy nhiên, AI cũng mang đến những cơ hội mới. Getty Images có thể cấp phép nội dung của mình cho các công ty AI để huấn luyện mô hình, hoặc phát triển các công cụ AI phục vụ cho việc tìm kiếm và chỉnh sửa ảnh."Thông báo hôm nay đánh dấu bước chuyển mình đầy thú vị cho cả hai công ty", CEO Craig Peters của Getty Images cho biết, "Thương vụ sáp nhập này sẽ mở ra nhiều cơ hội để củng cố nền tảng tài chính, đầu tư vào tương lai, nâng cao chất lượng nội dung, mở rộng phạm vi hoạt động và phát triển các công nghệ mới nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn".Thương vụ sáp nhập giữa Getty Images và Shutterstock dự kiến sẽ thu hút sự chú ý của các cơ quan quản lý về vấn đề cạnh tranh.