Cà Mau: Nữ F0 đi khách sạn với trưởng công an phường là thông tin thất thiệt
Ngày 1.1, diễn ra kỳ họp thứ nhất HĐND H.Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026, bầu các chức danh chủ chốt của HĐND, UBND, Hội thẩm TAND huyện, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Tại kỳ họp đã tiến hành bầu bà Lê Thị Ngọc Hạnh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Long Điền giữ chức Chủ tịch HĐND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Ông Nguyễn Minh Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Long Đất, đại biểu HĐND H.Long Đất được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Kỳ họp cũng tiến hành bầu bà Đỗ Thị Hồng, Phó bí thư Huyện ủy Long Đất giữ chức Chủ tịch UBND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trước khi sáp nhập H.Long Điền và H.Đất Đỏ thành H.Long Đất, bà Hồng là Chủ tịch UBND H.Đất Đỏ.Ông Trần Kim Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Long Đất; ông Hồng Như Vàng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Long Đất; ông Võ Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ H.Long Đất; ông Lê Hữu Hiền, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ H.Long Đất được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND H.Long Đất, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Kỳ họp cũng bầu 14 Ủy viên UBND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026; bầu 38 Hội thẩm TAND H.Long Đất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Kỳ họp đã biểu quyết thông qua các nghị quyết xác nhận kết quả bầu; nghị quyết thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND H.Long Đất (12 cơ quan).Phẫn nộ tài xế chở cậu bé đi ‘dạo phố’ trên thùng xe bán tải
Ngày cuối năm 2024, ca sĩ Minh Hào (tên thật Nguyễn Minh Hậu, 25 tuổi) vượt hơn 300 km từ quê Ninh Thuận vào TP.HCM "chạy show". Hôm nay, Hào được KTS Phạm Thanh Truyền – GĐ công ty Cát Mộc Group mời đến hát trong tiệc sinh nhật của ông. Mến mộ giọng hát và nghị lực của Hào, KTS Truyền tặng anh chiếc xe lăn điện để tiện di chuyển. "Hy vọng Hào có thể tự đi từ nhà đến phòng trà ca hát", KTS Truyền nói."Sau đây là giọng hát của ca sĩ Minh Hào!". Giọng MC vừa dứt, Hào được anh tài xế đi cùng bế lên sân khấu. Khán phòng lặng yên và bà Tô Thị Tuyết (57 tuổi - mẹ Hào) mắt ngân ngấn nước, nói: "Có ai ngờ con tui được như bây giờ". Minh Hào là con út trong gia đình có 3 anh em. Khuyết tật bẩm sinh, Hào không đến trường như bạn bè đồng trang lứa. Anh được ba mẹ dạy chữ ở nhà nên có thể đọc thành thạo. Tay yếu nên không thể cầm nắm được gì, mọi sinh hoạt đến nay vẫn phụ thuộc người thân. Hào ít ra ngoài, thế giới của anh là người thân và bạn bè ở xóm quê. Gần 20 tuổi, "tương lai" là điều Hào chưa từng nghĩ tới. Nhưng cũng từ thời điểm đó, Hào biết có ứng dụng thu âm bài hát trên điện thoại và bắt đầu tự sản xuất ra những sản phẩm âm nhạc kiểu "cây nhà lá vườn". Nhờ mạng xã hội, Hào biết đến các hội nhóm yêu ca hát. Thấy mọi người đăng bài hát của mình lên, Hào cũng làm theo, rồi từ đó kết nối với nhiều người cùng sở thích.