Cậu học trò nghèo mù lòa cần giúp đỡ
Giá heo hơi tăng chủ yếu ở các tỉnh phía nam. Theo đó, heo hơi tại Hậu Giang 61.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng; Sóc Trăng tăng 2.000 đồng lên mức cao nhất 63.000 đồng/kg - ngang với Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Bến Tre. Giá heo hơi miền Nam dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg, nâng mức bình quân khu vực lên 61.900 đồng/kg.Riot sắp tung trò chơi ngoại truyện của Liên Minh Huyền Thoại
Theo TechRadar, ngay trước thềm sự kiện Galaxy Unpacked, Samsung vừa tung ra một chính sách hậu mãi hấp dẫn dành cho người dùng điện thoại Galaxy.Theo đó, khách hàng đăng ký gói bảo hành 'Care Plus Theft and Loss' sẽ được sửa chữa màn hình nứt miễn phí không giới hạn số lần. Ưu đãi này áp dụng cho cả điện thoại, smartwatch và máy tính bảng Galaxy.Trước đây, người dùng phải trả 29 USD cho mỗi lần sửa chữa màn hình. Đây được xem là một thay đổi đáng kể, giúp người dùng tiết kiệm đáng kể chi phí, đặc biệt là khi tất cả thiết bị Galaxy đều sử dụng màn hình cảm ứng bằng kính, dễ bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng.Với Care Plus Theft and Loss, người dùng có thể yên tâm sử dụng thiết bị mà không lo lắng về chi phí sửa chữa màn hình. Dịch vụ được thực hiện ngay trong ngày tại hơn 700 địa điểm ủy quyền của Samsung. Ngoài sửa chữa màn hình miễn phí, gói Care Plus Theft and Loss còn mang đến nhiều lợi ích khác như:Việc Samsung tung ra ưu đãi hấp dẫn này ngay trước thềm sự kiện Galaxy Unpacked khiến nhiều người tin rằng đây là một chiến lược nhằm thu hút sự chú ý của người dùng vào dòng sản phẩm Galaxy S25 sắp ra mắt. Nhiều khả năng Samsung sẽ đưa ra các chương trình khuyến mãi kết hợp gói Care Plus Theft and Loss với Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra.Sự kiện Galaxy Unpacked sẽ diễn ra vào ngày 22.1. Trước đó, người dùng đã có thể đặt hàng trước các mẫu Galaxy S25 trên trang web của Samsung.
Cô gái phải dọn ra ngoài vì nuôi 19 con chó ở chung cư TP.HCM: Thực hư ra sao?
Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá.Đáng chú ý, những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 lên 5 - 6, đã giảm đến 56% nguy cơ bị khuyết tật nặng so với những người vẫn ăn ít cá nhất.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ ăn cá làm được điều kỳ diệu này là nhờ các chất dinh dưỡng chống viêm và bảo vệ não trong cá. Điều này cho thấy chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát MS và các bệnh tương tự.Mặc dù axit béo omega-3, chủ yếu có trong cá béo, có thể góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nhưng taurine, một loại axit amin có nhiều trong cá và hải sản, cũng góp phần quan trọng vào tác dụng này.Các tác giả đã kết luận rằng kết quả đã nhấn mạnh vai trò tiềm tàng của chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ cá, như một chiến lược điều trị bổ sung cho bệnh MS, theo ScitechDaily.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận các phát hiện và khám phá các cơ chế sinh học.Bệnh đa xơ cứng (MS) là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ bao phủ các sợi thần kinh. Từ đó làm gián đoạn sự giao tiếp giữa não và các bộ phận còn lại của cơ thể. Cuối cùng, căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sợi thần kinh.Bệnh có thể gây tê liệt, yếu, khó hoặc không thể đi lại, mất thị lực và các triệu chứng khác. Một số người bệnh nặng có thể mất khả năng tự đi lại hoặc không thể di chuyển. Không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau các cơn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kiểm soát các triệu chứng, theo phòng khám Mayo Clinic (Mỹ).
Ngay sau dự án "mở màn" năm mới 2024 tại Thuan Thanh Eco-Smart IP (Bắc Ninh), ban lãnh đạo chính thức xác lập tiêu chuẩn đầu tư các dự án khu công nghiệp tiếp theo của Viglacera sẽ tuân thủ nghiêm túc mục tiêu xanh, thông minh.
