Bánh mì dì Thanh 30 năm nức tiếng: Chỉ 1 loại topping, mỗi ngày bán 2 tiếng
Ngày 11.2, Ban Chỉ huy quân sự H.Bù Đốp, tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Đảng uỷ - UBND xã Thanh Hòa tổ chức khởi công xây dựng nhà tình nghĩa quân – dân cho gia đình tân binh Dương Duy Khánh (19 tuổi, ngụ ấp 9, xã Thanh Hòa), là thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2025Theo đó, căn nhà nghĩa tình quân – dân được xây dựng trị giá 126 triệu đồng. Trong đó, Ban Chỉ huy quân sự H.Bù Đốp hỗ trợ 106 triệu đồng và ngày công xây dựng, vốn của gia đình 20 triệu đồng.Gia đình tân binh Dương Duy Khánh có 5 thành viên, là một trong những hộ khó khăn về nhà ở tại địa phương. Bố mẹ không có việc làm ổn định, lại hay đau yếu nên căn nhà xập xệ đã nhiều năm nhưng không đủ điều kiện xây lại. Nhận thức hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Khánh phải nghỉ học sớm phụ giúp gia đình để các em tiếp tục đến trường. Trước khi đi nhập ngũ, Khánh đã có thời gian làm việc tại Ban Chỉ huy quân sự xã Thanh Hòa.Vì yêu môi trường quân ngũ, ước mơ được khoác trên mình bộ quân phục, dù được nằm trong diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nhưng Khánh đã quyết tâm xung phong lên đường nhập ngũ, hoàn thành ước mơ được làm người lính và mong muốn góp sức trẻ của mình phát huy truyền thống quê hương.Theo đại diện Ban Chỉ huy quân sự H.Bù Đốp, trong chuyến thăm hỏi động viên thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ, thấu hiểu và chia sẻ trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình em Khánh, phải sống trong ngôi nhà bị xuống cấp, hư hỏng nặng, có thể sập bất cứ lúc nào nên đơn vị cùng địa phương đã quyết tâm, hỗ trợ xây mới ngôi nhà cho gia đình em, để em yên tâm thực hiện nhiệm vụ."Được cùng khởi công căn nhà mơ ước không chỉ của gia đình mà cá nhân nhân em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Cảm ơn sự quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền và Ban Chỉ huy quân sự huyện. Em hứa sẽ quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong quân ngũ", Khánh chia sẻ.Bà Nguyễn Kim Hạnh (mẹ của Khánh) cũng xúc động và tự hào vì trước ngày con nhập ngũ lại được hỗ trợ căn nhà, đồng thời hứa sẽ động viên con an tâm tư tưởng, chấp hành tốt kỷ luật quân đội, cố gắng lao động, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.Hồng Vân xót xa hoàn cảnh cặp vợ chồng từng tan vỡ vì người thứ ba
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Những người giữ đình xứ Đoài: Dân anh - dân em và chuyện thánh đình Chàng
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...
Tướng không quân bốn sao Brown vốn là một phi công chiến đấu, được biết đến với biệt danh C.Q., là người Mỹ gốc Phi thứ 2 từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ. Theo AP, việc ông Brown bị sa thải chắc chắn sẽ gây chấn động khắp Lầu Năm Góc. Trong 16 tháng tại nhiệm, ông đã phải đương đầu nhiều thách thức lớn, bao gồm cuộc xung đột ở Ukraine và căng thẳng leo thang tại Trung Đông."Tôi muốn cảm ơn tướng Charles CQ Brown vì hơn 40 năm phục vụ đất nước, bao gồm cả vai trò Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân hiện tại. Ông là một quý ông lịch thiệp và là một nhà lãnh đạo xuất chúng, và tôi mong ông và gia đình có một tương lai tươi sáng," Tổng thống Trump đăng trên mạng xã hội.Tướng không quân ba sao đã nghỉ hưu Dan Caine sẽ thay thế vị trí của ông Brown. Ông Caine từng là một phi công F-16 chuyên nghiệp, từng phục vụ trong quân ngũ và Lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ. Gần đây nhất, ông Caine là phó giám đốc phụ trách các vấn đề quân sự tại Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA).Theo truyền thống, các Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân vẫn giữ chức vụ ngay cả khi chính quyền thay đổi. Theo The New York Times, việc Tổng thống Trump sa thải ông Brown là một sự đảo ngược đáng kể so với năm 2020 khi ông từng đề cử tướng Brown làm tham mưu trưởng không quân Mỹ.Quyết định sa thải tướng Brown phản ánh quan điểm của Tổng thống Trump rằng giới lãnh đạo quân đội đang sa lầy vào các vấn đề đa dạng sắc tộc, giới tính, mất đi trọng tâm là lực lượng chiến đấu bảo vệ đất nước và không phù hợp với mục tiêu "Nước Mỹ trên hết".Trong một tuyên bố ngày 21.2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ca ngợi cả ông Caine và ông Brown, đồng thời thông báo về việc sa thải thêm 2 sĩ quan cấp cao là đô đốc Lisa Franchetti, Chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ và tướng Jim Slife, Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ.Bộ trưởng Hegseth cũng ủng hộ nỗ lực của ông Trump nhằm chấm dứt các chương trình thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trong hàng ngũ và sa thải những người phản ánh các giá trị đó.
