Ronaldo bày tỏ cảm xúc khi ghi cú đúp cho Al Nassr vào chung kết King Cup
Ngày 7.1, ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Cà Mau thông tin, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi (CT.43) dài 90km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Dự kiến điểm đầu tuyến cao tốc bắt đầu từ TP.Cà Mau và kết thúc tại H.Ngọc Hiển (Cà Mau). Bên cạnh đó, theo quy hoạch, tuyến đường bộ cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum (CT.42) có tổng chiều dài dự kiến 136km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Tuyến đường có điểm đầu từ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và điểm cuối nối với cao tốc Bắc - Nam phía Tây.Ngoài ra, Thủ tướng còn quyết định điều chỉnh quy mô 4 tuyến/đoạn tuyến: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT.01) đoạn Pháp Vân - Phú Thứ (Hà Nam), đoạn Bến Lức (Long An) - Trung Lương (Tiền Giang), đoạn Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long.Đồng thời điều chỉnh phạm vi 4 tuyến/đoạn tuyến: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'
Chiều 11.3, SVĐ Trường ĐH Tôn Đức Thắng bùng nổ với trận tứ kết đầu tiên của Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần III - 2025 (TNSV THACO Cup 2025), nơi hai chiến binh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và Trường ĐH Quy Nhơn chạm trán. Không chỉ những pha đấu bóng nghẹt thở trên sân, mà sự cuồng nhiệt trên khán đài đã biến trận đấu càng thêm gay cấn và quyết liệt.Giữa biển người hâm mộ đó, ở một góc khán đài rộng lớn, hai cổ động viên nữ nhỏ nhắn, xinh đẹp, nhiệt thành của đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đến từ sớm và chăm chú theo dõi từng đường bóng.Không chỉ sở hữu vẻ ngoài xinh xắn, Trầm còn là một người am hiểu và đam mê bóng đá thực thụ, khi bắt đầu tham gia bộ môn thể thao này từ rất sớm.Bạn thân của Trầm, người luôn đi xem Trầm đá các trận bóng khác, lần đầu tiên đến sân cổ vũ, cũng không giấu được sự thích thú.Và rồi, sau 90 phút nghẹt thở, đội bóng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã bản lĩnh giành lấy tấm vé vào bán kết, tiếp tục hành trình chinh phục ngôi vương trong sự vỡ òa niềm vui của các CĐV có mặt tại sân cổ vũ. Đây là lần đầu tiên họ góp mặt ở vòng chung kết và đã ngay lập tức lọt vào tốp 4 đội mạnh nhất.
Đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Hạn chế may rủi, tăng độ phân hóa
Ngày 21.3, thông tin từ Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định tạm giữ Nguyễn Văn Võ Quá (37 tuổi, trú thôn Lãnh Vân, xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân, Phú Yên), để điều tra về hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Cụ thể, Quá đã làm sổ đỏ giả để đi lừa đảo hàng tỉ đồng.Theo kết quả điều tra ban đầu, thông qua mạng xã hội, Nguyễn Văn Võ Quá đã đặt làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau đó dùng sổ đỏ giả này để bán 21,8 ha đất rừng trồng tại xã Phú Mỡ, H.Đồng Xuân cho bà N.T.M (42 tuổi, trú xã Phước Mỹ, TP.Quy Nhơn, Bình Định) với số tiền 870 triệu đồng.Vào 14 giờ ngày 12.3, khi đang nhận tiền từ bà M., Quá bị CSĐT Công an tỉnh Phú Yên phối hợp Công an xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân bắt quả tang.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, vào ngày 12.2, Văn phòng Đăng ký đất đai H.Đồng Xuân tiếp nhận hồ sơ đăng ký đo đạc của ông Lê Văn Kỷ (47 tuổi, thường trú tại thôn Phố Trạch, xã Phước Thuận, H.Tuy Phước, Bình Định) tại thửa đất số 701, tờ bản đồ số 27, diện tích 11,5 ha, đất rừng sản xuất, có địa chỉ thửa tại thôn Lãnh Vân, xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân do Sở TN-MT tỉnh Phú Yên cấp năm 2024. Sau khi xác minh, nhân viên văn phòng này phát hiện đây là sổ đỏ giả.Theo lời của ông Kỷ tại Văn phòng Đăng ký đất đai H.Đồng Xuân, ông mua lại miếng đất này từ Nguyễn Văn Võ Quá với giá 700 triệu đồng và được Quá hứa chịu trách nhiệm làm sổ đỏ.
Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban An toàn giao thông TP.HCM nêu giải pháp cho tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường, gây bất tiện, khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội TP.HCM ngày 16.1.Theo đó, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trật tự an toàn giao thông tại TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều… giảm rõ rệt.Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường vẫn diễn ra thường xuyên.Về nguyên nhân chính gây ùn tắc, ông Nguyễn Thành Lợi nhìn nhận: "Theo số liệu thống kê, TP.HCM tăng lưu lượng xe, tính từ 1.1.2025 tăng 11% so với năm trước. Đồng thời, trong thời gian qua, thành phố có nhiều lễ hội, sự kiện tại trung tâm, phải điều tiết phương tiện giao thông đi tuyến đường khác".Theo đó, về giải pháp trước mắt, ông Lợi cho biết: "Đến hết ngày 15.1, TP.HCM lắp được 301 bộ đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, tại 126 nút giao; mục tiêu đến ngày 19.1 sẽ lắp đặt 500 bộ. Sau đó, việc lắp đặt thêm sẽ trên cơ sở vừa làm vừa đánh giá hiệu quả".Đại diện lãnh đạo Ban An toàn giao thông TP.HCM kiến nghị phải đảm bảo việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ không ảnh hưởng đến an toàn giao thông của người đi bộ, người khuyết tật."Vì vạch kẻ ưu tiên người đi bộ bố trí sau vạch chờ đèn đỏ. Lắp đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, vô tình sẽ gây nguy hiểm cho người đi bộ, người khuyết tật... Do đó, việc lắp đặt phải cân nhắc kỹ ở những vị trí thật cần thiết, hạn chế tràn lan, tạo điều kiện để thói quen rẽ phải khi đèn đỏ tái diễn", ông Lợi nhìn nhận.Do đó, ông Nguyễn Thành Lợi thông tin, tiêu chí lắp đặt là các khu vực phát sinh dòng chờ kéo dài, khu vực ít ảnh hưởng đến người đi bộ, đảm bảo an toàn giao thông. Trên cơ sở đó, thống nhất được vị trí nào thì lắp ngay vị trí đó. Có những vị trí mà dù có lắp thì người dân cũng không rẽ được", ông Lợi thông tin.Ông Nguyễn Thành Lợi khuyến cáo, người dân cần tuân thủ thứ tự ưu tiên cho việc điều khiển, khi tham gia giao thông. Cụ thể, ưu tiên người điều khiển, sau đó mới tới đèn tín hiệu, hệ thống biển báo, công trình vạch hơn, hàng rào…Nêu giải pháp lâu dài giảm ùn tắc giao thông, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết TP.HCM có số lượng phương tiện tăng 7% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích đường đô thị chưa đạt, cần đầu tư nâng cấp, phát triển giao thông công cộng.Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM cho biết thêm: "Tình trạng ùn ứ giao thông còn xuất phát từ việc nhiều người dân không quan sát thấy đèn phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, để nhường lối rẽ. Vì thế, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu kẻ vạch, tạo lối đi".
Mua vé xe, tàu trở lại TP.HCM làm việc, coi chừng mất tiền và 'ôm cục tức'
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.