Ngó vé máy bay lễ 30.4 - 1.5 lại sầu, có chặng gần 10 triệu khứ hồi
Hôm nay 20.3, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đã ký công văn trả lời các sở GD-ĐT Hà Nội, TP.HCM, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị về thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT."Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như đã công bố trong kế hoạch năm học 2024 -2025. Việc giữ nguyên lịch thi như đã công bố góp phần làm ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong ngành giáo dục", văn bản của Bộ GD-ĐT nêu.Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch năm học, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn, nghiêm túc đúng quy chế.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, sở GD-ĐT như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Ninh Bình đã có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp THPT vì lý do cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố và kết thúc nhiệm vụ cấp huyện theo kết luận của Bộ Chính trị. Việc đẩy sớm kỳ thi để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ổn định tâm lý cho phụ huynh, học sinh; thuận lợi cho công tác chuẩn bị của các địa phương để triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.Một số địa phương nêu thời gian mong muốn tổ chức thi là trong khoảng thời gian ngày 7 đến 10.6. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ý kiến của đa số học sinh, phụ huynh, nhà giáo và các chuyên gia đều cho rằng việc thay đổi lịch thi như vậy sẽ gây nhiều xáo trộn không cần thiết. 2025 là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong khung kế hoạch thời gian năm học, Bộ GD-ĐT dự kiến, kỳ thi diễn ra trong hai ngày 26 và 27.6. Thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán; 2 môn còn lại học sinh được tự chọn trong số các môn đã học ở trường (ngoại ngữ, hóa học, vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).Những tấm lòng vàng 7.7.2022
Dừa cạn là loại cây dại, mọc nhiều nơi. Tùy vào thổ nhưỡng, khí hậu, cây có tính dược liệu khác nhau. Theo kinh nghiệm dân gian, hoa dừa cạn có tác dụng hỗ trợ chữa trị một số loại bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, xơ gan… Việc trồng hoa dừa cạn được biết nhiều ở An Giang với mô hình làm thuốc nam, riêng tại Cần Thơ rất ít nơi trồng số lượng lớn.
Quy hoạch thiếu thực tế, người dân thiệt thòi
Tối cùng ngày, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 phối hợp các đơn vị chức năng xử lý hiện trường, làm rõ nguyên nhân vụ cháy ô tô tại giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Đa Kao, Q.1).Khoảng 20 giờ 30 ngày 4.1.2025, tài xế điều khiển ô tô lưu thông trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, hướng từ vòng xoay Điện Biên Phủ về đường Nguyễn Thị Minh Khai. Khi đến giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Đa Kao, Q.1), ô tô bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt. Lúc này, tài xế nhanh chóng mở cửa, thoát khỏi ô tô an toàn. Phát hiện vụ việc, người dân xung quanh dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành. Ngọn lửa nhanh chóng bùng lên bao trùm cả ô tô.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 đã điều động nhiều cán bộ, chiến sĩ cùng xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa.Bước đầu, vụ cháy không gây thương vong về người. Vụ cháy khiến ô tô bị hư hỏng hoàn toàn.Nguyên nhân vụ cháy ô tô đang được tiếp tục làm rõ.
NSND Lệ Thủy chia sẻ với Thanh Niên, năm nay bà đón tết trong không khí đoàn viên ấm áp, khi các con, cháu từ Úc trở về thăm. Với nữ nghệ sĩ, tết là thời gian quý báu để gia đình sum vầy, cùng nhau quây quần bên mâm cơm, chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ và yêu thương.Ngày tết, nữ nghệ sĩ luôn giữ những món ăn truyền thống như thịt kho trứng, canh khổ qua và đặc biệt là làm bì, món ăn gắn bó với bà từ thời thơ ấu. "Năm nào tôi cũng mua thịt về làm bì, bởi đây là món ăn quen thuộc mà bà ngoại tôi thường làm. Tôi được ảnh hưởng nhiều từ bà ngoại, những món bà từng nấu, giờ tôi cũng làm cho con cháu. Các con tôi cũng học theo và tiếp nối truyền thống này", nữ nghệ sĩ chia sẻ.Ở tuổi U.80, ngôi sao cải lương gạo cội tiết lộ sức khỏe của bà tạm ổn, dù mắc một số bệnh người già. Nữ nghệ sĩ cho biết niềm đam mê nghề vẫn luôn cháy bỏng nên bà duy trì đi hát để phục vụ khán giả. Tuy nhiên, NSND Lệ Thủy không thể đi diễn thường xuyên như những năm trước vì nhiều lý do. "Bây giờ sân khấu cải lương không còn được như hồi xưa, không thể diễn hằng đêm. Trung bình một tuần, tôi hát 3, 4 điểm ở những sự kiện, hội chợ thương mại, những buổi tiệc... cho đỡ nhớ nghề. Tôi không câu nệ sân khấu lớn nhỏ, miễn được đem tiếng hát đến khán giả. Với tôi bây giờ, được đứng trên sân khấu là niềm vui", nữ nghệ sĩ tâm sự."Cô đào ngoại hạng" của sân khấu cải lương miền Nam chia sẻ bà muốn hát để lưu dấu những kỷ niệm đẹp. Ngoài tham gia các chương trình ở TP.HCM, bà không ngại đi đến các tỉnh ở vùng sâu vùng xa. Với NSND Lệ Thủy, đây là cơ hội để bà mang lời ca tiếng hát đến gần hơn với những khán giả ít có cơ hội thưởng thức nghệ thuật. Nữ nghệ sĩ vô cùng hạnh phúc khi đi đến đâu cũng được khán giả chào đón, thương mến cái tên Lệ Thủy. Giọng ca Đời cô Lựu bộc bạch: "Một người lớn tuổi như tôi mà bầu sô vẫn còn mời đi diễn, nghĩa là khán giả vẫn còn thương mình. Khi tôi đi hát ở vùng sâu, vùng xa, nhiều em nhỏ chạy lại thể hiện sự ái mộ, xin chụp hình kỷ niệm. Đây là niềm vinh dự lớn lao đối với tôi. Người lớn yêu mến tôi là điều bình thường, nhưng khi các em nhỏ ái mộ mình như vậy, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và xúc động. Sự yêu thương, mến mộ của khán giả là nguồn động lực lớn lao để tôi tiếp tục cống hiến". Khi đứng trên sân khấu, NSND Lệ Thủy luôn mang đến những màn biểu diễn đầy đam mê và nhiệt huyết. Nữ nghệ sĩ tâm sự, có những lúc mệt mỏi, đi không nổi, nhưng khi vừa bước ra sân khấu, bà lại cảm thấy tràn đầy năng lượng. "Khi khán giả vỗ tay hưởng ứng, tự nhiên tôi quên mất mình bao nhiêu tuổi rồi. Tình cảm của khán giả là động lực để tôi vui, tôi khỏe, không còn thấy mệt mỏi nữa. Mong ước lớn nhất của tôi trong năm mới là có sức khỏe, bởi có sức khỏe là có tất cả. Với tôi, được đi hát là một niềm vui nên nếu ai có mời mà tôi thấy mình đảm nhận được thì tôi đi. Khán giả còn thương thì tôi phải đi, chừng nào khán giả hết thương tôi mới hết đi hát", nghệ sĩ U.80 bày tỏ.
