Núi rác trước cổng trường
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.Trùng trục xào hành răm ngọt ngào phù sa sông Tích
VIDEO: 5 ô tô bị khách Việt ‘thờ ơ’ nhất 6 tháng đầu năm 2021
Quang Hải sẽ dễ hòa nhập hơn với bóng đá Nhật Bản
Tác phẩm Đường vào thiền (The path of meditation) tập hợp những bài giảng của Osho trong một khóa thiền do ông hướng dẫn, diễn ra trong 3 ngày tại khu đồi Mahabaleshwar, không chỉ giúp hiểu rõ về thiền mà còn hướng dẫn tìm lại sự cân bằng, tỉnh thức và chạm vào thế giới bên trong của mình.Tác giả Osho mở đầu cuốn sách bằng một nhận định đầy thấu triệt: "Không phải ai cũng thực sự giác ngộ và không phải ai cũng mong muốn tìm ra sự thật. Đa số chúng ta chỉ trôi dạt giữa cuộc đời, bị cuốn theo những nghĩa vụ, những tham vọng, khát khao nửa vời mà chưa bao giờ thực sự dừng lại để tự hỏi: Ta là ai? Mục đích của sự tồn tại này là gì? Ta sống theo quán tính, theo những khuôn mẫu được định sẵn, nhưng hiếm khi có đủ dũng khí để nhìn sâu vào tâm thức và tự vấn về sự tồn tại".Ở Đường vào thiền, Osho phá vỡ nhiều quan niệm sai lầm về thiền, đặc biệt là ý niệm cho rằng thiền là một trạng thái mà ta có thể đạt được bằng sự cố gắng hay kỷ luật tinh thần. Theo ông, thiền không phải là hành động ép buộc tâm trí phải im lặng, cũng không phải là một phương pháp nhằm đạt được một trạng thái đặc biệt nào đó. Ngược lại, thiền là sự buông bỏ, là một quá trình quan sát tự nhiên, nơi ta để cho mọi thứ diễn ra mà không can thiệp, không phán xét, không níu giữ hay kháng cự. Thiền với bậc thầy Osho không chỉ là ngồi yên nhắm mắt. Nó là một trạng thái của toàn bộ con người. Cơ thể cũng là một phần của thiền. Osho khuyên rằng trước khi có thể đi vào thiền, ta cần có một cơ thể thuần khiết, không bị cản trở bởi những xung động bị dồn nén. Những cảm xúc không được bộc lộ, những căng thẳng tích tụ sẽ tạo ra các rào cản ngăn ta đi sâu vào chính mình. Vì vậy, một phần quan trọng của thiền là giải phóng cơ thể khỏi những tắc nghẽn, là sống một cách tự nhiên và không bị đè nén.Osho đã khẳng định: "Sáng tạo vĩ đại nhất của con người là chính họ, là khả năng tự nhận thức của họ. Bất kỳ thứ gì khác mà họ tạo ra đều không có nhiều giá trị như vậy, nó sẽ giống như vẽ trên mặt nước. Nhưng những gì họ tạo ra bên trong chính mình sẽ giống như hình khắc trên đá: không bao giờ có thể bôi xóa, nó sẽ mãi ở bên họ".Một trong những điểm quan trọng mà Osho nhấn mạnh là thiền không có công thức chung cho tất cả. Mỗi người cần tìm ra con đường phù hợp với mình. Một số người sẽ tìm thấy thiền trong sự im lặng, số khác tìm thấy nó trong chuyển động, trong âm nhạc, hoặc ngay cả trong những hoạt động hằng ngày. Điều quan trọng nhất là sự hiện diện trọn vẹn trong từng khoảnh khắc.Trong một thế giới đầy biến động, nơi con người không ngừng tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài, thiền chính là lời nhắc nhở rằng mọi thứ ta đang tìm kiếm đã luôn ở đây, bên trong chính ta.Đường vào thiền không đơn thuần là một cuốn sách hướng dẫn thiền, mà là một lời mời để ta dừng lại giữa cuộc sống vội vã, để lắng nghe chính mình, để nhìn thấu những ảo tưởng và quay về bản thể bên trong. Suy cho cùng, thiền không có điểm đến nhưng chính trong sự buông bỏ và hiện diện trọn vẹn, đã cho ta tìm thấy tất cả những điều chỉnh mỗi khi có cảm giác như mất phương hướng.
