Giải mã ‘tân binh’ Hyundai Kona tại Việt Nam
Công an tỉnh Thái Nguyên mới đây triệt phá đường dây chuyên lừa tiền bằng cách lợi dụng lòng tin tâm linh của người dân. 25 bị can đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, nhóm đối tượng xây dựng kịch bản lời thoại chi tiết, tình huống phát sinh, phân công nhau gọi cho khách hàng. Khi gọi điện, nhóm này tự nhận là "cô đồng" tại các chùa, đền; dọa dẫm người dân về việc họ bị "vong theo" hoặc đang có vận hạn…Các đối tượng sau đó đưa ra thông tin về những vật phẩm phong thủy đã được "làm lễ", có khả năng hỗ trợ bình an, tài lộc; yêu cầu người dân trả "tiền công đức, ủng hộ nhà chùa" với số tiền từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi vật phẩm.Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 4 - 12.2024, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của 28.000 người trên cả nước, với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng.Hồi tháng 10.2024, Công an Q.5 (TP.HCM) cũng khởi tố, bắt tạm giam Phan Thị Thu Trang (35 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trang bị cáo buộc sử dụng nhiều tài khoản Facebook có hàng chục ngàn lượt theo dõi, để tìm người có nhu cầu xem bói.Trang bịa đặt ra các câu chuyện mang tính tâm linh khiến bị hại lo sợ, từ đó yêu cầu chuyển tiền để cúng lễ giải hạn, cúng hóa giải bùa, "vong"… Nhận tiền, Trang không sử dụng vào việc cúng lễ mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Tính đến thời điểm bị bắt, Trang bị khoảng 40 người tố giác chiếm đoạt tổng số tiền hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, có người bị lừa tới 2,6 tỉ đồng.Theo tiến sĩ tội phạm học, thượng tá Đào Trung Hiếu, lừa đảo tâm linh, nhất là vào dịp tết và đầu xuân năm mới, là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, tuyên truyền, cảnh báo…, nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy.Thủ đoạn "truyền thống" được đối tượng sử dụng là phán đoán những điều mơ hồ về "vận hạn", " vong theo"… để đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân, sau đó yêu cầu làm lễ cúng sao giải hạn, gọi vong hoặc vay lộc đầu năm.Thời gian gần đây, xuất hiện thêm thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lợi dụng công nghệ AI, phát trực tiếp (livestream), mạo danh nhà sư, nhà ngoại cảm, nhà chùa để kêu gọi quyên góp hoặc bán bùa may mắn online. Nhiều hội nhóm trên Facebook, TikTok, Zalo còn dựng kịch bản "thần thánh nhập hồn", bán vật phẩm phong thủy với giá "cắt cổ".Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, có 3 lý do chính khiến lừa đảo tâm linh còn nhiều "đất sống".Một là đánh vào tâm lý lo sợ, mong cầu may mắn. Đầu năm, ai cũng muốn tránh vận xui, cầu bình an, tài lộc, đây chính là "mảnh đất màu mỡ" để những kẻ lừa đảo lợi dụng, dẫn dụ nạn nhân.Hai là lợi dụng mạng xã hội để tạo hiệu ứng đám đông. Đối tượng lừa đảo thường tận dụng những cuộc livestream hoặc hội nhóm đông thành viên để tạo ra sự "hợp pháp hóa". Nạn nhân khi tham gia thấy có nhiều người, thường sẽ nảy sinh tâm lý tin tưởng.Ba là sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng chân chính. Thực tế, nhiều người không phân biệt được đâu là nghi lễ truyền thống, đâu là chiêu trò mê tín. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến việc tin theo những kẻ trục lợi, chỉ đến khi mất tiền mới tỉnh ngộ.Vẫn theo vị chuyên gia, lừa đảo tâm linh diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý cũng gặp không ít khó khăn.Nhiều hành vi lừa đảo tâm linh không có bằng chứng rõ ràng, thường chỉ dựa vào lời khai của nạn nhân. Các đối tượng lừa đảo ẩn danh trên nền tảng trực tuyến, tạo tài khoản giả, khi bị phát hiện thì xóa hoặc đổi tên liên tục.Cạnh đó, nhiều người sau khi bị lừa cảm thấy xấu hổ, ngại trình báo, dẫn đến các đối tượng lừa đảo tiếp tục hoạt động mà không bị xử lý. Đáng lo ngại, vì liên quan đến tín ngưỡng, không ít người tin tưởng một cách mù quáng vào những lời mê tín, thậm chí không nhận ra mình bị lừa.