Chủ tịch nước Lương Cường làm việc tại Quảng Ninh
Theo đại diện Cục CSGT, sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1 - 31.1), tình hình tai nạn giao thông đường bộ đã chuyển biến rất rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm ngoái và thời gian trước liền kề.Thống kê cho thấy, trong 1 tháng đầu Nghị định 168 có hiệu lực, toàn quốc xảy ra 1.702 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 917 người chết và 1.163 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2024, giảm 26,29% về số vụ, giảm 1,72% về số người chết, giảm 37,71% số người bị thương; so với thời gian trước liền kề, giảm 18,25% số vụ, giảm 9,83% số người chết, giảm 20,12% số người bị thương. Trong công tác xử lý vi phạm, khoảng thời gian trên, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 327.349 trường hợp vi phạm (so với thời gian trước liền kề giảm 48.160 trường hợp, giảm 12,8%), phạt 917 tỉ đồng; tước quyền sử dụng 27.820 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 28.762 giấy phép lái xe; tạm giữ 1.823 ô tô, 93.766 mô tô. Trong đó, 70.426 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, giảm 10.484 trường hợp (giảm 13%); vi phạm tốc độ: 73.043 trường hợp, giảm 1.545 trường hợp (giảm 2,1%); vi phạm chất ma túy: 589 trường hợp, giảm 161 trường hợp (giảm 21,5%); vi phạm quá tải trọng, quá khổ, cơi nới thành thùng: 4.531 trường hợp, giảm 3.564 trường hợp (giảm 44%); chở quá số người quy định: 2.695 trường hợp, giảm 2.299 trường hợp (giảm 46%); vi phạm phần đường, làn đường: 11.572 trường hợp, giảm 5.097 trường hợp (giảm 30,6%); không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông: 5.106 trường hợp, giảm 2.957 trường hợp (giảm 36,7%); không đội mũ bảo hiểm: 33.193 trường hợp, giảm 10.362 trường hợp (giảm 23,8%)...Đại diện Cục CSGT cho hay, sau 1 tháng thực hiện nghị định, có thể thấy rõ việc xử lý vi phạm giảm đáng kể so với thời gian trước liền kề, cho thấy ý thức chấp hành của người dân đã được nâng cao và tự giác chấp hành ngay cả khi không có lực lượng CSGT."Tại các nút giao, người dân đã tuân thủ nghiêm chỉnh hiệu lệnh đèn tín hiệu, xếp hàng trật tự, không còn tình trạng dừng đỗ chen lấn vào các làn đường, chiều đường… Qua đó không xuất hiện tình trạng ùn kéo dài, chỉ xuất hiện cục bộ, sau từ 2 đến 3 nhịp đèn tín hiệu có thể lưu thông. Khách quốc tế đánh giá cao việc chấp hành giao thông của người dân nước ta", đại diện Cục CSGT cho hay.Thời gian tới, CSGT toàn quốc sẽ tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và sẽ xử lý trên tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", từ đó tạo lập và hình thành văn hóa tham gia giao thông "văn minh", "hiện đại" và "an toàn". Cục CSGT sẽ tham mưu cho Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị địa phương tham mưu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư khẩn trương rà soát hoàn thiện yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội và tốc độ gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông.Học sinh dùng internet quá mức 'có nhiều khả năng cúp học'
