Tư vấn mùa thi ở ngôi trường 106 tuổi tại TP.HCM
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Child Development của Đại học Texas (Mỹ) đã xem xét cách cha mẹ sử dụng điện thoại thông minh trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh có tác động thế nào đến sự tương tác và phát triển khả năng nói lâu dài của bé, theo trang tin The Bump.Dữ liệu từ thí nghiệm cho thấy khi sử dụng điện thoại, cha mẹ nói chuyện với con trung bình ít hơn 16%. Với khoảng thời gian ngắn hơn từ 1 đến 2 phút sử dụng điện thoại, các nhà nghiên cứu đã chứng kiến sự gián đoạn lớn trong tương tác của họ với con, làm giảm khả năng nói của con xuống 26%. Dựa trên mức trung bình được quan sát là 4,4 giờ sử dụng điện thoại mỗi ngày, thật dễ dàng để thấy những sự gián đoạn này có thể cộng lại thành một tác động to lớn.Các tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Miriam Mikhelson và tiến sĩ Kaya de Barbaro chưa thể xác định các yếu tố cụ thể thúc đẩy mối liên hệ giữa việc cha mẹ sử dụng điện thoại và việc giảm đầu vào lời nói hoặc tác động lâu dài đến việc học ngôn ngữ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ khuyến khích phụ huynh chú ý hơn đến việc sử dụng điện thoại và cách nó có thể ảnh hưởng đến con họ.Các tác giả chia sẻ với Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Trẻ em (Mỹ) rằng trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc nhất quán và đáp ứng nhu cầu kịp thời, điều này có thể khó khăn hơn so với sự thoải mái khi dùng điện thoại thông minh."Tuy nhiên, một số phụ huynh có thể không đủ khả năng tắt hoặc cất điện thoại đi vì nghĩa vụ công việc hoặc các trách nhiệm khác mà họ phải đảm nhiệm", các học giả giải thích.Nghiên cứu còn đưa ra lời khuyên là phụ huynh nên thành thật với chính mình về mức độ mà điện thoại thông minh ảnh hưởng đến bản thân. Ý thức được việc này là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc con cái.Sôi nổi trận chung kết giải bóng đá 7 người tranh Cúp Minh Anh
Ngày 11.3, một lãnh đạo xã Tam Thái (H.Tương Dương, Nghệ An) xác nhận sự việc trên vừa xảy ra trên địa bàn xã. Theo thông tin ban đầu, tối 10.3, sau khi uống rượu ở nhà người thân, anh L.V.G (31 tuổi, ngụ bản Cánh Tráp, xã Tam Thái) để điện thoại và sạc pin dự phòng trong túi quần rồi đi bộ về nhà. Đến rạng sáng hôm sau, người dân đi làm rẫy phát hiện anh G. đang nằm bất động ven đường, cách nhà khoảng 200 m, trong tình trạng quần bị cháy hết, 2 chân và vùng kín bị bỏng nặng. Kiểm tra hiện trường, người thân phát hiện điện thoại của anh G. để trong túi quần bị cháy hỏng, sạc pin dự phòng không còn. Anh G. sau đó được đưa đến Trung tâm Y tế H.Tương Dương cấp cứu. Bước đầu, người thân anh G. nghi trên đường đi bộ về nhà, chiếc điện thoại hoặc sạc pin dự phòng để trong túi quần phát nổ khiến anh bị thương và ngất xỉu cho đến khi được phát hiện. Tại Trung tâm Y tế H.Tương Dương, các bác sĩ tiến hành sơ cứu vết thương ban đầu cho nạn nhân. Do vết thương rất nặng nên các bác sĩ đã cho chuyển bệnh nhân đến Bệnh đa khoa tỉnh Nghệ An để cấp cứu và điều trị.
Thùy Tiên tiết lộ từng làm lễ tân khách sạn
Năm 2019, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 2555/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh (H.Vân Canh, Bình Định), do Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P làm chủ đầu tư.Mục tiêu của dự án này là đầu tư xây dựng khu sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap nhằm cung cấp cho chuỗi nhà hàng của công ty tại TP.Quy Nhơn và phục vụ tiêu thụ nội địa. Năng suất và sản phẩm đầu ra 150 tấn rau các loại/năm.Đến năm 2020, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 1786/QĐ-UBND về việc cho Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P thuê đất để thực hiện dự án khu sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh với diện tích hơn 4,4 ha. Trong đó, 3,5 ha đất trồng cây hằng năm khác và gần 1 ha đất sản xuất vật liệu xây dựng.Ngày 22.1 vừa qua, Công an tỉnh Bình Định có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định về việc phối hợp kiểm tra công tác chấp hành về kinh tế, môi trường đối với dự án sản xuất rau nói trên. Theo Công an tỉnh Bình Định, từ khi đi vào hoạt động đến ngày 22.1, Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P đã triển khai dự án và đưa vào hoạt động các hạng mục, gồm: diện tích trồng rau, cây ăn trái; khu vực nuôi gà, heo, bò, dê, thỏ, giun quế; hệ thống xử lý nước thải phát sinh... Nhưng các hạng mục này không đúng với nội dung phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Bình Định và không có hồ sơ môi trường được cơ quan chức năng phê duyệt. Trước tình hình trên, để đảm bảo công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, môi trường, Công an tỉnh Bình Định đề xuất UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo Sở KH-ĐT (nay là Sở Tài chính) phối hợp Sở