$559
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của M8M. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ M8M.Những hàng ghế đầy khán giả, với ánh mắt chăm chú hướng về màn hình máy chiếu để dõi theo từng đường bóng trong trận chung kết AFF Cup, trận đấu đội tuyển Việt Nam đã lên ngôi vô địch. Ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM có một không gian để các thân nhân, bệnh nhân có thể đón xem và cổ vũ đội tuyển Việt Nam thi đấu.Tại đây, có những bệnh nhân dù hàng ngày phải đối mặt với những nỗi lo bệnh tật nhưng khi nghe Việt Nam thi đấu thì họ vẫn cố gắng đi xem để cùng những người bệnh nhân, thân nhân khác hòa vào không khí sôi động, quên đi nỗi đau bệnh tật để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.Không thể trực tiếp tới sân đón xem cổ vũ nhưng thông qua màn hình, những ánh mắt của những thân nhân, bệnh nhân đều chăm chú hướng về đội tuyển thi đấu trong suốt thời gian thi đấu. Mỗi lần như vậy, họ có thêm niềm vui tinh thần để chiến đấu với những nỗi lo, hay những nỗi đau bệnh tật. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của M8M. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ M8M.Đến dự lễ khai mạc có ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL; ông Nguyễn Hồng Minh, Cục phó Cục TDTT; anh Nguyễn Đức Nguyên, Phó trưởng ban Thanh niên trường học T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Hữu Tú, Phó trưởng Ban Mặt trận thanh niên TƯ Đoàn, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam; ông Trần Văn Lam, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục thể chất Bộ GD-ĐT; chị Nguyễn Thị Ngọc Anh, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triền sinh viên Việt Nam; ông Nguyễn Văn Phú, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đồng trưởng Ban tổ chức giải; GS-TS Nguyễn Trung Việt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi; ông Hoàng Anh Tuấn, ủy viên Ban trọng tài VFF cùng các vị lãnh đạo ban giám hiệu các trường có đội tham dự vòng loại phía bắc. Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO là giải đấu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam giao cho Báo Thanh Niên phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức thường niên trong khoảng thời gian từ kỷ niệm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam 9.1 đến chào mừng Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26.3 và Ngày thể thao Việt Nam 27.3. Giải đấu này đã chính thức được đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia thường niên của VFF và Giải thể thao sinh viên Việt Nam VUG.Phát biểu chào mừng ở lễ khai mạc, PGS-TS Nguyễn Trung Việt - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi, bày tỏ sự vui mừng khi Trường ĐH Thủy Lợi tiếp tục đồng hành cùng giải mùa thứ ba liên tiếp với vai trò là đội chủ nhà. Ông tin tưởng rằng giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam sẽ tiếp nối những thành công từ 2 mùa trước và khẳng định giải đấu sẽ tiếp tục là sân chơi lành mạnh, bổ ích cho lứa tuổi sinh viên. Phát biểu khai mạc vòng loại khu vực phía bắc, nhà báo Trần Việt Hưng – Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, ủy viên BTC giải nhấn mạnh: "Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam là một sự kiện thể thao đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi giao lưu, học hỏi mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện tài năng, sức trẻ và tinh thần thể thao của mình.Sau 2 lần được tổ chức rất thành công, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam bước sang mùa thứ 3 trong sự chờ đón háo hức của các các trường đại học, cao đẳng, học viện trên cả nước. Giải đã trở thành sân chơi bổ ích, để các bạn trẻ rèn luyện thể chất, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự cống hiến vì cộng đồng. Thông qua giải đấu này, chúng ta cũng hy vọng sẽ tạo ra một môi trường để các bạn sinh viên kết nối với nhau, học hỏi kinh nghiệm và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Bóng đá là môn thể thao vua, mang lại những cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc. Mỗi trận đấu, dù kết quả có thế nào, đều là một bài học quý giá về tinh thần chiến đấu, tinh thần đồng đội và sự nỗ lực không ngừng. Tôi tin rằng, các đội bóng sẽ thi đấu hết mình, cống hiến cho khán giả những trận đấu hay và đầy kịch tính, theo đúng tinh thần của giải là chơi đẹp, thắng đẹp, cổ vũ đẹp", nhà báo Trần Việt Hưng nhấn mạnh. Giải năm nay có 67 đội tham dự, trong đó có 66 đội thi đấu vòng loại ở 5 khu vực (riêng đội chủ nhà Trường Đại học Tôn Đức Thắng được vào thẳng vòng chung kết). Vòng loại phía bắc có 9 đội bóng tranh tài, bao gồm: đội chủ nhà Trường Đại học Thủy Lợi, Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Đông Á, Trường Đại học VT-DL Thanh Hóa, Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung; Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.Ngay sau lễ khai mạc là trận khai mạc giữa Trường ĐH Thủy Lợi và Trường ĐH Đại Nam. Trận khai mạc cũng được xem là trận chung kết sớm của nhóm 1 khu vực phía bắc vì đây là 2 đại diện đều lọt vào trận play-off tranh vé đi tiếp đến VCK ở mùa 2. Thời điểm đó, Trường ĐH Thủy Lợi thắng play-off và sau đó trở thành á quân của giải còn Trường ĐH Đại Nam thất bại trước đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội và lỡ vé đến VCK. ️
Trưa 9.1, trên giường bệnh, Xuân Son phấn khởi cầm trên tay Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng. Anh là 1 trong số 6 cầu thủ của đội tuyển Việt Nam được nhận phần thưởng đặc biệt này, sau thành tích xuất sắc giành HCV AFF Cup. Xuân Son bày tỏ dòng trạng thái bằng tiếng Việt: Tuyệt vời!Theo chẩn đoán của các bác sĩ thuộc bệnh viện Vinmec, Xuân Son cần khoảng 9 tháng để hồi phục và trở lại sân cỏ. Đây là khoảng thời gian không ngắn với các cầu thủ chuyên nghiệp, thế nên đây cũng là thử thách cho những người gặp chấn thương. Trước Xuân Son, có những đồng nghiệp rất nổi tiếng cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự, họ cũng gãy chân sau những pha va chạm kinh hoàng trên sân cỏ, nhưng sau đó họ hồi phục và thi đấu rất tốt, giành lấy những vinh quang tiếp theo trong sự nghiệp.Nổi bật nhất trong số những cầu thủ nội từng bị gãy chân và quay trở lại là tiền vệ Đỗ Hùng Dũng. Cựu tuyển thủ quốc gia gặp chấn thương rất nặng trong 1 trận đấu thuộc giải V-League vào năm 2021. Năm đó, sau pha va chạm với tiền vệ Hoàng Thịnh trong trận đấu trên sân Thống Nhất, giữa 2 đội TP.HCM và Hà Nội FC, Hùng Dũng bị gãy