Khoai nướng Hà Nội ăm ắp kỷ niệm ngọt ngào
Kali trong đậu hỗ trợ điều hòa huyết áp và chức năng tim mạch. Chất chống oxy hóa trong đậu giúp chống viêm và căng thẳng oxy hóa, bảo vệ tim, theo The Health Site.Chợ nổi Cái Răng đang ‘nổi’ trở lại, khách quốc tế thích thú đến tham quan
Dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có điểm đầu tại nút giao Chợ Đệm, H.Bình Chánh, TP.HCM; điểm cuối tại đầu cầu phía bắc cầu Mỹ Thuận 2, H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, với tổng chiều dài tuyến khoảng 96,13 km.Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương sẽ có vận tốc thiết kế 120 km/giờ, 8 làn xe, chiều rộng nền đường 41 m; đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận có vận tốc thiết kế 100 km/giờ, 6 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25 m.Dự án đồng thời xây dựng các công trình trên tuyến, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống trạm thu phí, trạm dừng nghỉ… bảo đảm đồng bộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, tuân thủ luật Đường bộ và pháp luật khác có liên quan. Thời gian thực hiện từ năm 2024 đến năm 2028.Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 39.800 tỉ đồng, bao gồm vốn chủ sở hữu khoảng 5.970 tỉ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu tư); vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác khoảng 33.830 tỉ đồng (chiếm 85% tổng mức đầu tư).Dự án do Liên danh Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, Công ty CP Tasco, Tổng công ty đầu tư xây dựng Hoàng Long - CTCP, Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Đầu tư CII đề xuất dự án.Dự kiến khung giá dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định theo nguyên tắc xác định cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ.Theo Bộ GTVT, việc đầu tư mở rộng hoàn chỉnh tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận nhằm giảm ùn tắc giao thông. Góp phần hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía nam và từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ đôi xe châu Âu - Skoda có đủ sức 'đấu' xe Nhật, Hàn?
Bác sĩ Lê Nhất Duy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) cho biết, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, thậm chí nguy cơ sốc nhiệt. Nhiều người có thói quen uống nước chỉ khi cảm thấy khát, nhưng đây không phải là cách bổ sung nước hợp lý. Vậy mỗi ngày chúng ta cần uống bao nhiêu nước để đảm bảo sức khỏe?Theo bác sĩ Duy, tùy vào độ tuổi, thể trạng và mức độ vận động, lượng nước cần thiết sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành trung bình cần khoảng 1,5 - 2,5 lít nước/ngày để duy trì hoạt động bình thường. Trẻ em cần khoảng 1 - 1,5 lít nước/ngày, trong khi những người thường xuyên vận động, làm việc ngoài trời có thể cần từ 2,5 - 3 lít nước/ngày. Ngoài ra, nhu cầu nước còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Nếu thời tiết quá nóng hoặc độ ẩm cao, cơ thể sẽ mất nước qua mồ hôi nhiều hơn, đòi hỏi phải bổ sung nước thường xuyên.Không chỉ cần uống đủ lượng nước, mà cách uống cũng rất quan trọng. Để cơ thể hấp thụ nước hiệu quả, chúng ta nên uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày, tránh uống quá nhiều một lúc vì có thể gây quá tải cho thận.Bên cạnh đó, nước uống cũng cần được lựa chọn đúng. Nước lọc, nước ấm hoặc nước mát là lựa chọn tốt nhất. Việc uống nước đá quá lạnh có thể gây sốc nhiệt hoặc viêm họng. Ngoài ra, bổ sung nước qua thực phẩm như trái cây (cam, dưa hấu, dứa), rau xanh (dưa leo, cần tây) cũng là cách giúp cơ thể cấp nước tự nhiên. Đặc biệt, nên hạn chế các loại nước ngọt có gas, nước có đường vì chúng có thể làm cơ thể mất nước nhiều hơn. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ có những tín hiệu cảnh báo. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, môi khô, da khô, nước tiểu màu vàng đậm. Khi thiếu nước nghiêm trọng, người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, mất tập trung và suy nhược cơ thể. Nếu gặp phải những dấu hiệu này, hãy uống nước ngay và điều chỉnh thói quen sinh hoạt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất nước không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt. Vì vậy, hãy tập thói quen uống nước thường xuyên, bổ sung rau quả giàu nước, tránh các loại đồ uống không lành mạnh, quan sát các dấu hiệu của cơ thể để điều chỉnh kịp thời.Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị Ban ngày - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) chia sẻ, chúng ta nên uống chậm và uống thành từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp đáp ứng và dần dần đưa nước đều đến các cơ quan, giúp cho quá trình hấp thu của cơ thể được thuận lợi. Không nên uống nước quá lạnh, nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi... Lúc cơ thể có cảm giác rất khát, mọi người thường uống nhanh một cốc nước thật đầy, đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim. Không nên uống nhiều thức uống chứa caffeine vì nó có thể gây gia tăng nhiệt của cơ thể, lợi tiểu dẫn đến các tình trạng mất nước. Nên hạn chế các loại nước có cồn trong thời tiết nắng nóng vì các loại đồ uống này càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Người có bệnh tiểu đường hạn chế dùng đồ uống có đường, người có rối loạn điện giải cần dùng nước theo chỉ định của thầy thuốc.
Tiến sĩ Ngô Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, cho hay năm 2025 chuẩn bị nhân lực khối ngành kinh tế - ngân hàng - luật cho 4-5 năm sau khi kinh tế quay lại bùng nổ.Mọi quốc gia liên kết với nhau, ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Gần đây xu thế trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data khiến sự liên kết giữa các ngành nghề trở thành xu thế toàn cầu, từ đó các kỹ năng mới xuất hiện như kỹ năng số, kỹ năng giao tiếp, hợp tác... nên người học phải thay đổi, điều chỉnh. Nhất là trong khối ngành kinh tế - ngân hàng - luật.
Kiến tạo tương lai với thời trang bền vững
Ngày 19.3, trên các nhóm mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 16 giây ghi lại hình ảnh một người được cho là tu sĩ tử vong trong tình trạng lõa thể tại ngôi chùa ở Vĩnh Long, kèm theo nhiều thông tin trái chiều.Các bình luận cho rằng tu sĩ bị sát hại, do hiện trường xáo trộn, có nhiều cờ lê, mỏ lếch...; thi thể nằm trong thùng gỗ và đã tử vong nhiều ngày...Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Phan Ngọc Tính, Phó giám đốc Công an tỉnh, người phát ngôn của Công an tỉnh Vĩnh Long, cho biết theo biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thì vị tu sĩ này tử vong do bệnh lý vỡ mạch máu não; không ghi nhận thương tích hay tổn thương từ bên ngoài.Theo đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 17.3, các sư trong chùa Giác Thiên (P.4, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) phát hiện mùi hôi thối bốc ra từ thất (phòng) của một tu sĩ. Cửa phòng khóa, khi các sư mở được cửa thì thấy tu sĩ này tử vong trong tình trạng lõa thể nên giữ nguyên hiện trường, báo lực lượng công an.Theo biên bản khám nghiệm tử thi, tu sĩ tử vong trong giai đoạn phân hủy mạnh; mô não không thuần nhất, nhiều vị trí có màu đỏ sẫm. Các bộ phận không phát hiện tổn thương... Kết luận tử vong do bệnh lý xuất huyết não.Tu sĩ tên là H.A.T (pháp danh Thích Pháp N., 62 tuổi, quê TP.Phan Thiết, Bình Thuận), vào tu tại chùa nói trên từ năm 2000. Thượng tọa Thích Lệ Lạc, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, cho biết cơ quan công an xác định tu sĩ này tử vong do đột quỵ nên đã bàn giao cho nhà chùa an táng theo phong tục địa phương.Qua vụ việc nêu trên, cơ quan công an khuyến cáo người dân không chia sẻ, bình luận các vụ việc chưa được cơ quan chức năng kết luận, tránh làm xôn xao dư luận và có thể vi phạm pháp luật.