Chị Chang Nguyễn (39 tuổi, quê ở Hà Nội) hiện đang sống ở Pháp chia sẻ, mỗi khi nghe lời bài hát Ngày xuân long phụng sum vầy vang lên lại thấy nhớ quê nhà da diết. Xuất phát từ tình yêu quê hương, trân trọng các giá trị văn hóa, chị luôn cố gắng gìn giữ và bảo tồn những điều đẹp đẽ nhất dù ở đất khách quê người. Với phương châm đó, cứ 22 tháng chạp hàng năm, các anh chị em người Việt lại cùng nhau sum họp tổ chức gói bánh chưng. Dù ở đây các nguyên liệu không phong phú và dễ tìm như ở Việt Nam nhưng mỗi người góp một chân một tay tìm khắp nơi cũng có được khá đầy đủ các thứ cần thiết để gói được những chiếc bánh chưng thơm ngon nhất. Cách làm và những hình ảnh về bánh chưng do chị gói nhận được nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Chị cho biết, để bánh dẻo ngon thường chọn loại gạo nếp mùa hay nếp cái hoa vàng hạt bóng mẩy. Chị phải vo kĩ gạo tới khi nước trong trước khi cho vào gói.Mọi người muốn bánh chưng có màu xanh đẹp tự nhiên cần ngâm gạo nếp với nước lá dứa ép, nước củ giềng giã nát… Khi luộc bánh dùng nồi tôn có khả năng tạo môi trường kiềm giữ màu xanh của lá dong. Khi nấu được phân nửa thời gian bỏ bánh ra rửa qua nước sạch, thay nước luộc mới rồi nấu nốt thời gian còn lại. Trước khi gói chần lá với nước nóng vừa diệt khuẩn vừa giúp làm xanh bánh."Để bánh bảo quản được lâu cần vo gạo kỹ tới khi nước trong mới cho ra rổ để ráo nước. Sau khi luộc vớt ra phải rửa lại bằng nước sạch cho hết nhớt ở vỏ, để ráo rồi treo chỗ thoáng mát. Sau đó lấy vật nặng đè chặt để nén bánh cho ra hết nước giúp làm chắc bánh. Vỏ bánh khô bọc một lớp màng bọc thực phẩm hoặc hút chân không. Khi nấu thì phải căn giờ nấu cho gạo nở chín kỹ, tránh bị mốc từ nhân ra ngoài và cần nén chặt bánh trong nồi", chị Chang chia sẻ. Khi luộc bánh cần chuẩn bị đủ nước ngập bánh trong nồi và một thùng nước sôi nóng bên cạnh để tiếp khi nước trong nồi cạn dần. Không được đổ nước lạnh sẽ làm bánh chín không đều và lại gạo về sau. Không bảo quản bánh trong tủ lạnh mà chỉ để nơi thoáng mát.Với bánh tét, chị chị Nguyễn Thảo (ở Đà Nẵng) chia sẻ bí quyết nấu bằng nồi áp suất thành công đến mọi người. Chị ngâm nếp với nước cốt lá dứa, một ít cải bó xôi hoặc rau ngót, một ít muối trong 6 – 8 tiếng, để ráo nước. Đậu xanh chị vo sạch, ngâm nước và ít muối trong 4 – 6 tiếng, sau đó cho đậu vào nồi nấu trong 20 phút, trộn đều đậu xanh trong lúc nấu để không bị cháy. Chị rửa thịt heo với dấm và muối, trụng sơ thịt, thái từng khúc dài, ướp thịt với chút muối, nước mắm, tiêu, hành tím băm, hạt nêm."Nếu nấu bánh tét theo cách truyền thống phải nấu tầm 7 - 8 tiếng, phải canh lửa và thêm nước nóng cho nồi bánh. Còn bánh tét nấu bằng nồi áp suất có hai cách nấu: Nấu bánh ở chế độ meat stew, áp suất cao (high pressure) trong 40 phút và nấu bánh ở chế độ meat stew, áp suất thấp (low pressure) trong 3 tiếng rưỡi đến 4 tiếng tùy kích cỡ của bánh. Khi nấu mọi người nên đổ nước ngập bánh và nấu ở chế độ áp suất thấp. Bánh sau khi nấu ngâm vào thau nước lạnh và sau đó treo lên để ráo nước", chị Thảo cho hay.