Để ngăn chặn lừa đảo, ông Hiếu kiến nghị các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube cần có chính sách chặn các nội dung livestream mê tín, lừa đảo tâm linh. Cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay với những đối tượng mạo danh đền chùa, lợi dụng tâm linh để trục lợi, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.Cùng với đó là xây dựng các chương trình giáo dục về tín ngưỡng chân chính, giúp người dân hiểu rõ về sự khác biệt giữa tôn giáo thật sự và mê tín dị đoan. Người dân muốn đi lễ thì nên chọn chùa, đền có danh tiếng, không tin theo những kẻ tự xưng "thầy bói", "cô đồng"; tuyệt đối không tin vào các livestream gọi vong, bán bùa online…"Sống thiện lành, làm điều tốt, đối nhân xử thế đúng đắn sẽ mang lại may mắn, không cần "mua thần thánh", vị chuyên gia khuyến cáo.Một cá nhân làm giá cổ phiếu bị phạt gần 600 triệu đồng
Ngày 20.1, ông Võ Thanh Tòng, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau xác nhận, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản (trực thuộc sở này) đã hoạt động trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động. Theo ông Tòng, việc tạm dừng hoạt động của trung tâm do lãnh đạo hết nhiệm kỳ bổ nhiệm, cần thời gian để sắp xếp và kiện toàn nhân sự. Đến nay, Sở Tư pháp đã hoàn tất các thủ tục bổ nhiệm, giúp trung tâm hoạt động ổn định.Ông Nguyễn Thanh Hùng được bổ nhiệm lại, giữ chức vụ Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, thời hạn 5 năm, kể từ ngày 1.1.2025.Như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 1.1, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Cà Mau tạm dừng nhằm thực hiện kế hoạch sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức. Tuy nhiên, sau đó, Sở Nội vụ Cà Mau có công văn hỏa tốc gửi Sở Tư pháp chỉ rõ rằng Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 7.10.2020 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như Kế hoạch số 188/KH-BCĐ ngày 16.12.2024 của Ban Chỉ đạo tỉnh không có quy định về việc tạm dừng hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập.Do đó, Sở Nội vụ đề nghị Sở Tư pháp rà soát, chỉ đạo và thực hiện quy trình giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (nếu xét thấy đủ điều kiện giải thể) theo đúng quy định pháp luật hiện hành.Trong thời gian trung tâm tạm dừng hoạt động, Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau gửi công văn đề nghị trung tâm tiếp tục thực hiện các hợp đồng đấu giá tài sản vi phạm hành chính.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8
Hãng Reuters ngày 5.3 dẫn lời Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Ratcliffe cho hay Mỹ đã cắt thông tin tình báo chia sẻ với Ukraine, động thái có thể ảnh hưởng nghiêm trọng khả năng quân đội nước này nhằm và lực lượng Nga.Quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo và viện trợ quân sự cho Ukraine thể hiện thái độ của chính quyền Tổng thống Donald Trump sẵn sàng cứng rắn để buộc một đồng minh phải ngồi vào bàn đàm phán.Tổng thống Trump cho biết hôm 4.3 rằng ông đã nhận được một lá thư từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong đó nhà lãnh đạo Ukraine bày tỏ mong muốn ngồi vào bàn đàm phán về cuộc xung đột Nga - Ukraine."Tôi nghĩ trên mặt trận quân sự và mặt trận tình báo, sự tạm dừng (khiến tổng thống Ukraine phải phản ứng) sẽ chấm dứt", ông Ratcliffe nói với Đài Fox Business.Các nguồn tin nắm rõ tình hình cũng xác nhận rằng việc chia sẻ thông tin tình báo của Mỹ với Ukraine đã dừng lại. Một trong những nguồn tin cho biết hoạt động chia sẻ thông tin tình báo chỉ bị cắt giảm "một phần", nhưng chưa thể cung cấp thêm chi tiết.Kể từ khi chiến sự nổ ra vào năm 2022, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine thông tin tình báo quan trọng, trong đó có những thông tin mà quân đội nước này cần để nhắm mục tiêu.Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz hôm 5.3 cho hay Mỹ "đã lùi lại một bước" và chính quyền đang "xem xét lại mọi khía cạnh" trong mối quan hệ tình báo của mình với Ukraine.Bên cạnh đó, ông cho biết Mỹ đang tích cực thúc đẩy để đàm phán có tiến triển về thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ với Ukraine và thỏa thuận hòa bình tiềm năng giữa Ukraine với Nga. "Tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm thấy tiến triển này", theo ông Waltz.
