Chủ sở hữu nước hoa Miss Sài Gòn đặt mục tiêu doanh thu cán mốc 1.000 tỉ
Khu nhà trọ số 12 đường 20 (KP.8, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM) của bà Đặng Thị Xuân (65 tuổi) được nhiều người khen ngợi qua bài viết: Chủ nhà trọ ở TP.HCM với quy định 'đặc biệt', khiến nhiều người thuê ở gần chục năm đăng tải trên Báo Thanh Niên.Do tuổi cao, bà Xuân giao lại khu trọ cho con gái là chị Nguyễn Thị Hồng Nương (40 tuổi) quản lý. Những ngày này, chị Nương cùng mọi người chung tay trang trí khu trọ để có cái tết ấm áp, sum vầy. Cả xóm cùng tập trung trước hẻm cùng nhau trang trí, không khí rộn ràng cả một dãy trọ. Đó là niềm vui giản dị của những người thuê trọ khi Tết Nguyên đán đến gần. Mong muốn lớn nhất của chị Nương là cả xóm đoàn kết với nhau, tận hưởng không khí tết như ở quê. Người ở trọ tại đây hầu hết là công nhân, lao động tự do. Chị Nương tự tay trang trí, đặt các tiểu cảnh để mọi người có chỗ vui chơi, check in. Dù chưa có danh sách cụ thể nhưng chị Nương đoán năm nay người thuê ở lại TP.HCM ăn tết đông hơn những năm trước. Việc trang trí nhà trọ của chị Nương có sự đồng hành của khu phố và Hội LHPN P.Bình Hưng Hòa A. Khu trọ được trang hoàng đẹp mắt, trẻ con thích thú với không gian rực rỡ quanh phòng trọ. "Năm nay khó khăn nên có thể nhiều người sẽ ở lại nhà trọ, ăn tết cùng mọi người trong xóm. 18 tháng chạp, tôi cũng nấu bữa cơm tất niên để cả xóm cùng chung vui, nhìn lại một năm qua", chị Nương chia sẻ. Bà Võ Thị Ba (49 tuổi, quê ở Bạc Liêu) thuê nhà trọ chị Nương ở nhiều năm nay. Mỗi tối khi có thời gian rảnh bà và mọi người trong xóm ra trước khu trọ cùng ngắm những tiểu cảnh được mọi người trang trí. "Tôi thấy ít nhà trọ nào trang trí tết sum vầy như vậy. Năm nay tôi định ở lại TP.HCM ăn tết, bà chủ trọ và chị Nương cũng có nhắc ít ngày nữa sắp xếp thời gian ăn tất niên cùng cả xóm", bà Ba chia sẻ. Chị Trúc Anh (quê ở Hậu Giang) làm công nhân sản xuất giày dép thuê trọ chị Nương ở từ nhiều năm nay. Chị có hai con nhỏ, các con rất thích thú với hình ảnh đẹp mắt về nhà trọ những ngày cuối năm. "Không chỉ ngày tết, bình thường chủ trọ cũng quan tâm đến mọi người. Tôi ở đây đã mấy năm chưa bao giờ có ý định chuyển đi. Mọi người ở phòng trọ khác xem nhau như anh em, cuối năm cùng nhau ăn bữa cơm tất niên ấm cúng", chị Anh bày tỏ.Giá vàng hôm nay 19.4.2024: Sụt giảm trước ngày đấu thầu vàng miếng
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
3 'chiêu' yoga dành riêng cho tín đồ phải làm việc cả ngày bên máy tính
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Chung kết Cuộc thi Greenwich Vietnam Flashmob 2025 - TP.HCM đã diễn ra đầy sôi động tại Nhà thi đấu Hồ Xuân Hương, số 2 Hồ Xuân Hương, P.6, Q.3, TP.HCM ngày 19.1 vừa qua. Cuộc thi quy tụ sự tham gia của 17 đội thi đến từ 17 trường THPT trên địa bàn thành phố với số lượng thí sinh tham dự lên đến gần 500 bạn học sinh. Sự kiện cũng thu hút hơn 800 khán giả cổ vũ trực tiếp cùng gần 6.000 khán giả theo dõi trên nền tảng trực tuyến. Đây là năm thứ 2 Greenwich Việt Nam tổ chức cuộc thi nhảy đồng diễn dành cho các bạn học sinh THPT trên địa bàn TP.HCM.Greenwich Vietnam Flashmob không chỉ sân chơi giải trí mà còn là cơ hội để các bạn sinh thể hiện tinh thần đoàn kết, khả năng sáng tạo và đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển bản thân.Chia sẻ tại Chung kết cuộc thi, thầy Nguyễn Nhựt Tân - Giám đốc Greenwich Việt Nam cho biết:"Học sinh THPT, nhất là các bạn ở TP.HCM rất năng động, sáng tạo và giỏi giang. Chúng tôi hy vọng cuộc thi này là cơ hội cho các bạn thể hiện cá tính và rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng để trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Đó cũng chính là sứ mệnh đào tạo của Greenwich Việt Nam".