Xin cứu người mẹ đơn thân khốn khổ
Năm 2019, việc cô Trần Thị Thúy (Trường THPT Đức Hợp, H.Kim Động, Hưng Yên) được vinh danh là một trong 50 giáo viên toàn cầu, từ hơn 10.000 ứng viên trên thế giới, gây chú ý đặc biệt trong ngành giáo dục. Giải Global Teacher Prize của cô Thúy là giải thưởng danh giá được trao bởi Quỹ Varkey và UNESCO cho các giáo viên xuất sắc trên toàn thế giới. Giải thưởng vinh danh những nhà giáo có đóng góp đặc biệt cho nghiên cứu xuyên quốc gia và cho cộng đồng học sinh.Lần đầu tiên Thúy tiếp xúc với tiếng Anh là hồi lớp 6. Những năm THCS còn lại, cô và các bạn không được học tiếp môn này do trường thiếu giáo viên. Một người anh họ là sinh viên đại học ở Hà Nội khi về chơi đã tặng cô cuốn tạp chí song ngữ. Trong đó, cô tìm thấy những kiến thức thú vị nên tự mày mò học tiếng Anh… Đó là cơ duyên để cô Thúy nhận ra niềm yêu thích đối với tiếng Anh và nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo dạy môn học này.Vốn là học sinh của Trường THPT Đức Hợp (H.Kim Động, Hưng Yên), sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Thúy trở về trường cũ công tác và đặt mục tiêu đổi mới trong phương pháp dạy học. "Tôi tự hỏi, nếu bản thân áp dụng những nội dung và phương pháp mình được học hồi năm 2002 - 2005 cho hàng chục năm sau thì liệu có còn phù hợp hay không, khi mà điều kiện, phương tiện học tập của học sinh ngày nay đã khác quá nhiều so với thời của tôi? Tôi bắt đầu tự đổi mới bằng việc hoàn thành khóa học chuẩn giáo viên ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của Sở GD-ĐT Hưng Yên. Với mong muốn duy trì khả năng mà mình có được, tôi lên mạng tìm những video học tiếng Anh để tự bồi dưỡng…", cô Thúy chia sẻ.Đối mặt thực trạng học trò còn gặp nhiều khó khăn với kỹ năng nghe, nói tiếng Anh, cô Thúy đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, nhưng kết quả vẫn chưa đạt mong đợi. Không nản lòng, cô tìm kiếm những cách dạy tạo hứng thú cho học sinh, ứng dụng công nghệ vào bài giảng, tổ chức các tiết học kết nối qua Skype để học sinh giao tiếp với người dân các nước khác, học theo dự án…Từ cách đây cả chục năm, học sinh của cô Thúy ở Trường THPT Đức Hợp đã được kết nối với lớp học ở Nhật Bản, Ai Cập, Philippines, và có những chuyến đi thực tế ảo đến các vườn quốc gia của Mỹ, nơi mà cô trò trước đó chỉ thấy được qua những hình ảnh trên sách giáo khoa. Khỏi phải nói, học sinh của cô vô cùng hứng thú và tiến bộ rõ rệt về khả năng giao tiếp tiếng Anh sau những giờ học như vậy.Sau giải thưởng lớn năm 2019, cô Thúy nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn nhưng cô vẫn quyết định gắn bó với học trò ở "trường làng" để giúp những đứa trẻ xung quanh mình có điều kiện học tập tốt hơn. "Nếu ai cũng bỏ đi tới những nơi có điều kiện tốt hơn trong khi thế giới đang ở nền công nghiệp 4.0 với những khái niệm phổ biến như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, internet vạn vật (IoT)…, thì những đứa trẻ ở nơi xa xôi sẽ thiệt thòi hơn bạn cùng trang lứa. Giáo viên nên là người kết nối để thế giới gần hơn với học trò của mình", cô Thúy tâm niệm.Cất kỹ những chứng nhận giải thưởng, những kỷ niệm đẹp lấp lánh, cô Thúy tiếp tục cần mẫn đi dạy, tiếp