Đầu năm 2020, duyên lành đưa giọng hát của Hào lọt tai ông Nguyễn Văn Hải (65 tuổi, ở TP.Biên Hoà, Đồng Nai) - thời trẻ từng là nhạc công. "Chàng trai trẻ, mới ngoài 20 tuổi nhưng có chất giọng rất đặc biệt, nghe như ngoài 50", ông Hải bồi hồi kể. Từ việc để lại những bình luận khen ngợi, góp ý và chỉnh những lỗi sai trong các bài hát, ông Hải được Hào xem là người thầy của mình khi nào không hay. Nhưng trò chuyện một thời gian ông Hải mới biết Hào khuyết tật. Thấy Hào còn rụt rè, có vẻ không muốn để người lạ biết tình trạng của mình, ông động viên, khuyên Hào nên "bước ra". "Con không nên chỉ mãi ở nhà hoài như vây, con hãy thử ra một phòng trà gần nhà và hát nhạc sống cùng ban nhạc", Hào nhớ lại lời khuyên của người bạn trạc tuổi ba mẹ mình năm ấy. Mãi đến 2 năm sau, ông Hải tìm trên mạng địa chỉ một phòng trà gần nhà, khuyên Hào đến "hát nhạc sống cho vui". Ông cũng chưa từng nghĩ việc làm đó của mình là cột mốc quan trọng đầu tiên để giọng hát của Hào được nhiều người biết đến như hôm nay. Mê ca nhạc, nên khi con trai ngỏ lời, ba của Hào đồng ý chở con đi. 1 tuần, 2 tuần, rồi vài tháng… Hào dạn dĩ hơn và dường như thoát khỏi vỏ ốc của chính mình bao năm. Những video của Hào hát được phòng trà chia sẻ lên mạng xã hội thu về hàng triệu lượt xem. Minh Hào được một bộ phận người yêu nhạc ở Việt Nam biết đến bởi sự tình cờ như thế.Nhiều người mến mộ giọng ca và nghị lực của Hào mời anh đi các nơi biểu diễn. Từ Nha Trang lên Đắk Lắk rồi vào TP.HCM… Mỗi lần đi diễn, ba mẹ Hào người theo để bồng bế, người theo để lo chuyện quần áo, ăn uống. "Nhờ được đi hát, em mới có cơ hội dẫn ba mẹ đi đây đi đó và thưởng thức những món ngon vùng miền. Đó là điều trước đây em chưa từng dám nghĩ tới", chàng trai nói.Còn ông Hải cho Hào những lời khuyên hữu ích về cách chọn bài hát khi đi diễn. Ông cho biết, Hào có chất giọng đặc biệt, nhưng với thể trạng yếu nên hợp với những bài tông trầm, chậm. Có những bài Hào thích nhưng tông cao, tiết tấu nhanh nên khi hát khó bắt hơi. Năm ngoái, khi Hào bắt đầu được nhiều người biết đến hơn, những lần đi tỉnh hát kéo dài cả tuần khi ba anh đột ngột qua đời. Giờ đây, mỗi lần đi xa, người tài xế thay ba bồng bế Hào di chuyển lên xuống xe, sân khấu...Xuân Ất Tỵ 2025 với chàng ca sĩ là một mùa xuân đặc biệt. Là mùa xuân không còn ba bồng bế nhưng nhờ chiếc xe lăn điện anh có thể tự đi cà phê đầu năm với bạn. Là mùa xuân mà khi kiếm được tiền bằng sức lao động của mình, Hào đưa hết cho mẹ để sửa soạn cho gia đình ngày tết. Là mùa mùa xuân đầu tiên anh được nhóm bạn của KTS hỗ trợ chi phí để ra mắt MV ca nhạc...Trong không khí đầu xuân năm mới, khi càng ngày càng được nhiều người biết đến, Hào lại nhắc nhiều hơn về ông Hải - người thầy "trên mạng" đã giúp đỡ và đồng hành cùng anh trong sự nghiệp ca hát mấy năm qua.Ngược lại, mấy năm qua, ông Hải xem Hào như một người bạn vong niên. "Tiếng hát của Hào được nhiều người biết đến, tất cả đều là do bản thân Minh Hào cố gắng", ông Hải nói.Bên cạnh việc đi hát, Hào còn kiếm được tiền thông qua việc đăng tải những bài hát của mình lên kênh Youtube cá nhân Minh Hào Boston với hơn 32.000 lượt đăng ký."Em nghĩ, ca sĩ là phải chuyên nghiệp nên thấy mình chưa xứng với danh xưng đó. Trưởng thành từ những quán cà phê hát cho nhau nghe như quán Đất Việt, Ngô Đồng... (TP.HCM) và chương trình Ngọc trong tim nên sắp tới, em muốn tiếp tục gắn bó với các anh chị ở đó để phục vụ người yêu nhạc", Hào nói. Giờ đây, Hào đã là một chàng thanh niên tự tin. Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là những người nổi tiếng, Hào không có cảm giác mặc cảm, rụt rè. Với anh, người nổi tiếng không phải là một cái bóng để bản thân thấy mình nhỏ bé trước họ, mà nghĩ rằng nhờ được gặp họ anh mới học hỏi được nhiều điều hay, về chuyên môn âm nhạc và cả phong cách sống. Cũng vì thế, Hào rất thích tham gia những chương trình thiện nguyện để trả ơn cuộc đời. Trả ơn gia đình, thầy Hải, khán giả mến mộ... "Nhờ vậy mà dù em không được hình hài tròn vẹn như mọi người, nhưng vẫn thấy cuộc đời quá nhiều yêu thương", chàng trai nói.
