Đề xuất xây 3 tòa cao ốc thay thế 3 cụm nhà chung cư cũ Thành Công
Chiều 28.2, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức hội nghị bàn giao công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội cho các đơn vị. Tham dự có ông Đặng Quốc Toàn, Chánh văn phòng UBND TP.HCM; ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT; ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lê Minh Khoa, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong; ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc sở, ngành của thành phố.Tại hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết quá trình triển khai đề án sắp xếp bộ máy của TP.HCM được thực hiện khẩn trương và đến nay, vào những ngày cuối tháng 2, công tác chuẩn bị bàn giao đã gần hoàn tất.Theo đó, Sở Nội vụ được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới.Ngoài ra, Sở Nội vụ cũng tiếp nhận Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM; Viện Khoa học an toàn, vệ sinh lao động TP.HCM; Ban Quản trang TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Sở Y tế nhận thêm chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em từ Sở LĐ-TB-XH và 12 cơ sở bảo trợ xã hội.Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng chuyển chức năng quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sang Sở GD-ĐT. Vì vậy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, bao gồm Trường cao đẳng nghề TP.HCM và Trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Định, sẽ do Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý.Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM sẽ tiếp nhận các đơn vị trực thuộc của Sở LĐ-TB-XH gồm: Làng thiếu niên Thủ Đức, Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình, Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân và SOS - Làng trẻ em TP.HCM.Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM sẽ tiếp nhận Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Ngoài ra, Văn phòng UBND TP.HCM sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, sáng cùng ngày (28.2), Sở LĐ-TB-XH đã bàn giao cho Công an TP.HCM về chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ-TB-XH. Đối với các cơ sở cai nghiện ma túy của TP.HCM nhưng trú đóng ở các tỉnh, thành khác thì sẽ được chuyển giao về cho công an tỉnh, thành đó tiếp nhận.Theo ông Lê Văn Thinh, Sở LĐ-TB-XH sẽ chuyển giao các chức năng khác nhau cho các đơn vị, kéo theo đó là việc tách bạch về nhân sự, tài chính và các nhiệm vụ khác.Vì vậy, công tác bàn giao của Sở LĐ-TB-XH trong thời gian qua được thực hiện cẩn trọng và cấp tập.Hôm nay, Sở LĐ-TB-XH chính thức ký kết bàn giao cho các bên, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục phối hợp để rà soát, xác định số liệu và hoàn thiện hồ sơ lưu trữ.Về công tác nhân sự, ông Lê Văn Thinh chia sẻ rằng trong thời gian qua, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH đã ra quyết định điều chuyển cán bộ và đã ghi nhận nhiều ý kiến, tâm tư của người lao động. Lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH cũng đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, tiếp xúc để chia sẻ, động viên các nhân viên tại các cơ sở.Ông Lê Văn Thinh nhìn nhận giai đoạn giao thời này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành tiếp nhận chức năng của Sở LĐ-TB-XH, đặc biệt trong công tác tư tưởng, tổ chức cán bộ, vị trí việc làm và điều kiện làm việc.Ông Thinh mong muốn các đơn vị tiếp nhận sẽ hỗ trợ để cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Sở LĐ-TB-XH có môi trường thuận lợi để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ngay từ tháng 3.Theo ông Thinh, hiện mặc dù công tác bàn giao được thực hiện khẩn trương, nhưng một số chế độ, chính sách cho người lao động vẫn chưa thể hoàn tất, đặc biệt là phần chi thu nhập tăng thêm. Do đó, ông Thinh đề nghị các sở, ngành tiếp nhận quan tâm, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, viên chức.Về việc bố trí nhân sự, do sự thay đổi trong bộ máy nên các vị trí lãnh đạo bị thu hẹp, có cán bộ sẽ giữ nguyên chức vụ, một số khác có thể được điều chuyển hoặc bố trí lại, xuống cấp. Ông Thinh mong rằng cán bộ của Sở LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định tinh thần "cống hiến, đóng góp" để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.Thay mặt lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH, ông Thinh bày tỏ mong muốn các sở, ngành tiếp nhận và xem cán bộ của Sở LĐ-TB-XH như nhân sự của đơn vị mình, đồng thời tạo điều kiện để họ tiếp tục phát huy năng lực, đóng góp chung vào sự phát triển của TP.HCM.Trước đó, ngày 20.2, UBND TP.HCM công bố các quyết định về nhân sự liên quan đến việc thành lập và sắp xếp lại các sở theo kế hoạch tinh gọn bộ máy. Theo đó, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng được bổ nhiệm sang các vị trí mới.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Đ-TB-XH được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) từ ngày 1.3.2025.Bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GD-ĐT.Ông Nguyễn Tăng Minh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Y tế.Bà Lượng Thị Tới, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Nội vụ.Theo nghị quyết của HĐND TP.HCM về phương án sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM, sau khi sắp xếp, UBND TP.HCM sẽ còn 16 cơ quan chuyên môn, gồm: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở GTCC, Sở KH-CN, Sở VH-TT, Sở Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở TN-MT, Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Công thương, Văn phòng UBND thành phố, Thanh tra thành phố và Sở An toàn thực phẩm (tiếp tục được thí điểm theo Nghị quyết số 98 năm 2023 của Quốc hội).Ngành LĐ-TB-XH có truyền thống hơn 79 năm, bắt đầu từ sự kiện ngày 28.8.1945, khi Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập Bộ Lao động - tiền thân của Bộ LĐ-TB-XH ngày nay. Theo chủ trương, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy, ngành LĐ-TB-XH sẽ chấm dứt hoạt động, và các chức năng, nhiệm vụ của ngành sẽ được chuyển giao cho các cơ quan khác.Tết của nữ CSGT TP.HCM: Đêm Giao thừa, chỉ có 2 chữ bình yên
Thuộc phân khúc xe tay ga tầm trung cùng hướng đến nhóm khách hàng trẻ, những người lần đầu mua xe đặc biệt là khách hàng nữ… Cả Honda Vision mới và Yamaha Janus đều sở hữu thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với nhân trắc học và tầm vóc của người Đông Nam Á.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: ‘Kiểm định chất lượng giáo dục đòi hỏi sự đầu tư thực chất’
Đến dự Lễ khởi động Tháng Thanh niên có Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; ông Nguyễn Lam, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Tỉnh ủy Long An; anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam…Đây là các hoạt động tiêu biểu của đoàn công tác T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngay sau lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2025 được tổ chức tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An ngày 1.3.2025. Với chủ đề "Tuổi trẻ tự hào, vững tin theo Đảng", Tháng Thanh niên năm nay được đánh giá sẽ có nhiều nét mới. Cụ thể, sẽ có 3 ngày hoạt động cao điểm được đồng loạt triển khai tại các cơ sở Đoàn trên cả nước, gồm: Ngày cao điểm "Tình nguyện xây dựng đô thị văn minh", Ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh", và Ngày Đoàn viên.Phát lời khởi động Tháng Thanh niên, anh Bùi Quang Huy - ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn - cho biết qua hơn hai thập niên, Tháng Thanh niên không chỉ tạo ra hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên có giá trị mà còn là trường học thực tiễn phong phú, rộng lớn, môi trường xã hội lành mạnh cho thanh niên.Năm 2025 diễn ra trong bối cảnh đất nước kỷ niệm nhiều mốc lịch sử trọng đại, đồng thời cũng là năm toàn Đảng tập trung chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đây là thời điểm quan trọng để thanh niên tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc hiện thực hóa các chủ trương lớn, đặc biệt là Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động Đoàn. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp tổ chức Đoàn vận hành hiệu quả hơn mà còn lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tích cực, truyền cảm hứng đến đông đảo đoàn viên, thanh niên trên cả nước.