tục yêu thương bọn trẻ ở "trường làng" nhỏ bé của mình. Cô tâm sự: "Điều lớn nhất tôi có được là tiếp tục cùng học sinh đi trên hành trình tri thức, tiếp tục nhìn thấy nụ cười trên môi các em và thấy các em trưởng thành từng ngày…Mỗi ngày, mỗi giờ học, mỗi mùa học, "cô giáo cháu" (cách xưng hô dí dỏm của cô Thúy - PV) luôn làm mới mình để cô trò có thêm cảm hứng trong dạy và học. Không dừng lại ở những lớp học xuyên biên giới, cô Thúy cùng học trò luôn có những dự án học tập để mỗi phần tìm tòi, khám phá, trình bày của các em là cơ hội giúp học sinh thêm yêu thích tiếng Anh, phát triển khả năng, vượt qua giới hạn của bản thân…Cô Thúy còn lập ra một kênh đăng tải các video do cô thực hiện để hướng dẫn học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 tự học tiếng Anh với tên "Learning English with Cô giáo làng". "Sau khi hoàn thành công việc ở trường, ríu rít lên lớp online cùng tụi nhỏ, "cô giáo cháu" lại ngồi trong phòng làm việc để dựng bài giảng cả sáng, cả chiều, có khi cả tối vào mùa hè. "Cô giáo cháu" hình dung ra các bạn học sinh, và biết đâu là cả phụ huynh, khi xem các video này cùng chăm chú lắng nghe, phát âm lại chính xác các từ và chia sẻ niềm vui cùng cô giáo…", cô Thúy hạnh phúc nói.
Ngày 9.3, Tổ Cảnh sát hình sự khu vực Q.12 thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an TP.HCM lập hồ sơ, xử lý nhóm người có hành vi chặn xe người đi đường kiểm tra giấy tờ.Trước đó, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nhóm thanh niên khoảng 10 người, chặn xe kiểm tra một người đi đường.Cụ thể, từ hình ảnh trong clip cho thấy, một nam thanh niên đang quỳ gối trên vỉa hè, cạnh đó có nhóm người vây xung quanh. Một số người rọi đèn pin kiểm tra, gặng hỏi lớn tiếng nam thanh niên đang quỳ gối. "Mày đi ra đường mà không mang giấy tờ theo mà mày còn đi chơi đêm nữa", giọng một người lên tiếng.Lúc này, một người đàn ông đi tới quay clip và chất vấn nhóm người đang kiểm tra nam thanh niên đang quỳ gối "mấy anh là ai, mấy anh là công an hay gì".Một người trong nhóm này nói "nó chạy đó". Người đàn ông hỏi lại "nó chạy là đánh nó hả. Mấy anh công an hay gì?".Người đàn ông cũng quay các xe máy do những nhóm người này điều khiển thì có một xe chưa gắn biển số.Qua xác minh, người quay clip trên là anh P.H.H. Clip được anh H. quay khoảng 2 giờ sáng 2.3 trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (thuộc địa phận Q.12, TP.HCM).Liên quan vụ việc này, nguồn tin Báo Thanh Niên xác nhận, vụ việc xảy ra khu vực ngã ba Đông Quang trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (Q.12). Nhóm người trên là dân thường. Công an cũng đã triệu tập nhóm người chặn xe trên lấy lời khai làm rõ, xử lý.
Cửu Long Chí Tôn chính thức Closed Beta: Hứa hẹn lớn từ Joongwon và Dzogame
Hiện tại đang nuôi 2 con mèo để làm thú cưng, Võ Thị Phương (24 tuổi), ngụ ở đường Quách Xân, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng), chia sẻ bắt đầu chăm sóc chúng từ năm 2019. “Ban đầu mình nuôi 5 con nhưng hiện tại chỉ còn có 2. Mình thương tụi nó nên xem như người thân, gọi con và xưng mẹ. Thời gian rảnh mình đều quấn quýt bên tụi nó, vuốt ve, ôm ấp và thậm chí là cho ngủ chung”, Phương chia sẻ.