Những bước chân chia sẻ: Hỗ trợ người nghèo đón tết
Đây là lô sách nhập khẩu từ Nhật Bản, bao gồm các đầu sách thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nội dung sách trải rộng từ các công nghệ hiện đại như cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, đến các lĩnh vực chuyên sâu như nhiệt động học, cơ học chất rắn và kết cấu.TS. Võ Tá Hân cũng đã nhiều lần tặng sách cho Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Năm 2023, ông tài trợ quyền truy cập vĩnh viễn 500 đầu sách điện tử (ebooks) từ Nhà xuất bản World Scientific (Singapore) cho thư viện nhà trường, với tổng trị giá khoảng 90.000 USD.TS. Võ Tá Hân sang Mỹ du học vào năm 1968 và tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) năm 1972. Sau đó, ông làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính tại nhiều quốc gia như Canada, Philippines và Singapore.Năm 1988, trong chuyến trở về thăm Việt Nam lần đầu tiên, ông nhận thấy sự thiếu thốn về tài liệu khoa học và kỹ thuật trong nước. Từ đó, ông khởi xướng chương trình "Books 4 Vietnam" nhằm quyên góp và chuyển sách khoa học kỹ thuật từ nước ngoài về Việt Nam. Trong hơn 30 năm qua, ông đã trao tặng hơn 1 triệu cuốn sách với tổng trị giá hàng triệu USD cho các thư viện, trường ĐH và cao đẳng trên cả nước.Tại buổi lễ, PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, chia sẻ rằng 1.018 đầu sách do gia đình TS. Võ Tá Hân trao tặng sẽ đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tài liệu phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập cho giảng viên, cán bộ và sinh viên. Đặc biệt, nguồn sách quý này không chỉ dành riêng cho Trường ĐH Bách khoa mà còn được chia sẻ với các trường ĐH khác qua hệ thống liên thư viện.Bà Lê Thị Mỹ Châu, phu nhân của TS. Võ Tá Hân, cho biết gia đình bà luôn mong muốn góp phần lan tỏa tri thức, đóng góp vào sự phát triển giáo dục tại Việt Nam, đặc biệt thông qua việc trao tặng sách.Theo bà Châu, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là một trong những trường ĐH kỹ thuật hàng đầu của cả nước, đào tạo những thế hệ sinh viên xuất sắc, đóng vai trò như "cánh chim đầu đàn" trong lĩnh vực kỹ thuật. Do đó, bà mong rằng lượng sách và tri thức này sẽ giúp ích cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường. "Đó cũng là tâm nguyện của những người Việt Nam xa xứ như gia đình chúng tôi, luôn hướng về Việt Nam với mong muốn xây dựng và phát triển đất nước", bà Châu chia sẻ.Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Thu, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết hiện nay nhiều trường ĐH trong nước vẫn còn thiếu hụt nhiều tài liệu về khoa học và kỹ thuật. Nhờ sự đóng góp của TS. Võ Tá Hân, trong nhiều năm qua, đã có hơn 1 triệu cuốn sách được chuyển về nước, giúp mở rộng tri thức cho đội ngũ giảng viên và sinh viên.Theo ông Thu, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM luôn cố gắng phát huy hiệu quả nguồn lực kiều bào, từ kinh tế, khoa học kỹ thuật đến tri thức. Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của TS. Võ Tá Hân và nhiều trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong việc chung tay xây dựng thành phố.