TN-MT, Sở NN-PTNT (nay là sở NN-MT) thành lập đoàn kiểm tra đối với dự án trên.Ngày 6.2, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ký văn bản giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở NN-MT cùng các ngành liên quan và UBND H.Vân Canh lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kinh tế, môi trường đối với dự án sản xuất rau an toàn nêu trên. Ghi nhận của PV Thanh Niên ngày 11.3, tại dự án sản xuất rau an toàn ở xã Canh Vinh, công nhân đang làm mái cổng chào đi vào dự án. Phía bên ngoài, tường gạch, rào lưới B40 được xây dựng kiên cố. Bên trong dự án có rất nhiều chuồng, trại dùng để nuôi gà, bò… Đến gần khu vực nuôi gà, mùi hôi bốc ra rất khó chịu. Theo quyết định phê duyệt 1/500 của UBND tỉnh Bình Định về dự án thì có hơn 72% là đất trồng rau, hơn 12% là đất xây dựng công trình, nhà điều hành, hơn 7% là đường nội đồng, gần 6,5% là mương thoát nước… Thế nhưng nhìn từ trên cao xuống, hơn 50% diện tích là chuồng, trại và công trình được xây dựng trên dự án.Ông Đoàn Đức Lâm (49 tuổi, ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh) có nhà ở bên cạnh dự án này cho biết, dự án được triển khai trồng rau sạch nhưng doanh nghiệp lại chăn nuôi nhiều con vật. "Mưa thì không nghe mùi, chứ đến mùa nắng mùi hôi ghê lắm", ông Lâm phản ánh.Bà Bùi Thị Song Toàn (ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh) bức xúc: "Mùa nắng, khoảng 5 giờ sáng mùi hôi đã bốc lên bay qua nhà dân, mùa mưa nước từ các chuồng trại chảy qua bên nhà tôi gây bể bờ ao nuôi cá. Người dân ở đây nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương về vấn đề này".Trước tình hình trên, UBND H.Vân Canh đã thành lập đoàn kiểm tra dự án này. Theo đó, trong quá trình sử dụng đất, Công ty CP đầu tư và xây dựng C.P đã xây dựng các công trình như chuồng trại nuôi bò, heo, dê, gà... nhà làm việc, nhà lưu trú cho công nhân và một số hạng mục công trình khác. Theo đoàn kiểm tra, công ty sử dụng đất không đúng mục đích được UBND tỉnh Bình Định cho thuê… Trong thời gian qua, công ty tiếp tục xây dựng các công trình, sử dụng nguồn nước, chuồng trại chăn nuôi phát sinh vấn đề về môi trường nhưng không báo cáo, cung cấp các hồ sơ, thủ tục pháp lý về việc xây dựng công trình, khai thác nguồn nước và hồ sơ môi trường.Ngày 14.3, làm việc với PV Thanh Niên về vấn đề trên, UBND H.Vân Canh cho biết, năm 2024, H.Vân Canh đã thành lập đoàn kiểm tra sau đó báo cáo lên UBND tỉnh Bình Định. Vừa qua, UBND tỉnh có văn bản thành lập đoàn kiểm tra, huyện đã nhận văn bản nhưng đến nay vẫn chưa thấy thành lập đoàn.Theo lãnh đạo UBND H.Vân Canh, mô hình làm rau sạch của dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap địa phương rất ủng hộ, nhưng chủ đầu tư lại chăn nuôi theo mô hình tuần hoàn, khép kín. Như vậy là sai mục đích với chủ trương đầu tư. "Huyện sẽ cho kiểm tra dự sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý. Vượt quá thẩm quyền, huyện sẽ đề xuất UBND tỉnh Bình Định xử lý theo quy định. Còn liên quan đến vấn đề môi trường, huyện sẽ cho kiểm tra, xử lý và khắc phục dứt điểm vấn đề này", ông Dương Hiệp Hòa, Chủ tịch UBND H.Vân Canh nói.
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp mùng 3 năm Giáp Thìn
Ngày 30.1, thông tin từ Đội CSGT tuần tra đường bộ cao tốc số 4 (Cục CSGT - Bộ Công an) cho biết, đơn vị này vừa lập biên bản xử phạt hành chính nhóm thanh, thiếu niên chạy xe máy trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu. Theo đó, nhóm thanh, thiếu niên trên vi phạm các lỗi: điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe không gắn biển số, không có giấy đăng ký xe... Tổng tiền phạt dự kiến là 78 triệu đồng. Lực lượng chức năng tạm giữ 6 xe máy vi phạm trong thời gian 7 ngày và đang tiếp tục điều tra xác minh để xử lý những người liên quan nếu có dấu hiệu vi phạm khi giao xe cho người chưa đủ điều kiện lái xe. Trước đó, vào ngày 29.1 (tức mùng 1 Tết), trên mạng xã hội đăng tải hình ảnh một nhóm thanh, thiếu niên điều khiển xe máy không đeo biển số, không đội mũ bảo hiểm, chạy tốc độ cao, trên tuyến cao tốc Bắc - Nam (Nghi Sơn - Diễn Châu) từ hướng Thanh Hóa vào Nghệ An. Sau khi nhận được thông tin phản ánh, lực lượng CSGT thuộc Đội 4 đã báo cáo cấp trên và phối hợp các lực lượng khác để chặn bắt. Đến khoảng 13 giờ 15 chiều cùng ngày, tại nút giao Diễn Cát (Diễn Châu, Nghệ An) thuộc cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu, tổ công tác đã chặn giữ thành công nhóm thanh niên trên. Qua kiểm tra, 6 xe máy đều tháo biển số để trong cốp xe. Người điều khiển không xuất trình được giấy tờ xe. Nhóm "quái xế" này gồm 11 thanh, thiếu niên, hầu hết đang học THPT và THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bước đầu, nhóm này khai nhận rủ nhau đi lễ chùa đầu năm nhưng do nhầm đường nên đã đi vào cao tốc. Về lý do tháo biển số xe, nhóm này cho rằng do sợ bị phạt nguội.