Kinh hoàng xe khách giường nằm chạy ẩu, vượt hàng 3 trên quốc lộ
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, để nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành để tiếp tục đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Thủ tướng là trưởng ban chỉ đạo, hai phó ban là Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, tham mưu, đề xuất giải pháp giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.Đồng thời, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển điện hạt nhân, đảm bảo chất lượng, an toàn, an ninh và hiệu quả; chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam để báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt.Trước đó, Thủ tướng đã yêu cầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm. Theo Bộ Công thương, quy mô dự kiến của nhà máy sẽ lên đến vài tỉ USD. Năm 2009, tại Nghị quyết 41 của Quốc hội khóa XII, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được đặt tại xã Phước Dinh, H.Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.Công suất 2 nhà máy trên 4.000 MW, mỗi nhà máy khoảng 2.000 MW. Theo dự kiến, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 khởi công năm 2014, tổ máy đầu tiên vận hành năm 2020.Thay đổi cuộc đời bằng cách 'gọi vốn' du học ở tuổi 35
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Giá điện tăng, lợi nhuận doanh nghiệp thép giảm thêm 23%
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.
Sáng 20.1 theo giờ địa phương, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Czech, tại Thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Czech.4 năm đầu triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Czech tăng trưởng đột phá, trung bình gần 100% mỗi năm. Năm 2024, kim ngạch thương mại đạt khoảng trên 2 tỉ USD, tăng hơn 80% so với năm 2023. Czech luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu, trong khi đó Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Czech tại ASEAN. Bộ trưởng Bộ Công Thương Cộng hòa Czech Lukase Vlcka đánh giá, đối với Czech, Việt Nam là một đối tác quan trọng chiến lược ngoài EU. Việt Nam cũng có vị trí quan trọng tại ASEAN, giúp Czech tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.Theo Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, công nghiệp ô tô, chế tạo máy, công nghiệp năng lượng, hàng không, quốc phòng của Cộng hòa Czech có chất lượng, uy tín cao với rất nhiều doanh nghiệp có khả năng làm chủ cuộc chơi và đủ sức tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Trong khi đó Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động, luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của khu vực và thế giới. Hiện Việt Nam có nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN và thứ 32 thế giới; Top 20 nền kinh tế đứng đầu về thương mại quốc tế và Top 15 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới, cùng với không khí đầu tư kinh doanh rất sôi động, được xem là một trong những "công xưởng" của thế giới.Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, Việt Nam đã quyết định sẽ áp dụng miễn thị thực ngắn hạn cho công dân Czech trong năm 2025. Điều này nằm trong tiến trình tìm kiếm "những chân trời hợp tác mới" cho quan hệ hai nước.Theo Thủ tướng, chân trời mới đó là cần cùng đoàn kết, hợp tác với nhau ở tất cả các kênh, đặc biệt là doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhà đầu tư với nhà đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.Theo Thủ tướng, việc hợp tác chặt chẽ, hiệu quả, thực chất sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên: Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng; các nhà đầu tư, doanh nghiệp Séc sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường 100 triệu dân với chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư thuận lợi; đồng thời tiếp cận với thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 600 triệu dân cũng như toàn bộ các quốc gia đã có FTA với Việt Nam.Thủ tướng gợi ý những đột phá mang tính chiến lược, trong những lĩnh vực then chốt như công nghiệp ô tô, công nghiệp có tính nền tảng, giao thông vận tải, năng lượng. Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện "3 cùng" với các nhà đầu tư: Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; Cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác; Cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển.Thủ tướng cho rằng hợp tác giữa hai nước phải phù hợp với các xu thế xanh hóa, số hóa, đa dạng hóa nói trên; phải có cách làm mới, tạo ra động lực mới, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo). Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Việt Nam đang tập trung thúc đẩy 3 đột phá chiến lược theo tinh thần thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, nhân lực và quản trị thông minh. Trong đó, hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá", cắt giảm thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy về tổ chức, coi thể chế là nguồn lực, động lực, giải phóng nguồn lực, góp phần làm giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp và người dân. Thủ tướng đánh giá hai bên đã khai thác hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), đề nghị hai bên phấn đấu đạt kim ngạch thương mại 5 tỉ USD trong những năm tới đây.Bày tỏ với Thủ tướng, ông Frantisek Chaloupecky, Phó chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và vận tải Czech đề nghị nên sớm có đường bay thẳng Việt Nam – Czech. "Nếu có đường bay thẳng sẽ thúc đẩy du lịch tốt hơn. Việt Nam là nền kinh tế phát triển trong ASEAN, nếu có bay thẳng các công ty của Czech sẽ hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn", ông Frantisek Chaloupecky nói."Chúng tôi nhìn thấy cơ hội phát triển lớn về đầu tư giữa 2 nước. Việt Nam hiện là nước nằm trong ưu tiên đầu tư của các doanh nghiệp Czech. Điều mà họ quan tâm tính toán là cách thức để làm ra tăng số tiền đầu tư của mình, và hiệp hội chúng tôi có thể giúp họ", Ông Kamil Blazek, Chủ tịch hiệp hội đầu tư nước ngoài Czech phát biểu.
Tìm lại những anh hùng: 2 bố con đều hy sinh
(Bình Dương)