Trao đổi với Thanh Niên chiều 2.1, ông V.Đ.H., Chánh thanh tra H.Bình Giang (Hải Dương), cho biết đã trình bày với cơ quan điều tra mọi vấn đề liên quan đến vụ việc đâm ô tô vào rạp đám tang ven đường tỉnh 392, thuộc địa bàn TT.Kẻ Sặt (H.Bình Giang).Nói về thông tin khi gây tai nạn thì trong người có nồng độ cồn, ông H. cho hay điều này không khẳng định là bản thân ông đã uống rượu, bia trước đó."Nồng độ cồn là việc của nồng độ cồn. Đừng nghĩ có nồng độ cồn là do uống rượu, uống bia. Bây giờ các bạn lại cứ bảo có nồng độ cồn rồi lại hỏi tôi trước đó đã uống rượu ở đâu", ông H. phân bua và từ chối chia sẻ thông tin về việc trước đó đã ăn, sử dụng đồ ăn, thực phẩm gì khiến cơ thể có nồng độ cồn.Như đã đưa tin, trước đó, vào 14 giờ ngày 31.12.2024, ô tô biển kiểm soát 34A-707.XX do ông H. điều khiển, khi di chuyển trên đường tỉnh 392 đã đâm thẳng vào rạp đám tang do gia đình ông Đ.V.T dựng chiếm dụng lòng đường tại Km 0+200 đường tỉnh 392.Vụ tai nạn làm 5 người bị thương, được đưa đi bệnh viện điều trị. Kiểm tra nồng độ cồn sau vụ tai nạn, lực lượng chức năng xác định ông này có vi phạm.Nguyên nhân vụ việc bước đầu được xác định là do ông H. không chú ý quan sát khiến ô tô đâm vào rạp đám tang dựng trên đường tỉnh 392, ngược với hướng ô tô đang di chuyển.Cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân vụ tai nạn cũng xuất phát từ việc gia đình ông Đ.V.T (người địa phương) dựng rạp chiếm lòng đường tỉnh 392.Sau khi xảy ra vụ tai nạn, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu đã giao Công an tỉnh Hải Dương chỉ đạo Công an H.Bình Giang và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm.Đối với UBND H.Bình Giang, cần khẩn trương làm rõ, xem xét trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc để người dân dựng rạp đám tang dưới lòng đường (nếu có).
Khi thầy cô bị... bắt nạt
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, sau khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 30 về Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, nhằm xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, tổ chức tuyển sinh của các đơn vị, Sở GD-ĐT đề nghị phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức nghiên cứu, triển khai và phổ biến quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT.Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả và kinh nghiệm triển khai công tác tuyển sinh năm học 2024-2025 tại các đơn vị trên địa bàn. Trên cơ sở đó, tổng hợp và đề xuất các nội dung, kiến nghị cần bổ sung vào kế hoạch tuyển sinh đầu cấp của thành phố năm học 2025-2026 nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh. Trong đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT, yêu cầu việc đánh giá, kiến nghị cần tập trung vào các nội dung trọng tâm: Theo quy định, sau khi các phòng GD-ĐT đóng góp ý kiến, Sở GD-ĐT tổng hợp và xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 và trình UBND TP.HCM phê duyệt. Dự kiến tháng 3, TP.HCM sẽ công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10.Từ năm học 2023-2024 đến nay, TP.HCM đã lần lượt thực hiện việc tuyển sinh các lớp đầu cấp trên toàn thành phố bằng hình thức trực tuyến trên cổng thông tin tuyển sinh của thành phố (https://tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn) kết hợp bản đồ GIS, trong đó ưu tiên học sinh đăng ký học trường gần nơi cư trú.Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp được các phòng GD-ĐT chia thành 2 đợt: Đợt 1 ưu tiên giải quyết chỗ học cho học sinh trên địa bàn; Đợt 2 căn cứ các đơn vị chưa tuyển đủ học sinh so với chỉ tiêu được giao, ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp quyết định về việc tuyển sinh đợt 2.