Bị dân mạng nhắc tên vụ Khánh Thi công khai đòi nợ, Thủy Tiên nói gì?
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay chủ nhật ngày 12.1.2025.KQXS Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa...Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.Giá bất động sản toàn quốc tiếp tục tăng mạnh
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Ngày 4.1, liên quan đến vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen, làm nhục gây xôn xao dư luận Cần Thơ, Cơ quan CSĐT và Viện KSND Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) cho biết đang tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố những người có liên quan theo quy định pháp luật.Theo lời khai ban đầu, chị H.N.B.T (ngụ P.Bình Thủy, Q.Bình Thủy, Cần Thơ) thừa nhận không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ bất chính giữa chồng mình là ông N.M.Tr và chị N.N.N (30 tuổi, nữ nhân viên ngân hàng có chi nhánh tại Cần Thơ).Thời điểm xảy ra vụ việc, chị T. phát hiện chồng đi chung với chị N. giữa khuya dẫn đến ghen tuông, tức giận, không làm chủ được hành vi của mình. Trong lúc lời qua tiếng lại, T. cũng đã đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm thu hút người xung quanh, đồng tình đứng về phía mình.Hiện tại, chị T. đã nhận thức được hành vi phạm pháp của mình và đồng ý bồi thường chi phí nằm viện, thuốc điều trị và các khoản chi phí khác theo yêu cầu của chị N.N.N.Ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra tối 2.1, Đội tuyển Việt Nam với màn tỏa sáng rực rỡ của Nguyễn Xuân Son đã giành chiến thắng kịch tính 2-1 trước đội tuyển Thái Lan. Kết quả này giúp đoàn quân của HLV Kim Sang-sik nắm lợi thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đến chức vô địch giải đấu khu vực.Luật bàn thắng sân khách sân nhà đã không còn được áp dụng tại AFF Cup nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Do đó, việc Thái Lan có được 1 bàn trên sân Việt Trì (Phú Thọ) không quá quan trọng. Tại trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra trên sân Rajamangala vào 20 giờ ngày 5.1, đội tuyển Việt Nam sẽ đăng quang chức vô địch sau 90 phút thi đấu, nếu tiếp tục giành chiến thắng hoặc có kết quả hòa trước Thái Lan.Tuy nhiên, những trường hợp không mong muốn vẫn có thể sẽ xảy ra, khi đội tuyển Việt Nam để thua đội bóng xứ sở chùa vàng. Theo đó, nếu thầy trò HLV Kim Sang-sik thua Thái Lan với cách biệt 1 bàn tại chung kết lượt về (ví dụ: 0-1, 1-2, 2-3...), tổng tỷ số sau 2 trận chung kết là hòa nhau. Vào lúc này, hai đội sẽ bước vào 30 phút hiệp phụ. Nếu tỷ số vẫn là hòa sau hiệp phụ, Việt Nam và Thái Lan sẽ phân định thắng thua trên chấm luân lưu 11 m cân não, nhằm tìm ra nhà vô địch AFF Cup 2024.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Choáng: Giá máy bay lễ 30.4-1.5 đắt kỷ lục
Để có được đàn bồ câu thân thiện, sẵn sàng sà xuống ăn thức ăn từ người dân, du khách, hơn 4 năm nay ông Nguyễn Văn Thông (69 tuổi, nhà tại đường Trịnh Phong, P.Tân Tiến, TP.Nha Trang) đã tự nguyện ngày 2 buổi đến Quảng trường 2.4 cho bồ câu ăn.Ông Thông cho hay, hằng ngày đi tập thể dục, thấy những cánh chim bồ câu chao lượn rất đẹp trong nắng sớm, ông nảy sinh ý định cho bồ câu ăn với chủ ý "quy tụ" một đàn bồ câu thật lớn. Ông đã tự bỏ tiền mua thóc, ngày 2 buổi sáng chiều không ngại mưa nắng, đều đặn cho bồ câu ăn. Suốt hơn 4 năm qua, đàn bồ câu dường như cũng quen với bóng dáng hiền hòa của người đàn ông này. Cứ thấy bóng ông, hàng trăm con bồ câu xòe to đôi cánh lượn một vòng quanh bờ biển rồi đáp xuống ríu rít tranh nhau nhặt thóc từ tay ông.Từ đàn chim dưới 50 con, sau hơn 4 năm cho ăn đều đặn, đến nay số lượng đã lên đến hơn 500 con. Ngoài sự thích thú check-in cùng đàn bồ câu của du khách khi đến tham quan Quảng trường 2.4, người dân địa phương cũng thường xuyên đưa gia đình cùng các cháu nhỏ đến cho ăn và chơi với đàn bồ câu.Theo đề nghị của Ban Quản lý Dịch vụ công ích, cuối tháng 12.2024, UBND TP.Nha Trang đã giao cho Ban làm việc với ông Nguyễn Văn Thông thống nhất việc ông sẽ cho chim bồ câu ăn tại Quảng trường 2.4 vào 2 buổi sáng - chiều và được thành phố hỗ trợ 2 - 3 kg thóc/ngày. Đồng thời phân công, lực lượng phối hợp hỗ trợ chăm sóc đàn chim khi ông Thông bận. Công ty CP Môi trường đô thị Nha Trang sẽ giữ vệ sinh khu vực Quảng trường 2.4, bảo đảm duy trì hoạt động này lâu dài. Chim bồ câu được xem là biểu tượng của hòa bình. Hình ảnh đàn bồ câu bay rợp trời tại bãi biển Nha Trang đã để lại trong lòng du khách cũng như người dân địa phương một cảm giác bình yên, nhất là trong những ngày xuân Ất Tỵ vừa qua. Ông Thông hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều người cùng chăm sóc, bảo vệ đàn chim để không gian quảng trường thêm sống động, góp phần đưa hình ảnh đẹp của TP.Nha Trang hiền hòa đến du khách trong và ngoài nước.