Gỏi cá, món ăn đặc sản hút khách không thể bỏ qua dù ở Sài Gòn
Chiều 17.1, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM phối hợp Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia khoa học về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech) hướng đến phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM. Theo TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, tinh thần chung là Trung tâm tài chính quốc tế phải có những chính sách đột phá để thúc đẩy các lĩnh vực mới phát triển nhưng phải quản trị được rủi ro. Trong đó tiền mã hóa phải có những quy định cụ thể, có văn bản pháp lý khả thi trong khi lĩnh vực này ẩn chứa nhiều rủi ro như rửa tiền, tội phạm công nghệ... Tương tự, việc xây dựng cơ chế sandbox cần phải được đặt ra đối với giải pháp công nghệ hỗ trợ tuân thủ quy định cho các lĩnh vực tài chính, ngân hàng; công nghệ chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tiếp cận vốn như thế nào? Hay cơ chế chính sách, lộ trình phát triển sản phẩm, giao dịch liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa như thế nào? Việc phát hành, sở hữu và giao dịch các token sẽ ra sao... là những vấn đề cần có ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để làm cơ sở trình dự thảo lên Chính phủ. Ông Đức Trần - quỹ đầu tư IDG Capital VN khẳng định, có một làn sóng Blockchain hóa mọi ngành nghề trong đó, Fintech là ngành có ứng dụng công nghệ này mạnh mẽ nhất trong thời gian qua. Xu hướng phát triển công nghệ Blockchain hay Fintech là tất yếu nên cách tiếp cận là vừa làm vừa xếp hàng để tiết kiệm thời gian. "Trước đây Việt Nam cũng đã có những thử nghiệm như cổng thanh toán trung gian/ví điện tử và đã có nhiều đơn vị tham gia. Trong quá trình thực hiện thị trường cũng có sự thanh lọc. Từ kinh nghiệm có thì thấy thời gian thực hiện sandbox cho nhiều lĩnh vực mới trong khoảng 2 năm là hợp lý. Các cơ chế thử nghiệm phải độc lập với hệ thống tài chính, ngân hàng hiện tại; phải đảm bảo hệ thống kết nối được với quốc tế và phải khai thác được lợi thế hiện tại của Việt Nam như dân số trẻ, nhiều kỹ sư, ham học và khai thác được khoảng 8 triệu tài khoản tiền mã hóa hiện có", vị này nói. Ông Đức Trần nhấn mạnh: Về mặt kỹ thuật, công nghệ lập sàn giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa khá đơn giản nhưng cái khó là cho bao nhiêu sàn? Ai là đơn vị quản lý sàn? Lợi thế của đồng tiền mã hóa là vô danh nhưng nếu kiểm soát một sàn tập trung thì mọi người có tham gia không? Ví dụ nhà nước lập 1 sàn, cho 2 sàn tư nhân và 1 sàn quốc tế thì được không? Luật sư Trần Anh Đức - A&O Shearman, thông tin nhiều công ty nước ngoài đã và đang quan tâm tìm hiểu đến Fintech tại Việt Nam như có được mở sàn giao dịch tiền mã hóa, tài sản mã hóa hay không? Người Việt Nam có được mở tài khoản không? Công ty nước ngoài có được mở ngân hàng số, tài khoản số được không? Ví dụ công ty taxi có nhu cầu cần giải pháp đột phá về thanh toán tiện lợi để người dùng mở tài khoản trực tiếp với công ty thì hiện nay không làm được. Công ty nước ngoài có xin được giấy phép mở trung gian thanh toán hay không? Hơn nữa, một vướng mắc lớn nhất là tài sản số chưa được công nhận. Cũng như điểm chung của các trung tâm tài chính quốc tế là không kiểm soát ngoại hối gồm chuyển tiền, chuyển đổi tự do tiền VND sang ngoại tệ khác trong khi Việt Nam vẫn đang kiểm soát chính sách này. Vậy liệu có thể lập sandbox cho các vấn đề này hay không khi TP.HCM có Trung tâm tài chính quốc tế...