Đặc biệt, sự hiện diện của Ban Giám khảo quyền lực gồm những nghệ sĩ và chuyên gia hàng đầu đã khẳng định tính chuyên nghiệp của cuộc thi. Đáng chú ý trong lĩnh vực biểu diễn, cuộc thi có sự tham gia của Kiện tướng Dancesport Khánh Thi và Biên đạo Đặng Quân với vai trò là ban giám khảo. Ngoài ra, đại diện đơn vị tổ chức có sự tham gia chấm giải của giảng viên Greenwich Việt Nam cơ sở TP.HCM - thầy Kamran Souresrafil.Chung cuộc, đội HILA CREW đến từ Trường THPT Tân Phong đã xuất sắc giành được ngôi vị Quán quân cuộc thi với giải thưởng trị giá 20.000.000 đồng và Cúp vàng danh giá.Với màn trình không kém phần ấn tượng, đội thi Đen Crew đến từ Trường THPT Nguyễn Hiền giữ vị trí Á quân, mang về giải thưởng 12.000.000 đồng và Cúp bạc. Đứng ở vị trí Quý quân, đội thi COBRA DANCE TEAM đến từ Trường THPT Thanh Đa cũng nhận được phần thưởng trị giá 8.000.000 đồng và Cúp đồng. Giải Khuyến khích, trị giá 3.000.000 đồng mỗi giải được trao cho đội GVG Crew đến từ Trường THPT Gò Vấp và đội SeaHorse Crew đến từ Trường THPT Lý Thường Kiệt.Đội TEAM FLAMES đến từ Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã xuất sắc giành chiến thắng giải "Tôi ấn tượng" với lượt bình chọn cao nhất cho video tập luyện của mình trên Fanpage cuộc thi. Cùng với đó, "Giải cổ động" trị giá 2.000.000 thuộc về cổ động viên Trường THPT Phú Nhuận.Trong khuôn khổ sự kiện, Greenwich Việt Nam đã trao tặng học bổng danh giá cho những học sinh xuất sắc, dựa trên điểm tổng kết học tập và kết quả Ielts. Đại diện nhà trường thầy Nguyễn Nhựt Tân - Giám đốc Greenwich Việt Nam và thầy Trần Minh Phăng - Trưởng ban Tuyển sinh nhà trường đã trực tiếp trao học bổng cho các bạn thí sinh. Giá trị học bổng trao cho các trường THPT được tính theo tổng giá trị học bổng của từng thành viên trong đội. Đây là điểm nổi bật chỉ có tại Vòng Chung kết Greenwich Vietnam Flashmob 2025, đó không chỉ là hoạt động tôn vinh những tài năng trẻ mà còn tạo động lực mạnh mẽ, khích lệ các học sinh có thành tích tốt trong học tập tiếp tục phấn đấu.Greenwich Việt Nam là chương trình liên kết đào tạo giữa Đại học Greenwich, Anh Quốc và Trường đại học FPT, Việt Nam. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức chuyên môn, Greenwich Việt Nam còn chú trọng trang bị các kỹ năng mềm thiết yếu, giúp sinh viên sau khi ra trường tự tin hội nhập quốc tế. Điều này thể hiện trong việc nhà trường triển khai chương trình Global Personal Competency (GPC) - chương trình Năng lực cá nhân toàn cầu. Chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho sinh viên Việt Nam theo học chương trình đại học của Anh Quốc, nhằm trang bị cho sinh viên 10 bộ kỹ năng toàn diện bên cạnh năng lực tiếng Anh như: lãnh đạo, làm việc nhóm, sáng tạo và giao tiếp hiệu quả. Những kỹ năng này không chỉ giúp học sinh thành công trong môi trường học thuật mà còn mở ra cánh cửa để các em trải nghiệm thực tế, phát triển cá nhân, sức khỏe tinh thần, thể chất và chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình trở thành công dân toàn cầu năng động. Đây cũng chính là tinh thần mà Greenwich Việt Nam gửi gắm đến các bạn học sinh THPT thông qua Greenwich Vietnam Flashmob 2025.
Sao bóng chuyền 1,93 m Thanh Thúy cập bến châu Âu: 'Tôi lo lắng, nhưng...'
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.