Hoàn cảnh đáng thương của 5 chị em mồ côi
Hơn 13 giờ ngày 11.1, Công an H.Bình Chánh (TP.HCM) vẫn đang phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ nổ tại công ty ép keo trên đường An Hạ (xã Phạm Văn Hai).Theo thông tin ban đầu, hơn 9 giờ cùng ngày, người dân nghe một tiếng nổ lớn, sau đó thấy vách tôn của công ty làm keo nằm tại mặt tiền đường An Hạ (xã Phạm Văn Hai, H.Bình Chánh) hư hỏng. Tiếp đó, khói tỏa ra mù mịt bên trong công ty này. Vụ việc nhanh chóng được báo cơ quan chức năng địa phương. Nhiều xe chữa cháy sau đó cũng được điều đến hiện trường. "Tiếng nổ lớn lắm. Nhà tôi cách công ty làm keo một con kênh mà rung chấn như động đất. Khi công an đến, tôi thấy một người nam bị thương được dìu ra ngoài đưa vào bệnh viện. Xe cứu thương lúc sau cũng được điều đến nhưng họ đóng cửa công ty lại nên mình không rõ tình hình bên trong như thế nào. Không biết có thêm người bị thương hay không", một người dân có nhà đối diện công ty làm keo cho biết.Ghi nhận tại hiện trường, hơn 13 giờ cùng ngày, cổng công ty làm keo đóng cửa, bên trong lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành khám nghiệm hiện trường. Bên ngoài công ty này, một xe chữa cháy vẫn đang túc trực tại lối ra vào công ty. Cách đó một đoạn là một xe cứu thương. Nhiều công an, lực lượng an ninh trật tự khác bảo vệ bên ngoài công ty làm keo, giữ an ninh trật tự, điều tiết giao thông qua khu vực.Trao đổi với Báo Thanh Niên, một lãnh đạo UBND xã Phạm Văn Hai (H.Bình Chánh) xác nhận, có xảy ra vụ nổ trên địa bàn. Nơi xảy ra vụ nổ là một cơ sở làm ép keo. Vị này cho biết, hiện Công an H.Bình Chánh cùng các đơn vị liên quan đang điều tra nên sẽ cung cấp thông tin sau.Khung cảnh 'những kim tự tháp' trăm năm ở miền Tây
"Mình còn thả cá, ốc dưới ao sen. Thi thoảng cho mọi người đến câu cá, bắt ốc cũng vui. Buổi tối khu vườn trở thành nơi tụ tập từ các bạn nhỏ đến thanh niên, chú bác nói chuyện rôm rả. Với mình thi khu vườn này quá ý nghĩa, giúp các bạn nhỏ hạn chế xem điện thoại, ra ngoài khám phá thiên nhiên nhiều hơn", chị Thảo cho hay.
Đường hư hỏng nặng
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sáng 2.2 (mùng 5 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), nhiều người dân ở Hà Tĩnh đứng dọc hai bên QL1A đón xe rời quê, trở lại các tỉnh, thành làm việc.Khu vực người dân đứng đợi xe nhiều nhất là tại các ngã ba, ngã tư và cây xăng. Tại đây, nhiều người với lỉnh kỉnh đồ đạc, ngồi vạ vật chờ xe đến đón. Mặc dù không được phép đón khách dọc đường, song do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao sau Tết nên nhiều nhà xe vẫn bất chấp quy định để đón khách. Ngồi trước cây xăng nằm bên QL1A ở xã Thạch Long (H.Thạch Hà, Hà Tĩnh), ông Nguyễn Văn Ba (45 tuổi, ngụ tại xã Thạch Châu, H.Thạch Hà) cùng con trai khoảng 10 tuổi tỏ ra khá mệt mỏi khi chờ đợi cả tiếng đồng hồ nhưng xe khách đã đặt vé từ trước vẫn chưa tới đón. "Gia đình tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk. Năm nay, chỉ có tôi và con trai về quê ăn Tết. Khi bắt xe về quê, tôi đã đặt luôn vé khứ hồi nhằm tránh tình trạng không có xe để rời quê sau Tết. Giá vé đi lại ngày Tết cũng tăng hơn gấp đôi, ngày thường tôi đi chỉ có 600.000 đồng/vé thì giờ tăng lên 1,5 triệu đồng. Dù giá vé tăng cao nhưng tôi vẫn chấp nhận để kịp quay trở lại nơi làm việc", anh Ba nói.Ngoài bố con anh Ba, tại khu vực cây xăng ở xã Thạch Long cũng có rất nhiều người với đồ đạc lỉnh kỉnh ngồi chờ xe khách tới đón để trở lại các tỉnh, thành phía nam làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết.Do lưu lượng phương tiện tăng cao sau Tết nên các xe di chuyển theo hướng Bắc - Nam qua Hà Tĩnh khá chậm, đây cũng là nguyên nhân khiến các xe khách không đúng giờ hẹn đến địa điểm đón khách.Ở chiều ngược lại, lượng người dân đứng đợi bắt xe dọc đường rời quê trở lại các tỉnh, thành phía bắc sau Tết có phần ít hơn. Lưu lượng phương tiện đi lại ở chiều này cũng ít hơn nên đường thông suốt, không bị ách tắc cục bộ.
Nguyễn Trần Hải, học sinh Trường THPT Võ Nguyên Giáp, kể: "Bàu Cá Cái thu hút em vì vẻ đẹp tự nhiên, khung cảnh yên ả. Ngoài ra, những dịch vụ ăn, uống… xung quanh điểm du lịch này có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền người trẻ. Và hơn nữa, nếu thích chụp ảnh "sống ảo" thì Bàu Cá Cái sẽ giúp tạo nên những bức ảnh nhiều tương tác".
Mô hình nuôi vịt biển sẽ giúp thanh niên làm giàu
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".