Tạm dừng hoạt động thi đấu 32 thành viên dính nghi án tiêu cực bộ môn LMHT
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.Quân khu 7 nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất
Ngày 15.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Cà Mau đã có công văn đề nghị Trung tâm (TT) dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh này tiếp tục triển khai các hợp đồng đấu giá tài sản mà hai bên đã ký trước đó.Theo đó, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Cà Mau đang chịu trách nhiệm thực hiện bán đấu giá tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu của Cục QLTT tỉnh Cà Mau. Cụ thể, theo hợp đồng số 125/HĐDV/2024 ngày 25.12.2024, thực hiện bán đấu giá tài sản tổng số 2 lô, gồm 18.600 đơn vị tài sản các loại, với tổng giá trị tài sản bán đấu giá 540 triệu đồng. Thời hạn tổ chức đấu giá đến 15 giờ ngày 10.1.2024.Theo phụ lục hợp đồng số 68C/PLHĐDV/2024 ngày 30.12.2024, thực hiện bán đấu giá tài sản tổng số 2 lô, gồm 1.004 đơn vị tài sản các loại, với tổng giá trị tài sản bán đấu giá 66 triệu đồng. Thời hạn tổ chức đấu giá đến 15 giờ ngày 17.1.2024. Cục QLTT tỉnh Cà Mau nhấn mạnh, việc tổ chức bán đấu giá tài sản cần được thực hiện đúng thời hạn nhằm tránh thất thoát, lãng phí và phát sinh chi phí không cần thiết; đồng thời đảm bảo tiền thu được nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.Qua đối chiếu các điều khoản quy định của hợp đồng, Cục QLTT tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu TT dịch vụ đấu giá tài sản chủ động giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện hợp đồng đúng cam kết. Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá giới hạn hoặc gây chậm trễ, làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản, TT phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng quy định pháp luật và điều khoản hợp đồng đã ký kết.Như Thanh Niên thông tin, Sở Tư pháp Cà Mau vừa có thông báo tạm dừng hoạt động của TT dịch vụ đấu giá tài sản (trực thuộc sở này) kể từ ngày 1.1.2025. Lý do tạm dừng hoạt động là nhằm thực hiện Kế hoạch số 188/KH-BCĐ ngày 16.12.2024 của Ban Chỉ đạo tỉnh về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Cà Mau.
'Quật mộ trùng ma' tiếp tục lập nhiều kỷ lục
Chiều nay 4.3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi họp báo để thông tin về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24.3.1975 – 24.3.2025) và 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.Thông tin tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam sẽ được tổ chức tại Quảng trường 24/3, vào lúc 20 giờ ngày 24.3.Lễ kỷ niệm là dịp ôn lại truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, giới thiệu những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam đạt được sau 50 năm giải phóng; cổ vũ, tạo động lực thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 23 (nhiệm kỳ 2025 – 2030), phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực cống hiến, khát vọng vươn lên, quyết tâm xây dựng tỉnh Quảng Nam ngày càng phát triển.Điểm nhấn tại lễ kỷ niệm là chương trình nghệ thuật đặc biệt và bắn pháo hoa tầm cao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam."Chương trình bắn pháo hoa sẽ kéo dài khoảng 15 phút cả tầm cao lẫn tầm thấp, kinh phí từ nguồn xã hội hoá. Ngoài ra, nhân dịp lễ kỷ niệm, tỉnh Quảng Nam đã thống nhất hỗ trợ mỗi thôn, khối phố 15 triệu đồng với tổng kinh phí khoảng 19 tỉ đồng", ông Hồng nói.Từ ngày 21-25.3, tỉnh Quảng Nam cũng tổ chức triển lãm, trưng bày về các thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh sau 50 năm giải phóng; giới thiệu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP; giới thiệu thành tựu của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam. Tại lễ khai mạc triển lãm sẽ lồng ghép một số hoạt động như khen thưởng và trao giải cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam... Ngoài ra, trong tháng 3 sẽ tổ chức khởi công, khánh thành 5 công trình trọng điểm của tỉnh.Đáng chú ý, vào ngày 8.3, tại Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, UBND tỉnh Quảng Nam cũng sẽ tổ chức hội thảo lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 với chủ đề "Cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang: Nơi thiên nhiên giao hòa cùng văn hóa". Đây là hoạt động đặc biệt để tỉnh tăng cường thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào cung đường này, đồng thời quảng bá sản phẩm, thu hút khách du lịchNgoài các hoạt động chính nêu trên, trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam còn có một số hoạt động hưởng ứng khác như: triển khai đợt sinh hoạt chính trị trong cán bộ, đảng viên và tổ chức cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam; trao giải báo chí chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam…Phát biểu tại buổi họp báo, ông Phan Thái Bình, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, mong muốn thông qua sự kiện này sẽ lan tỏa được lịch sử, nhiệm vụ chính trị của tỉnh; quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Nam; lan tỏa được ý chí, khát vọng của người dân Quảng Nam đến với đông đảo nhân dân cả nước, cùng đồng hành, chia sẻ, tham gia góp ý với tỉnh để cùng bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc."Việc hỗ trợ 15 triệu đồng cho mỗi khu dân cư, khối phố để tổ chức các hoạt động dịp lễ kỷ niệm chắc chắn là không đủ, nhưng đây sẽ là 'chất xúc tác' để khơi dậy niềm tự hào, động viên cả hệ thống chính trị, đặc biệt người dân, cùng hưởng ứng ngày vui chiến thắng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thống nhất toàn Đảng, toàn dân", Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình nhấn mạnh.
Ngày 20.3, UBND TP.Đồng Hới cho hay đã trình phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo phương án sáp nhập này, TP.Đồng Hới giảm từ 15 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Phương án này được đề xuất để cải thiện công tác quản lý hành chính, đồng thời mở rộng địa giới hành chính của thành phố, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể, UBND TP.Đồng Hới đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng kết hợp mở rộng phạm vi đô thị về phía bắc và phía nam. Khu vực phía bắc sẽ bao gồm các xã Lý Trạch, Nhân Trạch và một phần xã Nam Trạch (H.Bố Trạch) trong khi khu vực phía nam sẽ gồm TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh và một phần xã Vĩnh Ninh (H.Quảng Ninh).Theo kế hoạch, TP.Đồng Hới sẽ chia thành 3 phường lớn. Phường đầu tiên sẽ sáp nhập các xã và phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và mở rộng về TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Phường thứ hai dự kiến sáp nhập các xã Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và mở rộng sang xã Nam Trạch, một phần xã Nhân Trạch của H.Bố Trạch.Phường thứ ba sẽ hợp nhất các xã Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng ra xã Vĩnh Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Theo UBND TP.Đồng Hới, phương án này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị của TP.Đồng Hới trong tương lai.Cũng trong ngày 20.3, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do chưa đảm bảo các quy định của Trung ương. Các địa phương phải hoàn thành báo cáo và trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 22.3.2025.
Một số công dân Việt Nam bị Myanmar tạm giữ sau đợt truy quét cơ sở lừa đảo
"Những năm về trước, mỗi dịp lễ hội truyền thống, chùa Hoàng Xá đều tổ chức gói và luộc bánh chưng bánh giầy, năm 2014, chùa cũng đã gói bánh chưng nặng tới 5 tấn. Năm nay, bánh chưng, bánh giầy đạt trọng lượng lớn nhất, riêng bánh chưng nặng 10 tấn, còn bánh giầy nặng 2 tấn", ông Lưu thông tin.