Thưởng Tết Giáp Thìn ở Hà Tĩnh cao nhất 50 triệu đồng/người
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.Chuyển nhượng mùa hè: Barcelona tìm cách đưa Donny van de Beek rời khỏi M.U
Chiều 2.3, thông tin từ Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết đơn vị vừa cấp cứu kịp thời cho một ngư dân gặp nạn trong lúc đi đánh bắt trên biển.Vào lúc 9 giờ 30 phút hôm nay (2.3), Biên đội tàu tuần tra, kiểm soát, giám sát hoạt động nghề cá trên biển thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị đang thực hiện nhiệm vụ thì nhận được tin báo đề nghị cấp cứu ngư dân gặp nạn trên tàu cá QT-9331 TS.Sau khi nắm được thông tin, lực lượng chức năng đã tiếp cận tàu cá và đưa ngư dân Lương Văn Được (46 tuổi, trú tại TT.Cửa Việt, H.Gio Linh) vào đảo Cồn Cỏ để cấp cứu.Ông Được trong lúc gỡ lưới đánh cá (kẹt ở chân vịt) đã bị sóng đánh và va đập gây chấn thương. Hiện tại, sức khỏe của ngư dân cơ bản ổn định.Lực lượng Bộ đội biên phòng Quảng Trị cũng trao tặng cờ Tổ quốc và tuyên truyền cho ngư dân trên tàu cá QT-9331 TS các quy định về hoạt động khai thác thủy sản, các quy định về chống khai thác IUU khi đánh bắt trên biển.
Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc gây tranh cãi đầu năm 2024
Quy chế mới quy định: "Tuyển sinh THCS được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Tiêu chí xét tuyển do Sở GD-ĐT hướng dẫn cụ thể, bảo đảm thực hiện việc xét tuyển công bằng, khách quan, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.Đối với trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp THCS thuộc đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, tiêu chí xét tuyển do đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lý hướng dẫn hoặc thực hiện theo hướng dẫn của sở GD-ĐT nơi trường đặt trụ sở".Theo Bộ GD-ĐT, sẽ chỉ còn phương thức duy nhất là xét tuyển vào lớp 6 THCS, điều này áp dụng cho cả trường công lập và tư thục. Trước đó, năm 2015, Bộ GD-ĐT quy định "cấm thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức". Sau 3 năm thực hiện, nhiều bất cập nảy sinh. Đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội có các trường chất lượng cao, hệ THCS trong trường chuyên… không tuyển sinh theo tuyến mà chọn lọc đầu vào nên phải sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng nhận giải các cuộc thi ở cấp tiểu học, xét học bạ "toàn 10".Điều này dẫn tới những tiêu cực, bất công bằng trong xét tuyển, thậm chí phải "chạy" học bạ đẹp, học sinh tốn kém tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế để có chứng nhận đoạt giải…Năm 2018, sau 3 năm thực hiện việc xét tuyển như trên, Bộ GD-ĐT sửa quy chế, cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh vào lớp 6 đối với một số trường "đặc thù".Ngoài quy định "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển", từ năm 2018, Bộ GD-ĐT sửa Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT bổ sung như sau: "Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở giáo dục - đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển, hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh".Năm vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các địa phương như Hà Nội, TP.HCM dừng tuyển sinh hệ THCS trong trường THPT chuyên vì luật Giáo dục không cho phép tồn tại trường THCS chuyên. Thông tư quy định về hoạt động của trường chuyên cũng nêu rõ bỏ hệ không chuyên trong trường chuyên. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, khối THCS của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội) và khối THCS của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) đã phải dừng tuyển sinh từ năm 2024. Đây cũng là những trường tổ chức thi tuyển vào lớp 6 rất căng thẳng với mức độ cạnh tranh gay gắt.Dù vậy, tại Hà Nội vẫn còn khá nhiều trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 bằng hình thức thi tuyển, kiểm tra như: THCS Nguyễn Tất Thành, THCS Ngoại ngữ, THCS Cầu Giấy, THCS Thanh Xuân, THCS Nam Từ Liêm, THCS Lê Lợi,...Bên cạnh đó, hàng loạt trường THCS tư thục ở Hà Nội lâu nay đều tổ chức thi để tuyển sinh vào lớp 6 do không tuyển sinh theo tuyến, số lượng dự tuyển lớn hơn nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh…Tại TP.HCM, cũng có nhiều trường đang áp dụng hình thức thi tuyển vào lớp 6, bao gồm cả trường công lập và tư thục.Bộ GD-ĐT cho rằng, quy chế thay đổi theo hướng không gây áp lực tốn kém cho phụ huynh, học sinh và xã hội. Có tác dụng thúc đẩy hoạt động giáo dục toàn diện, chuẩn bị bước đầu cho học sinh những phẩm chất, năng lực để có đủ điều kiện học tập ở cấp học cao hơn hoặc có thể học nghề theo định hướng hướng nghiệp, phân luồng. Ngoài ra, phương thức tuyển sinh cũng phải gắn kết được quá trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên với kiểm tra đánh giá định kỳ; phù hợp với xu thế đổi mới.Vì vậy, Bộ GD-ĐT mong các sở GD-ĐT sớm có hướng dẫn tiêu chí xét tuyển theo hướng thúc đẩy phát triển giáo dục toàn diện chứ không chỉ dựa vào kết quả học tập ở cấp tiểu học để tuyển sinh lớp 6.
Những ngày gần đây, nhiều giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa bức xúc khi đã được tuyển dụng vào viên chức nhưng không được xếp lại lương (tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) theo quy định khiến họ bị thiệt thòi. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, giáo viên khi tuyển dụng làm viên chức thì UBND cấp huyện (đơn vị tuyển dụng) phải căn cứ theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29.11.2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực từ ngày 15.1.2019); Thông tư số 05 do Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 2 và lên hạng 1 đối với viên chức hành chính, viên chức văn thư, viên chức lưu trữ; xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức (có hiệu lực từ ngày 15.8.2024) và một số quy định, hướng dẫn khác để xếp lương cho viên chức.Tuy nhiên, H.Hoằng Hóa đã "bỏ quên" việc xếp lại lương cho giáo viên được tuyển dụng làm viên chức trong giai đoạn từ năm 2018 - 2024, với số lượng 191 giáo viên. Không chỉ "quên" xếp lại lương mà H.Hoằng Hóa còn "quên" điều chỉnh phụ cấp thâm niên nhà giáo cho nhiều giáo viên khác. "Theo quy định thì chúng tôi thuộc diện được xếp lương với mức cao hơn hiện tại khi được tuyển dụng vào viên chức. Nhưng đến nay đã nhiều năm tính từ khi Nghị định 161 có hiệu lực, và hơn 6 tháng từ khi Thông tư 05 có hiệu lực, UBND H.Hoằng Hóa vẫn chưa thực hiện xếp lương tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho chúng tôi. Chúng tôi cũng đã làm đơn gửi UBND H.Hoằng Hóa, thậm chí đến trực tiếp hỏi Phòng Nội vụ huyện (đơn vị tham mưu, thực hiện các thủ tục xếp lương cho viên chức - PV) nhưng cũng không biết khi nào mới được xếp lương theo quy định", một giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa cho hay.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hùng Thao, Trưởng phòng Nội vụ UBND H.Hoằng Hóa, xác nhận việc huyện này chưa thực hiện xếp lại lương cho 191 giáo viên là đúng thực tế.