CLB CAHN đã nối dài mạch trận không thắng ở V-League 2024 - 2025 lên con số 3. Trên sân Hàng Đẫy tối 15.2, đội bóng của HLV Alexandre Polking để hòa CLB Quảng Nam với tỷ số 4-4. Dù đã có tới ba lần vươn lên dẫn bàn, nhưng CLB CAHN bị đối thủ dẫn lại 4-3, để rồi phải chờ tới bàn thắng quý giá ở thời gian bù giờ của Alan Grafite để níu lại 1 điểm."Chúng tôi đã mắc những sai lầm, mất bóng ở những tình huống không cần thiết, ghi 4 bàn nhưng không thể giành chiến thắng. Sau trận đấu, chúng tôi sẽ cải thiện để hướng đến chặng đường phía trước. Đội bóng nào cũng có thể mất điểm. Tôi vẫn tin tưởng 100% các cầu thủ của mình. Cần nhìn nhận ở trận này, CLB CAHN đã mắc lỗi, để cho họ dễ dàng chơi bóng. Chúng tôi sẽ thay đổi và trở lại mạnh mẽ hơn", HLV Polking nhận định về trận đấu.Thủ môn Nguyễn Filip mắc sai sót ở trận này, khi để tuột bóng trong tình huống ra vào trong hiệp 2, tạo cơ hội cho CLB Quảng Nam cân bằng tỷ số 3-3. Tuy nhiên, ông Polking không trách học trò."Nguyễn Filip vẫn là thủ môn tuyệt vời. Ai cũng có thể mắc sai lầm. Điều quan trọng là tư tưởng và sự tập trung, cùng với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ. Tôi sẽ không chỉ vì vài lỗi mà đánh giá về cầu thủ", HLV Polking khẳng định.Cựu HLV đội tuyển Thái Lan nhấn mạnh thêm: "Khi nhìn vào điều tích cực trong trận đấu, tôi thấy Alan Grafite đã trở lại và ghi bàn. Đây là một kết quả đáng thất vọng, tuy nhiên chúng tôi sẽ quay trở lại phân tích các tình huống, trước mắt là chặng đường dài và cơ hội vẫn còn cho CLB CAHN".Sau 12 trận, CLB CAHN đứng hạng 7 với 17 điểm, kém đội dẫn đầu Nam Định khoảng cách 7 điểm."Tôi hài lòng với màn trình diễn của CLB Quảng Nam trên sân khách, khi chúng tôi phải đối đầu với CLB CAHN vốn đang cạnh tranh chức vô địch V-League và Đông Nam Á. Chúng tôi đã giành chiến thắng trong 97 phút, nhưng thực sự, tôi không nghĩ trận đấu lại có kết quả như vậy", HLV Văn Sỹ Sơn của CLB Quảng Nam bày tỏ.Nhà cầm quân của đội khách đã mất bình tĩnh khi học trò để CLB CAHN gỡ hòa 4-4 ở phút 90+7. Ông Văn Sỹ Sơn cho rằng trước khi Thành Long thực hiện quả tạt từ cánh trái cho Grafite ghi bàn, đã có một cầu thủ Quảng Nam bị chủ nhà CLB CAHN phạm lỗi.Tuy nhiên, VAR đã xem lại tình huống và cho rằng không có va chạm trái luật. Bởi vậy, trọng tài Nguyễn Mạnh Hải đã công nhận bàn gỡ hòa của CLB CAHN. "VAR đưa ra nhận định chính xác nhất về bàn thắng, thẻ phạt, hay các tình huống phạm lỗi. Dù vậy, tôi không hài lòng và bức xúc về công tác trọng tài. Cuộc cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt, chúng tôi sẽ cố gắng theo đuổi cuộc chơi. CLB Quảng Nam đã chơi đôi công với CLB CAHN, chứ không hề chơi tiêu cực", HLV của đội Quảng Nam kết luận.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Phở 'treo gió' chỉ Hà Giang mới có
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.