chân.Khoảng 8 tháng sau ngày chấn thương, Đỗ Hùng Dũng quay lại sân tập của Hà Nội FC vào tháng 11.2021. Đầu mùa giải V-League 2022, Hùng Dũng trở lại thi đấu, sau khoảng 1 năm rời xa sân đấu chuyên nghiệp. Cầu thủ này thi đấu tốt sau thời gian dưỡng thương, được gọi trở lại đội tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup 2022. Năm đó, đội bóng của HLV Park Hang-seo lọt vào đến trận chung kết.Dưới thời HLV Philippe Troussier (người Pháp), Hùng Dũng tiếp tục là trụ cột, mang băng thủ quân của đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (diễn ra đầu năm 2024) và vòng loại thứ 2 World Cup 2026. Chỉ tiếc rằng giai đoạn đội tuyển Việt Nam được dẫn dắt bởi HLV Troussier là giai đoạn đội tuyển Việt Nam nói chung thi đấu không thành công, chứ bản thân Hùng Dũng không hề chơi kém trong khoảng thời gian trở lại sân cỏ sau chấn thương.Trên bình diện quốc tế, cựu tuyển thủ Tây Ban Nha Cesc Fabregas từng chấn thương rất nặng vào các năm 2008 và 2010, khi anh còn khoác áo Arsenal (Anh). Lần đầu là khi anh va chạm với đồng hương Xabi Alonso khi Arsenal đối đầu với Liverpool tại giải Ngoại hạng Anh, lần thứ nhì Cesc Fabregas bị gãy chân trong trận đấu giữa Arsenal với CLB Barcelona (Tây Ban Nha) tại UEFA Champions League.Những chấn thương này khiến sự nghiệp cầu thủ của Cesc Fabregas có những lúc bị gián đoạn. Anh buộc phải nghỉ nhiều tháng, phải trải qua quá trình phẫu thuật và hồi phục căng thẳng trước khi trở lại sân cỏ. Tuy nhiên, sau khi quay lại với bóng đá đỉnh cao, ngôi sao người Tây Ban Nha vẫn kéo dài sự nghiệp thi đấu của mình đến tận năm 2023. Trong khoảng thời gian sau đó, anh khoác áo thêm nhiều CLB lớn tại châu Âu sau ngày chấn thương, như Barcelona (2011 – 2014), Chelsea (Anh, 2014 – 2019), Monaco (2019 – 2022).Những trường hợp của Đỗ Hùng Dũng hay Cesc Fabregas sẽ tiếp thêm động lực cho Xuân Son trên hành trình trở lại sân cỏ. Điều quan trọng đối với tân vua phá lưới AFF Cup 2024, ở chỗ quá trình hồi phục của cầu thủ này diễn ra như thế nào, từ khâu chăm sóc y tế, vật lý trị liệu cho đến vấn đề dinh dưỡng.Trước đó, bác sĩ Trần Trung Dũng (người trực tiếp mổ cho Xuân Son) của Bệnh viện Vinmec, nơi Xuân Son đang điều trị, dành lời tâm huyết cho cầu thủ của đội tuyển Việt Nam: "Thể trạng của Xuân Son là thể trạng của người phương Tây, rất dễ tăng cân. Vì thế, chỉ cần Xuân Son giảm cường độ tập luyện, anh sẽ tăng cân rất nhanh, từ khoảng 90 kg hiện tại, cầu thủ này có thể vượt qua con số 100 kg khá nhanh.Vì thế, ca phẫu thuật mới chỉ là 1/10 quãng đường trở lại sân cỏ của Xuân Son trong thời gian tới. Sẽ có rất nhiều khó khăn cho Xuân Son ở những ngày phía trước. Xuân Son phải duy trì, kiểm soát cân nặng của bản thân. Cầu thủ này phải kiên trì tập hồi phục. Quá trình tập hồi phục cũng phù hợp với từng giai đoạn khác nhau, gồm giai đoạn chưa liền xương và đã liền xương. Rồi ngay ở giai đoạn liền xương cũng chia ra làm 2 phần khác nhau: giai đoạn mới liền xương, xương chưa chắc chắn và giai đoạn xương đã liền chắc. Mỗi giai đoạn phải có những bài tập khác nhau".Với cầu thủ giàu tính chuyên nghiệp và giàu nghị lực như Xuân Son, người hâm mộ luôn tin rằng sẽ anh sẽ hồi phục tốt, để các cổ động viên lại được thấy anh tỏa sáng trên sân cỏ trong thời gian sắp tới. ️
Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Huỳnh Thiên Kim (25 tuổi), cựu sinh viên ngành Việt Nam học (chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đang làm việc tại một công ty du lịch tại TP.HCM, cho biết do được bồi đắp phù sa nên cây trái xanh tốt, trái ngọt như: vú sữa, nhãn tím… Vào những ngày tết, ngoài các món ăn truyền thống như thịt kho trứng, gia đình cô còn xuống ao bắt cá, ốc.“Từ ngày 25 âm lịch gia đình mình đã rút nước trong ao ra, lội bùn bắt cá lóc, ốc bươu, hay ra sông lớn câu tôm, cá bông lau về làm đồ ăn cho ngày tết. Cá lóc nướng thơm ngọt cuốn bánh tráng truyền thống, hay canh chua cá bông lau nấu trái bần, ốc bươu nướng tiêu... là những đặc sản không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết bên cồn”, Kim chia sẻ. Theo Kim nơi đây nằm giữa dòng sông Hậu thuộc địa phận huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Cồn Phong Nẫm có thể là địa điểm mà TikToker "triệu view" Lê Tuấn Khang nhắc đến trong video, vì quê hương anh cũng ở Sóc Trăng. Cồn Phong Nẫm có vị trí rất đặc biệt vì là nơi tiếp giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.Kim cho biết cồn Phong Nẫm chỉ cách TP.Cần Thơ, trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 km theo tuyến đường Nam Sông Hậu (quốc lộ 91B), cách TP.Sóc Trăng khoảng hơn 40 km theo hướng quốc lộ 60 và đường Nam Sông Hậu.“Mặc dù bốn bề là nước nhưng cồn Phong Nẫm không bị trở ngại nhiều trong việc đi lại vì có hệ thống phà vận chuyển tương đối hoàn chỉnh. Những năm gần đây, hệ thống đường giao thông trong cồn được đầu tư đồng bộ với trục chính là tuyến đường trải nhựa từ bến phà Phong Nẫm, thị trấn An Lạc Thôn nối liền đến trung tâm xã, ô tô có thể chạy vi vu”, Kim chia sẻ.Lớn lên tại cồn Phong Nẫm, Nguyễn Thị Huỳnh Anh Thư (25 tuổi), tự hào vì quê hương là mảnh đất màu mỡ, cây trái xanh tốt và tôm cá đầy sông. Năm nay, Thư tận dụng sân vườn trước nhà để tạo nên không gian chụp ảnh với câu đối đỏ, hoa cúc vàng. Thư cho biết trên cồn có một chợ, tuy nhỏ nhưng bán đầy đủ tất cả các loại đồ dùng cần thiết. Thư cho biết mâm cơm ngày tết ở quê cô thường có thêm món tép xào với củ sắn, phần nhân này sẽ được cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt. Vé đi phà từ thị trấn An Lạc Thôn (tỉnh Sóc Trăng) qua cồn Phong Nẫm có giá 8.000 đồng/người kèm xe, nếu đi 2 người sẽ là 12.000 đồng.Theo Thư, mâm ngũ quả ở bên cồn đa dạng chủ yếu là trái cây có sẵn trong vườn. Năm nay nhà Thư chưng dưa hấu, mãng cầu, xoài, mận… “Chôm chôm là loại trái cây nên thử khi đến cồn. Trái ở đây ngọt đậm vị, thường chín rộ vào tháng 6 âm lịch”, Thư chia sẻ.Đều đặn hằng năm vào ngày 28 tết, gia đình của Nguyễn Thị Kim Thơ, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ, lại cùng nhau gói bánh tét. Trước đó 2 ngày, Thơ cắt lá chuối phơi cho dẻo, chẻ cây lát phơi khô để gói bánh. Bánh tét “bên cồn” của nhà Thơ đặc biệt vì có thêm nhân chuối, bên cạnh nhân đậu mỡ thường thấy. “Thậm chí nhà mình còn kết hợp 2 nhân chuối và đậu mỡ cùng trong một đòn bánh. Hương vị mặn ngọt của phần nhân được phối hợp lại, đậm vị miền Tây”, Thơ chia sẻ. Thơ cho biết thêm một số gia đình còn xào dừa non, trộn với đậu xanh làm thành một loại nhân ngọt đặc biệt cho bánh tét. ️