Sau nhiều năm tìm hiểu về việc hiến xác cùng với khát khao cống hiến của một nhà giáo, cô giáo Lê Thị Hoa Lý (Giáo viên trường Nguyễn Tri Phương - Huế, đã về hưu) đã tự nguyện đăng ký hiến xác cho Trường ĐH Y dược - ĐH Huế sau này, với ý nghĩ cho các học trò có thể học tập trên chính thể xác của mình. Suốt cả cuộc đời, cô luôn cố gắng dành hết tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.Chiều ngày 22.1.2025, các thầy cô bộ môn Giải phẫu và sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế đã thành kính tổ chức Lễ Macchabée: "Tri ân người hiến xác" trong không khí trang nghiêm và xúc động, một sự kiện ý nghĩa nhằm tri ân những người đã hiến tặng cơ thể cho khoa học. Buổi lễ đã thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên, giảng viên và cán bộ nhà trường, cùng với những người đăng ký hiến xác sau này.Hàng ngàn chiếc đèn hoa đăng được thắp sáng rực rỡ, dẫn lối các đại biểu đến nhà xác - nơi diễn ra buổi lễ. Ánh sáng lung linh như những ngọn lửa ấm áp, soi sáng con đường mà những người thầy thầm lặng đã chọn lựa.Lễ hội "Macchabée: Tri ân người hiến xác" là một truyền thống cao đẹp, thể hiện sự biết ơn sâu sắc của cộng đồng y khoa đối với những người đã hy sinh vì sự nghiệp đào tạo. Nhờ có những tấm lòng cao cả ấy, các sinh viên y khoa mới có cơ hội được thực hành trên những mẫu vật thực tế, từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
55 năm, bộ đội chống ngầm - Kỳ 5: Giữ tốt dùng bền
Bất lực nhìn nước lũ đổ về trắng đồng Bình Kiến 2, nhấn chìm 90 sào (4,5 ha) lúa đang làm đòng của mình, mặt ông Trương Thế Phong (47 tuổi, ở xã Bình Kiến) đầy vẻ thẫn thờ. Vậy là đợt mưa lũ bất thường từ ngày 22 - 24.2 khiến gia đình ông Phong thiệt hại hơn 100 triệu đồng."Nước không rút được, mất hết rồi. Cả nhà tôi sống nhờ cây lúa mà như thế này thì không biết lấy gì xoay xở. Tôi làm ruộng mấy chục năm nay chưa bao giờ thấy cảnh mưa lụt vào cuối tháng giêng như năm nay", ông Phong ngậm ngùi.Theo ông Phong, lúa của ông đã gieo trồng hơn 50 ngày, đang trong giai đoạn làm đòng. Chi phí đầu tư từ đầu vụ đến nay khoảng 1,2 triệu đồng/sào. Với 90 sào ruộng, ông Phong đã đầu tư khoảng 108 triệu đồng. Hiện ông Phong phải chấp nhận mất trắng vì nước lũ đổ về không thoát được, cây lúa ngâm nước lũ nhiều ngày bị úng gãy, không thể cứu vãn.Cùng cảnh ngộ với ông Phong, suốt 3 ngày qua, sáng nào ông Phạm Văn Lộc (67 tuổi, ở xã Bình Kiến) cũng ra đồng theo dõi mực nước nhưng đành bất lực nhìn 8 sào ruộng chết dần."Tôi làm ruộng mấy chục năm rồi mà đến giờ mới thấy cảnh lụt giữa mùa xuân. Nhà tôi cũng chỉ trông cậy vào 8 sào ruộng này, trời làm thế này thì khổ cho chúng tôi quá. Chỉ mong các cấp, các ngành hỗ trợ giúp chúng tôi có vốn đầu tư lại vụ mùa sau", ông Lộc tâm sự.Theo ông Phạm Minh Tiến, Giám đốc HTX dịch vụ nông tổng hợp Bình Kiến 2, cánh đồng Bình Kiến 2 nằm ở vùng trũng sâu, bao bọc bởi núi, là điểm cuối của hệ thống kênh. Nước sông lên cao, từ các vùng khác đổ về thì cánh đồng này nhận hết."Đợt mưa lũ bất thường đổ về cánh đồng Bình Kiến 2 này, chúng tôi không có giải pháp nào khai thông luồng nước để giải cứu lúa. Sau 3 ngày bị ngập lụt, đến thời điểm hiện tại mực nước tại đồng vẫn còn khoảng từ 1 - 1,5 m. Lúa đang giai đoạn làm đòng bị ngập nước từ 3 - 5 ngày sẽ mất trắng. Chúng tôi rất mong nhận chính quyền địa phương, các cấp, các ngành hỗ trợ nông dân bị thiệt hại trong đợt này", ông Tiến nói. Như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 22.2 đến ngày 24.2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to, đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 80 - 150 mm, có nơi mưa to cục bộ trên 150 mm. Do mưa lớn kéo dài, mực nước trên các sông dâng cao khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân bị ngập sâu, gây thiệt hại đáng kể.Trong đó, lúa vụ đông xuân bị ngập, hư hỏng hơn 3.000 ha tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và TX.Đông Hòa. Hoa màu và cây hằng năm khác như sắn, bắp bị ngập, hư hỏng khoảng 1.250 ha. Thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.