Làm rể miền Tây
Chiều 10.3, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết đơn vị vừa tiếp nhận báo cáo của Trung tâm Y tế (TTYT) H.Nam Trà My về tình hình trẻ sốt phát ban, bệnh lý đường hô hấp trên địa bàn huyện.Theo báo cáo, từ ngày 25.1 đến 9.3, toàn H.Nam Trà My ghi nhận tổng cộng 215 trẻ sốt cao kèm phát ban, trong đó 151 trẻ đã khỏi bệnh. Hiện có 62 trẻ được điều trị tại TTYT H.Nam Trà My, tình trạng chung của các trẻ là tỉnh táo, giảm sốt, ho, ăn uống được.TTYT H.Nam Trà My đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam gửi mẫu lấy từ các bệnh nhân sốt phát ban nghi bị sởi chuyển đi xét nghiệm, kết quả có 19 trường hợp xác định dương tính với virus sởi.Trong số 215 trẻ sốt phát ban, có trẻ đã tiêm, có trẻ chưa tiêm và có trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin ngừa sởi.Đáng chú ý, tối 5.3, trên địa bàn xã Trà Dơn (H.Nam Trà My) ghi nhận 1 trẻ tử vong nghi do bệnh sởi (Thanh Niên đã thông tin). Đến ngày 7.3, có thêm 1 trẻ tử vong với triệu chứng tương tự cũng tại địa bàn xã xã Trà Dơn; trường hợp này vừa được nêu trong báo cáo mới nhất của TTYT H.Nam Trà My.Theo ngành y tế địa phương, trước khi tử vong, 2 trẻ đều có dấu hiệu sốt cao, ho, tiêu chảy, sau đó nghỉ học ở nhà. Lực lượng y tế thôn bản, giáo viên và cán bộ thôn đến vận động đưa trẻ đi khám tại trạm y tế xã, nhưng gia đình không đồng ý.Cán bộ y tế đang tiếp tục điều tra, xác minh ca bệnh, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân và hỗ trợ những gia đình có trẻ có triệu chứng sốt đưa trẻ ra trạm y tế xã để được theo dõi, chăm sóc.Theo ông Mười, nguyên nhân tử vong là do trẻ bị tiêu chảy, mất nước dẫn tới suy kiệt.Trước đó, H.Nam Trà My đã ghi nhận 3 trong số 4 ca tử vong cũng nghi do mắc bệnh sởi.Ký ức miền Tây
Mỗi đội thi có sự tham gia tối đa của 3 đầu bếp chính. Các đội sẽ trổ tài chế biến ít nhất 6 món ăn chính có thành phần từ cây sâm dây Tu Mơ Rông và các món ăn khuyến khích mang hương vị địa phương mình. H.Tu Mơ Rông cấp phát miễn phí sâm dây cho các đội thi chế biến.
Hơn 35.000 tỉ đồng giao dịch chứng khoán trong phiên VN-Index sụt giảm
Chiều 3.2, Chỉ huy Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Đội 1, thuộc Cục CSGT, Bộ Công an) cho biết, đơn vị này vừa lập biên bản xử phạt một tài xế dừng ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai để trải chiếu cho cả nhà ngồi ăn cơm.Theo Chỉ huy Đội 1, vụ việc xảy ra vào khoảng 11 giờ 25 ngày 3.2. Thời điểm đó, Tổ công tác của Đội 1 tuần tra kiểm soát trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát hiện xe ô tô mang biển số 14A - 797.XX dừng, đỗ trái quy định tại Km133+400, đoạn thuộc địa bàn H.Trấn Yên (Yên Bái), hướng Lào Cai - Hà Nội. Quá trình kiểm tra, Tổ CSGT tiếp tục phát hiện có 4 người đang trải chiếu ngồi ăn cơm bên lề cao tốc.Trình bày với CSGT, ông V.A.T (45 tuổi, trú H.Mê Linh, Hà Nội) cho biết do tiện đường nên ông đã cho người nhà xuống xe để trải chiếu ăn cơm ở cao tốc.Tổ công tác thuộc Đội 1 đã tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của hành vi này và lập biên bản xử phạt tài xế V.A.T với lỗi dừng, đỗ xe trái phép trên cao tốc.Theo Chỉ huy Đội 1, với lỗi này, ông T. sẽ bị xử phạt 13 triệu đồng và bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà.
Porsche Taycan Cross Turismo - Xe điện gây nghiện
Đến lần thứ tư, chỉ khi đến bệnh viện khác, anh mới được sinh thiết và chẩn đoán ung thư