Những tấm lòng vàng 14.7.2023
Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Minh Hồng (chuyên khoa y tế công cộng, hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu), khi bị chuột cắn, nhiều người thường chủ quan vì nghĩ rằng chúng vô hại với con người, chuột chỉ cắn phá làm hư hỏng đồ đạc. Tuy nhiên, chuột là loài động vật thường ẩn trú ở những nơi ô nhiễm như bãi rác, cống rãnh,... nên chúng là một trung gian dễ lây lan các mầm bệnh và vi khuẩn.Chuột là loài động vật dễ gây lây lan bệnh truyền nhiễm. Khi bị chuột cắn, có thể bạn sẽ mắc một số bệnh nguy hiểm sau:Bệnh nhân bị Sodoku thường bị nhiễm xoắn khuẩn mang tên Spirillum minus từ vết chuột cắn, thường là từ 5 - 30 ngày sau khi chuột cắn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ kéo dài từ 1 - 2 tháng và có thể dẫn đến tử vong.Bệnh truyền nhiễm từ chuột thường xuất hiện ở các vùng khác nhau trên thế giới nhưng thường gặp ở Mỹ và thỉnh thoảng là ở châu Âu. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp sang con người thông qua vết cắn hoặc cào của con chuột bị nhiễm bệnh. Một nguyên nhân nhiễm bệnh khác ít gặp hơn đó là người tiếp xúc với các con chuột bị bệnh trong phòng thí nghiệm nhưng không đeo găng tay bảo hộ. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 đến 10 ngày, bệnh cũng có thể xuất hiện đột ngột.Sốt Haverhill là do Streptobacillus moniliformis gây nên, chúng thường lây qua đường tiêu hóa và phổ biến hơn nhiều so với bệnh Sodoku. Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không vỏ bao, không di động, đa hình thể. Chúng thường có dạng hình cầu, oval, thoi hoặc một số trường hợp sẽ cuộn thành hình khối. Streptobacillus moniliformis thường được tìm thấy trong mũi hầu của chuột.Người bệnh sốt Haverhill sẽ có những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn. Trên da ở gan bàn chân, bàn tay sẽ xuất hiện các ban xuất huyết. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm nội tâm mạc, viêm phổi, viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim,…Khi bị chuột cắn, bạn có thể bị nhiễm virus Hanta, đây là loại virus gây bệnh cho con người. Nguyên nhân chính thường là do bị cắn hoặc hít phải virus tồn tại trong không khí được tạo ra từ chất thải của con chuột đã bị nhiễm virus. Phần lớn bệnh sẽ bộc phát trong khoảng từ 2 - 3 tuần. Biểu hiện của bệnh do Virus Hanta có hai dạng.Hội chứng phổi (HPS): Ở giai đoạn ban đầu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng giống với bệnh cúm bình thường như: Sốt, ho, đau mỏi cơ bắp, chán ăn, nhức đầu, suy nhược cơ thể. Khoảng từ 4 - 10 ngày sau khi phát bệnh, bệnh nhân bắt đầu chuyển biến nặng hơn: Sốt cao, khó thở, thở gấp,… thậm chí là bị suy hô hấp.Hội chứng thận kèm theo sốt xuất huyết (HFRS): Bệnh nhân bị hạ huyết áp và rối loạn các chức năng điều hòa nội môi, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cơ thể.Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng cho biết, ngay khi bị chuột cắn chảy máu, bạn không nên chủ quan mà cần xử lý vết thương ngay lập tức:Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, chúng ta có thể đề phòng tình trạng bị chuột cắn bằng một số phương pháp dưới đây như:Khi bị chuột cắn, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý vết thương và tư vấn tiêm phòng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) mới đây tiếp nhận đôi vợ chồng ở Hải Dương cùng nhập viện trong tình trạng sốt cao trên 39 độ, toàn thân gai rét và có vết thương phù nề, sưng tấy và nhiễm trùng ở bàn tay.Bệnh nhân cho biết ngày 15.12, trong lúc 2 vợ chồng cùng đuổi bắt 1 con chuột thì bị cắn vào ngón tay chảy máu. Hai ông bà sau đó có rửa tay xà phòng và nhỏ dầu gió vào vết thương.Sau đó 5 ngày, hai ông bà cùng sốt cao, thậm chí có lúc nằm li bì, mê sảng, toàn thân gai rét, vết chuột cắn sưng tấy, đau nhức. Tự theo dõi 2 ngày ở nhà không thấy đỡ, hai ông bà đi khám ở tuyến huyện, được tiêm phòng uốn ván và chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, hai bệnh nhân bệnh được chẩn đoán bệnh là "sốt do chuột cắn" (sodoku). Sau hơn một tuần được điều trị tích cực với phác đồ kháng sinh hiệu quả, các dấu hiệu lâm sàng đã được cải thiện rõ rệt, hai bệnh nhân đã được ra viện chiều 31.12.2024.