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Hơn 2.600 lao động bị nợ 55,3 tỉ đồng tiền lương
Theo TechSpot, tại triển lãm công nghệ CES (Mỹ) năm nay, HDMI 2.2 và DisplayPort 2.1b đã chính thức được giới thiệu với những cải tiến vượt bậc. HDMI 2.2 nâng cấp băng thông gấp đôi so với chuẩn HDMI 2.1, trong khi DisplayPort 2.1b hỗ trợ chiều dài cáp truyền tải dữ liệu gấp ba lần tiêu chuẩn trước đó.Chuẩn HDMI 2.2 mang lại băng thông lên tới 96 Gbps, gấp đôi so với mức 48 Gbps của HDMI 2.1, vượt xa băng thông 80 Gbps của DisplayPort 2.1. Để tận dụng tối đa các tính năng của HDMI 2.2, người dùng cần sử dụng loại cáp mới mang tên Ultra96, được thiết kế đặc biệt để đáp ứng yêu cầu truyền tải lượng dữ liệu lớn.HDMI 2.2 hỗ trợ độ phân giải và tần số quét cao, như 4K ở 480 Hz, 8K ở 240 Hz và 10K ở 120 Hz, đồng thời hỗ trợ độ phân giải tối đa 16K. Các ứng dụng thực tế như thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và các công nghệ hiển thị không gian cũng sẽ được hưởng lợi từ khả năng truyền tải dữ liệu tốc độ cao. Ngoài ra, chuẩn HDMI mới còn phù hợp với các lĩnh vực chuyên biệt như bảng hiệu kỹ thuật số lớn, hình ảnh y tế và thị giác máy.Một cải tiến quan trọng khác là giao thức Latency Indication Protocol (LIP), giúp cải thiện khả năng đồng bộ hóa âm thanh và hình ảnh, đặc biệt hữu ích khi sử dụng nhiều thiết bị như hệ thống AV receiver hoặc soundbar. Với tính năng này, vấn đề lệch tiếng và hình thường gặp trên các thiết bị cũ có thể được giảm thiểu đáng kể.Mặc dù chuẩn HDMI 2.2 đã hoàn thiện và dự kiến triển khai vào nửa đầu năm 2025, nhưng việc phổ biến trên các thiết bị như màn hình hoặc card đồ họa sẽ mất thời gian. HDMI 2.2 vẫn đảm bảo khả năng tương thích ngược với các thiết bị sử dụng cổng HDMI đời cũ, giúp người dùng yên tâm khi nâng cấp.So với HDMI 2.2, DisplayPort 2.1b là một nâng cấp nhỏ hơn nhưng đáng chú ý. Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video (VESA) đã giới thiệu các loại cáp DP80LL (Low Loss) mới, hỗ trợ băng thông tối đa 80 Gbps trên chiều dài lên tới 3 mét. Đây là bước cải tiến lớn, khi các cáp DP80 cũ chỉ có thể duy trì băng thông tương tự trên chiều dài chưa đến 1 mét.Một điểm đáng chú ý là card đồ họa dòng RTX 5000 mới của Nvidia sẽ hỗ trợ chuẩn DisplayPort 2.1b. Nvidia cũng đã hợp tác với VESA để tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo khả năng tương thích giữa các GPU RTX và tiêu chuẩn DisplayPort mới.Mặc dù không có quá nhiều nâng cấp, DisplayPort 2.1b mang lại sự linh hoạt hơn trong việc thiết kế hệ thống hiển thị đa màn hình, đặc biệt với các ứng dụng đòi hỏi chất lượng hình ảnh cao và chiều dài cáp lớn như hệ thống hội nghị hoặc trình chiếu quy mô lớn.Cả HDMI 2.2 và DisplayPort 2.1b đều đánh dấu bước tiến quan trọng trong công nghệ kết nối hình ảnh. Tuy nhiên thương mại hóa trên diện rộng còn cần thời gian, những cải tiến này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của các thiết bị hiển thị trong tương lai, từ màn hình siêu phân giải đến các ứng dụng công nghệ thực tế ảo tiên tiến.