Đề kiểm tra ngữ văn lan tỏa tinh thần 'Sống đẹp' từ cuộc thi Báo Thanh Niên
Bác sĩ Phạm Cẩm Thúy cho biết dựa vào chất liệu, mật độ dệt, màu sắc... mà mỗi loại trang phục có khả năng chống nắng khác nhau. Chỉ số kiểm tra chất lượng của quần áo chống nắng là UPF (yếu tố bảo vệ khỏi tia cực tím). Trang phục thông thường có chỉ số UPF khoảng từ 5 - 10, trong khi đó, từ 15 UPF trở lên là những loại trang phục có khả năng chống nắng tốt. Những mẫu quần áo này đều có thiết kế rộng, thoải mái, tạo cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho người sử dụng, đồng thời thiết kế nhiều lớp để đảm bảo ngăn cản tia UV hiệu quả nhất.Kĩ sư xây dựng thành công nhờ bỏ nghề vào rừng nuôi cá lạ
Đài NBC News ngày 11.2 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả nhôm và thép nhập khẩu vào nước này."Đây là một chuyện lớn. Khởi đầu cho việc làm giàu nước Mỹ trở lại", ông phát biểu khi ký sắc lệnh từ phòng Bầu dục. Sắc lệnh áp dụng mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và tăng mức thuế nhôm năm 2018 từ 10% lên 25%, không có ngoại lệ hoặc miễn trừ.Mức thuế mới được đưa ra chỉ một tuần sau khi ông Trump hứa sẽ đình chỉ thuế quan đối với Canada và Mexico.Mức thuế mới sẽ đi kèm với thuế sẵn có đối với các mặt hàng kim loại. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (1997 - 2021), Tổng thống Trump đã áp thuế 25% với thép và 10% với nhôm nhập khẩu. Sau đó, Mỹ miễn thuế cho một số đối tác thương mại lớn, trong đó có Canada, Mexico và Brazil. Dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden, hạn ngạch miễn thuế được mở rộng cho Anh, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU).Mức thuế trên tương tự như thuế thép và nhôm mà ông Trump áp dụng trong nhiệm kỳ đầu của mình, mặc dù tại thời điểm đó, những mức thuế này được áp dụng rõ ràng vì lý do an ninh quốc gia.Lần này, lý do cho việc áp thuế có phần mơ hồ hơn, khi nhà lãnh đạo đề cập lý do tạo việc làm và thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ. Tuần trước, ông đã hứa sẽ trừng phạt các quốc gia "lợi dụng" các doanh nghiệp Mỹ."Thuế thép và nhôm 2.0 sẽ chấm dứt tình trạng bán phá giá của nước ngoài, thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo vệ ngành công nghiệp thép và nhôm của chúng ta như là ngành xương sống và trụ cột của an ninh kinh tế quốc gia Mỹ", theo Cố vấn Thương mại Mỹ Peter Navarro."Vấn đề là đảm bảo rằng nước Mỹ không bao giờ phải phụ thuộc vào nước ngoài đối với các ngành công nghiệp quan trọng như thép và nhôm", ông phát biểu trong cuộc họp báo hôm 10.2.Nhiều nhà phân tích coi thuế quan là công cụ đàm phán để Mỹ giành được sự nhượng bộ từ các quốc gia khác.Theo báo cáo năm 2022 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, phần lớn thép mà các công ty Mỹ sử dụng đều được sản xuất trong nước, mặc dù tỷ lệ nhôm nhập khẩu mà các công ty Mỹ sử dụng lớn hơn nhiều.Một số công ty Mỹ vẫn đang phản đối việc áp dụng thuế quan. Hôm 10.2, Liên đoàn Công nhân thép Mỹ, một nhóm được thành lập để hưởng lợi từ thuế quan, cho biết biện pháp này sẽ phản tác dụng nếu áp dụng quá rộng rãi.
M.U bất ngờ hỏi mua tiền đạo Robert Lewandowski
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Ngày 29.3, UBND H.Đức Cơ đã có công văn gửi Sở VH-TT-DL Gia Lai, Ban liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng - Sư đoàn 320 về việc mở rộng mặt bằng phía trước di tích lịch sử Chiến thắng Chư Bồ - Đức Cơ.
Sinh viên NIIE được 'cọ xát' thực tiễn từ năm nhất
Bên cạnh lốp xe, phanh cũng là một hệ thống quan trọng, góp phần đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng ô tô. Chính vì vậy, bộ phận này cũng cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Trong đó, má phanh là một trong những chi tiết thuộc hệ thống phanh sẽ bị hao mòn dần theo thời gian sử dụng xe và cần được thay thế để đảm bảo hiệu quả phanh.Má phanh mòn, mỏng sau một thời gian sử dụng xe sẽ khiến hiệu quả phanh giảm đáng kể và nếu không được thay thế sẽ ảnh hưởng đến an toàn của người dùng ô tô. Dù vậy, không ít người dùng ô tô vẫn chủ quan, lơ là không để ý đến chi tiết này. Thông thường, khi má phanh bị mòn sẽ có rất nhiều yếu tố để nhận biết. Do đó, nếu sử dụng ô tô, người lái cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết má phanh bị mòn đến lúc cần thay thế. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo má phanh ô tô bị mòn:Âm thanh chói tai hay tiếng rít mỗi khi đạp phanh là một trong những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết má phanh đã mòn. Những âm thanh này là do tấm thép phía sau má phanh cọ xát với đĩa phanh gây ra. Đây là dấu hiệu cảnh báo má phanh của bạn đã bị mòn và cần phải thay thế.Trong quá trình sử dụng ô tô, mỗi khi đạp phanh, nếu người lái cảm thấy cần phải đạp phanh mạnh hơn hoặc đạp phanh sâu hơn bình thường để dừng xe… có nghĩa là má phanh ô tô đã mòn. Khi má phanh mòn, hiệu quả phanh giảm khiến người lái phải tác dụng nhiều lực hơn vào bàn đạp phanh… Điều này có thể gây mệt mỏi khi lái xe thậm chí gây tai nạn trong trường hợp phải phanh gấp.Hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều có đèn cảnh báo trên bảng điều khiển để thông báo cho người lái tình trạng má phanh bị mòn. Nếu đèn này bật sáng có nghĩa má phanh trên ô tô bị mòn nhiều, nên mang xe đi kiểm tra và thay thế má phanh càng sớm càng tốt.Khi má phanh bị mòn, mức dầu phanh trong bình chứa sẽ giảm. Vì dầu phanh được sử dụng để đẩy piston phanh để kẹp chặt má phanh vào đĩa phanh. Nếu nhận thấy thấy mức dầu phanh thấp hơn vạch quy định, cần kiểm tra má phanh.Đối với xe sử dụng tay dạng cơ, nếu bạn cần kéo phanh tay cao hơn bình thường khi đỗ xe cũng là dấu hiệu thấy má phanh sau của xe có thể bị mòn. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả phanh.