Quảng Ninh: Phó bí thư thị đoàn được bổ nhiệm làm Phó chánh thanh tra thị xã
Ngày 20.1, bà Võ Thị Hồng Nhung (là em gái của cố nghệ sĩ Vũ Linh) đã nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm liên quan đến vụ tranh chấp di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh.Trong đơn kháng cáo, bà Nhung nêu: "Gia đình chúng tôi thật sự muốn dừng vụ việc để cho anh chúng tôi được yên nghỉ như những lời thẩm phán chủ tọa đã nói trong phiên xét xử sơ thẩm, dù rằng những yêu cầu của chúng tôi vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên vừa qua được biết phía bà Hồng Loan đã nộp đơn kháng cáo và lên truyền thông mạng xã hội cho biết sẽ không cho phía chúng tôi một đồng vì bà cho rằng mình là con hợp pháp được quyền hưởng 100% tài sản của ông Võ Văn Ngoan, và thà bà lấy 15% về để làm từ thiện còn hơn là để số tài sản đó cho gia đình chúng tôi. Thật sự là những lời bất nghĩa đối với chúng tôi. Do đó nay tôi có đơn này kháng cáo một phần đối với bản án sơ thẩm".Trước đó, vào ngày 17.1, bà Hồng Loan cũng đã nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 7.1, bà Hồng Loan là con nuôi hợp pháp và là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh; bà Hồng Nhung được nhận 15% giá trị tài sản mà cố nghệ sĩ để lại...HĐXX xét thấy, bà Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Nhung là hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản khi hàng thừa kế thứ nhất còn sống. Tuy nhiên, trong khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh tạo lập phải tính đến công sức của bà Nhung.
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Lật lại hồ sơ vụ đắm tàu Wilhelm Gustloff: Sự lãng quên kỳ lạ
Những ngày qua, nhiều khán giả và là người dùng dịch vụ truyền hình trả tiền đã ngỡ ngàng khi 2 kênh nội dung VTV2 và VTV3 gián đoạn, sau đó... biến mất trong danh sách kênh tại một số nền tảng trả phí như FPT Play, MyTV hay TV360. Các kênh như VTV1, VTV4 tới VTV9, kênh Cần Thơ... vẫn xuất hiện và xem bình thường.Đến ngày 20.1, tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Lý do ban đầu được 3 nền tảng OTT trả phí đưa ra là chưa đạt được thỏa thuận với VTV. Còn trong thông báo mới nhất được Thời báo VTV đưa ra tối 19.1, VTV cho biết từ cuối năm 2024, đơn vị đã làm việc và trao đổi với các đối tác là những bên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền về mô hình hợp tác mới, nhằm hài hòa giữa giá trị nội dung, chi phí đầu tư với lợi ích của khán giả cũng như doanh nghiệp."Đến nay đã có nhiều đơn vị thống nhất được với VTV về việc hợp tác tiếp phát sóng. Đối với các đơn vị vẫn chưa đạt được thỏa thuận, VTV không có cơ sở pháp lý cần thiết để duy trì cung cấp tín hiệu cho toàn bộ gói kênh", thông tin trên Thời báo VTV nêu.Sự việc này đang tạo nên làn sóng tranh luận ở cộng đồng người dùng bởi 2 kênh bị dừng là VTV2 (khoa học, công nghệ, giáo dục, cuộc sống) và VTV3 (thể thao, giải trí) diễn ra sau khi 13 kênh truyền hình của VTC cùng các kênh VOV, truyền hình Nhân Dân ngừng phát sóng từ ngày 15.1. Hiện các nền tảng truyền hình trả tiền như FPT Play, TV360, MyTV đang có hàng chục triệu người dùng trên cả nước, theo dõi ở các nền tảng từ TV tới thiết bị di động.Cũng theo Thời báo VTV, "kênh VTV luôn là gói kênh cơ bản của mọi dịch vụ truyền hình, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút thuê bao và mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, chi phí bản quyền mà các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình đang chi trả cho VTV chưa phản ánh đúng giá trị mà nội dung của VTV mang lại cho các đơn vị truyền hình trả tiền".Sau khi xảy ra tình trạng mất kênh, không ít người dùng hoang mang khi đã thanh toán phí truyền hình với các bên, tuy nhiên vẫn có nguy cơ không thể theo dõi đầy đủ các chương trình trên những nền tảng trực tuyến tới hết Tết Nguyên đán, khi thời gian từ nay tới trước khi nghỉ tết còn quá ít, khó có thể đủ để các bên đi đến một thỏa thuận chung. "Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình đã đăng ký và trả tiền thuê bao dịch vụ", một chuyên gia nhận định.Một số ý kiến cho rằng việc VTV và doanh nghiệp đàm phán về bản quyền là mối quan hệ kinh tế của các bên, việc tắt sóng cần có lộ trình, thông báo cụ thể để không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng nói chung, đặc biệt ở thời điểm cận Tết Nguyên đán, thay vì đột ngột thực hiện gây tác động tới kế hoạch và thói quen của các hộ gia đình có nhu cầu theo dõi truyền hình. Hiện tại, để theo dõi VTV2 và VTV3 trên nền tảng OTT, người dùng có thể sử dụng phần mềm VTV Go, hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2, hoặc số ít nền tảng truyền hình trả tiền đã đạt được thỏa thuận.Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy số lượng thuê bao truyền hình trả tiền tăng từ 18,3 triệu (năm 2023) lên 21,2 triệu tới hết năm 2024, tương đương tăng 14%. Trong khi đó, thuê bao dịch vụ truyền hình qua internet (OTT) cũng ghi nhận tăng trưởng từ 5,56 triệu lên 7,4 triệu, tương đương 33%.