Ông Thao lý giải nguyên nhân chậm xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là do các quy định không nói rõ xếp lương tính từ thời điểm giáo viên được tuyển dụng vào viên chức hay từ thời điểm quy định có hiệu lực."Do các quy định chưa rõ ràng nên chúng tôi chưa biết khi xếp lương cho giáo viên thì tính từ thời điểm nào. Còn số lượng giáo viên và các loại hồ sơ chúng tôi đã tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ. Do đó, chúng tôi đang có văn bản để gửi Sở Nội vụ xin ý kiến" ông Thao nói.Ông Thao cho biết thêm, sắp tới, khi có hướng dẫn của Sở Nội vụ, nếu tiến hành xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thì phải cần gần 14 tỉ đồng để trả lại tiền cho giáo viên (giáo viên truy lĩnh) theo quy định. Do đó, H.Hoằng Hóa phải chờ tỉnh bố trí kinh phí thì mới có thể thực hiện.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2018 - 2024 cũng tuyển dụng giáo viên vào viên chức như H.Hoằng Hóa, nhưng các địa phương đều căn cứ theo quy định hiện hành để kịp thời xếp lại lương cho giáo viên, nên không xảy ra tình trạng "bỏ quên" quyền lợi giáo viên như ở H.Hoằng Hóa.Sáng 21.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Quốc Huy, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa, cho biết ông chưa nhận được báo cáo của UBND H.Hoằng Hóa về sự việc như nêu trên.Theo ông Huy, về nguyên tắc là khi các địa phương tuyển dụng giáo viên phải thực hiện xếp lương theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ông Huy cũng cho biết, từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa từng xảy ra việc "quên" xếp lại lương cho viên chức như ở H.Hoằng Hóa hiện nay.
Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 18: An Nhiên 'máu lạnh' cỡ nào?
Ngày 7.2, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, anh B.Q.Đ (ngụ tỉnh Thái Bình) cho biết, sự cố khe co giãn trên đường cao tốc bung khỏi mặt đường khiến chiếc xe ô tô của anh bị nổ lốp phải sửa hết khoảng gần 20 triệu đồng."Hai lốp trước và sau bên phụ bị nổ, 2 lazang cũng bị hỏng, nên tôi phải đưa vào hãng sửa chữa, thay thế hết gần 20 triệu đồng. May mà tôi còn kịp xử lý, chứ nếu mất lái, hoặc không xử lý kịp bị xe sau húc vào thì không biết chuyện gì xảy ra nữa. Sự cố đó quá nguy hiểm", anh Đ. cho hay.Trước đó, khoảng 17 giờ 40 ngày 6.2, anh Đ. điều khiển xe ô tô trên cao tốc QL45 - Nghi Sơn theo hướng Thanh Hóa - Hà Nội, khi đến giữa cầu Trung Chính (địa phận xã Trung Chính, H.Nông Cống, Thanh Hóa) thì khe co giãn bật ra khiến xe của anh bị nổ lốp. Thời điểm này trên xe chỉ có một mình anh Đ.Khe co giãn được làm bằng tấm sắt dài, dạng răng lược và nặng khoảng 40 kg, một mặt nhẵn (phần mặt ngửa lên mặt đường), mặt còn lại gắn nhiều ốc vít sắt (mặt vít ốc xuống nền đường).Đại diện đơn vị quản lý, khai thác cao tốc QL45 - Nghi Sơn cho biết, trong tối 6.2, đơn vị đã cho khắc phục tạm thời sự cố khe co giãn bị bong để phương tiện lưu thông. Ngày 7.2, Ban Quản lý dự án 2 (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT) cùng với nhà thầu tiến hành kiểm tra hiện trạng, đánh giá nguyên nhân và đưa ra phương án sửa chữa cụ thể. Đoạn cao tốc QL45 - Nghi Sơn có chiều dài tuyến 43,28 km, điểm đầu thuộc địa phận xã Tân Phúc (H.Nông Cống, Thanh Hóa; tại Km337+000, trùng với điểm cuối đoạn cao tốc Mai Sơn - QL45), điểm cuối thuộc địa phận xã Tân Trường (TX.Nghi Sơn, Thanh Hóa; tại Km380+000, trùng với điểm đầu đoạn cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu). Tổng mức đầu tư đoạn cao tốc QL45 - Nghi Sơn hơn 5.500 tỉ đồng.