Mất ngủ và mối liên hệ với các bệnh lý thần kinh nguy hiểm
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Tim mạch châu Âu phát hiện mỡ giữa các cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong tim, theo báo Telegraph.Giáo sư Viviany Taqueti, bác sĩ tim mạch tại Trường Y Harvard, người tham gia nghiên cứu, chia sẻ rằng dữ liệu của họ lần đầu tiên cho thấy mô mỡ trong cơ tiềm ẩn nguy cơ cao hơn nhiều so với các loại mỡ khác như mỡ dưới da, mỡ ngoại tâm mạc quanh tim, hay mỡ tại gan.Một số người bị tình trạng gầy bên ngoài, béo bên trong (TOFI), họ không thừa cân nhưng họ vẫn tích tụ mỡ ở cơ.Tiến sĩ Bret Goodpaster, giám đốc khoa học tại tổ chức Advent Health (Mỹ) cho rằng khi bạn già đi, bạn sẽ tích tụ nhiều mỡ hơn. Vì vậy, những người lớn tuổi có cùng chỉ số BMI với người trẻ tuổi vẫn có khả năng sẽ tích mỡ cơ lớn hơn.Nói cách khác, bạn đang có cân nặng ổn, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh nhưng có mô mỡ quấn quanh cơ thì chưa chắc bạn không bị nguy cơ mắc bệnh tim."Nếu bạn có nhiều mỡ trong cơ thì bạn sẽ kháng insulin hơn và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn", tiến sĩ Bret Goodpaster nói thêm.Các nhà nghiên cứu còn tin rằng, mỡ trong và xung quanh cơ bắp của chúng ta có thể tích tụ do lượng calo dư thừa và lối sống ít vận động.Cơ bắp của bạn ít có khả năng bị mỡ tích tụ nếu bạn giữ chúng ở trạng thái tốt với các bài tập rèn luyện thường xuyên. Ngược lại, nếu chúng không khỏe mạnh, bạn dễ bị cơ mỡ, có thể dẫn đến bệnh vi mạch vành (CMD). Điều này dẫn đến đau ngực và một số trường hợp suy tim.Theo các nghiên cứu, cứ mỗi 1% mỡ cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc CMD của một người lên 2% và nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn lên 7%.Thông qua nghiên cứu, giáo sư Taqueti kỳ vọng việc đánh giá mỡ cơ góp phần quan trọng vào sự nhận định căn bệnh béo phì, vì theo bà, sử dụng "các số liệu thô như chỉ số khối cơ thể (BMI), là chưa đủ".'Con muốn sống': Bà đừng cạo tóc của con nữa nha
Ông Phạm Thanh Sơn, công chức văn hóa xã Tam Phước cho biết đã từ lâu nay ông chưa thấy đoàn đám cưới đưa đón dâu của người dân xã An Nhất và xã Tam Phước đi qua cầu Bà Nghè.
Nộm bò khô và bánh bột lọc trên con phố ngắn nhất Hà Nội
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
Trận hòa 1-1 trước CLB Hà Tĩnh ở vòng 10 V-League 2024 - 2025 khiến CLB Thanh Hóa của HLV Velizar Popov bị đối thủ bám đuổi phả hơi nóng vào gáy. Tuy nhiên, hãy nhìn bức tranh tổng thể. Trong bối cảnh phải đá với mật độ dày đặc từ V-League đến giải Đông Nam Á (15 trận từ đầu giải, nhiều hơn ít nhất 3, 4 trận so với các đội khác), thầy trò ông Popov làm được gì? Giữ ngôi đầu bảng V-League, còn nguyên cơ hội đi tiếp ở giải vô địch Đông Nam Á, và có chuỗi 13 trận bất bại trên mọi đấu trường. CLB Thanh Hóa làm được điều đó khi từng trải qua giai đoạn vắng chân sút chủ lực Rimario Gordon, lực lượng thay đổi đến quá nửa so với mùa trước và áp lực thành công hiển nhiên lớn hơn. Chưa thể biết CLB Thanh Hóa đi về đâu ở mùa giải này, khi với lực lượng mỏng, rất khó để thầy trò ông Popov đua tranh tại V-League. Thực tế là 2 mùa giải vừa qua, đội bóng xứ Thanh thường đá rất "bốc" ở lượt đi, nhưng lại đuối sức ở lượt về. Dù vậy, phải thừa nhận HLV Popov rất giỏi. Ông không chỉ tài năng khi xoay xở tốt với ngân sách chuyển nhượng và nguồn cầu thủ hạn chế, mà còn nói được, làm được. Một mẫu chiến lược gia ồn ào và ưa... phàn nàn về mọi vấn đề từ sân bãi, trọng tài đến lịch thi đấu (không HLV nào nhận nhiều thẻ vàng như ông Popov trong 2 năm qua), nhưng làm việc tận tâm và chiến đấu bằng cả trái tim. Là một trong không nhiều HLV ở V-League có sự nể trọng từ các cầu thủ, để trên nền tảng đó, nhà cầm quân người Bulgaria đã giúp CLB Thanh Hóa "lột xác", trở thành tập thể có triết lý chơi đặc sắc, khoa học và nhiệt huyết bậc nhất giải. Trên con đường độc đạo ở CLB Thanh Hóa, HLV Popov không phải mẫu người muốn thỏa hiệp. Cựu HLV đội U.23 Myanmar gò đội Thanh Hóa vào khuôn khổ rèn thể lực khắc nghiệt, bởi với đội bóng có thực lực khiêm tốn hơn, muốn thắng thì chỉ có cách tranh chấp khỏe hơn, chạy nhiều hơn. Cầu thủ phảng phất tinh thần chiến đấu chân phương và chất phác ấy của CLB Thanh Hóa chính là Doãn Ngọc Tân. Sau khi cùng đội tuyển Việt Nam đá trận "khổ chiến" với Thái Lan ở chung kết lượt về AFF Cup 2024, Ngọc Tân chỉ cần nghỉ thêm 2 ngày, sau đó lại cùng Thanh Hóa cầm hòa đội mạnh BG Pathum của Thái Lan với Chanathip Songkrasin trong đội hình. Ở V-League, khi các đội ngày càng "bão hòa" về triết lý chơi, hoặc xây dựng thành công trên nền tảng kim tiền, có một đội bóng với màu sắc riêng như Thanh Hóa của ông Popov là điều đáng quý.HLV Polking có nhiều điểm chung với Popov: từng làm việc ở Thai League, mang hơi thở bóng đá châu Âu (ông Polking gốc Đức, còn Popov là người Bulgaria) đến Đông Nam Á, có triết lý chơi chủ động. Nếu HLV Popov ưa thích pressing và lối chơi trực diện, cơ bắp, ông Polking lại thích kiểm soát bóng và điều tiết nhịp độ chơi ở mức độ chủ động cao nhất có thể. Định mệnh cũng mang đến cho cả hai những tập thể phù hợp nhất để triển khai lối chơi. HLV Popov phải xoay xở với đội Thanh Hóa vốn "đong gạo" từng mùa, còn ông Polking nắm quyền ở CLB Công an Hà Nội (CLB CAHN) vốn không có gì ngoài... ngôi sao. Các tuyển thủ quốc gia chất lượng, ngoại binh tốt nhất, Việt kiều cũng giỏi nhất. Rất nhiều nguyên liệu để HLV Polking nhào nặn lối chơi tấn công cống hiến và đẹp mắt, như ông từng làm được ở đội tuyển Thái Lan hay Bangkok United xưa kia. Dù vậy đến lúc này, CLB CAHN của ông Polking vẫn vất vả tìm đường. Vị trí thứ 6 không phải vấn đề bởi mùa giải còn dài. Nhưng, trận hòa SLNA hay một loạt trận đấu nhạt sắc, rời rạc trước đó đặt ra cho HLV gốc Đức câu hỏi: cần bao nhiêu thời gian để triết lý của ông thành hình? HLV Polking khẳng định bản thân được tin tưởng, song với nguồn đầu tư lớn về lực lượng, có thể CLB CAHN sẽ không chờ đợi lâu.So với HLV Popov, đường tiến của ông Polking thuận lợi hơn. Nhưng, để tạo ra dấu ấn như người đồng nghiệp ngoại quốc, cựu HLV đội Thái Lan còn phải cố gắng nhiều!
Hút giới siêu giàu tới Việt Nam, tại sao không ?
"Tập luyện liên tục, quá nhiều và nhanh trong thời gian ngắn dẫn đến việc cơ thể bị quá tải, chưa thể thích nghi kịp thời. Điều này lâu dài, vô tình phản tác dụng, gây ra những tổn thương về mặt thể chất, tinh thần", anh Hưng Võ nói.