Haerin bị so sánh với đàn chị Jisoo về nhan sắc lẫn trang phục tại sự kiện
Công an TP.Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng do TikToker Mr.Pips (tức Phó Đức Nam, 30 tuổi, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu. Đây là một trong những vụ lừa đảo đầu tư tài chính có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.Theo công an, Phó Đức Nam cùng Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú tại Hà Nội) và một đối tượng người nước ngoài thành lập nhiều "công ty ma" tại Việt Nam. Trong số này, một công ty đặt tại TP.HCM làm "bình phong" với hơn 40 văn phòng đặt tại Hà Nội và rải rác khắp cả nước.Dù không đăng ký hoạt động chứng khoán hay tài chính, nhưng các công ty vẫn tuyển dụng hàng ngàn nhân viên, làm việc từ 8 - 21 giờ hàng ngày, về lĩnh vực giao dịch ngoại hối và chứng khoán phái sinh.Để tạo lòng tin, Nam cùng đồng phạm tạo lập, quản lý 5 trang mạng có giao diện tiếng Anh, khiến người tham gia hiểu lầm là giao dịch trên các sàn quốc tế. Thực chất, các trang mạng đều được lập trình, gắn với các tài khoản ngân hàng của các đối tượng.Nhân viên trong đường dây của Nam được phân cấp thành nhiều bộ phận (kế toán, nhân sự, chăm sóc khách hàng…), giao tiếp với nhà đầu tư thông qua mạng xã hội Zalo, Telegram… Nhóm đối tượng chuyên cung cấp thông tin sai sự thật để khách hàng tin tưởng, chuyển tiền vào tài khoản chỉ định rồi chiếm đoạt.Đến nay, Công an TP.Hà Nội xác định được hơn 2.600 bị hại trên toàn quốc, với số tiền đã nạp ban đầu khoảng 50 triệu USD.Thủ đoạn được các đối tượng trong đường dây lừa đảo của Phó Đức Nam thường xuyên sử dụng, là dụ dỗ đầu tư theo kiểu "củ cà rốt và con lừa". Ban đầu, nhà đầu tư sẽ được mời gọi các gói giao dịch giá trị thấp, rút tiền dễ dàng và có lãi. Sau đó, gói giao dịch nâng cấp dần, đến ngưỡng nhất định sẽ "cháy" tài khoản. Khi nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí hết sạch tiền, các đối tượng tiếp tục lên kịch bản reo hi vọng để họ nạp thêm tiền với mong muốn gỡ gạc. Đến lúc nhà đầu tư không còn khả năng tài chính, mọi kênh liên lạc bị chặn. Một trong những người "sập bẫy" lừa đảo là bà P.T, đã nạp tiền khoảng 500 triệu đồng. Bà T. kể được mời tham gia một nhóm đầu tư trên Telegram, các thành viên trong này "đua nhau" khoe hình ảnh, clip về việc nhận được khoản tiền lãi lớn. Có thành viên còn gửi hàng loạt giấy tờ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, nên bà T. rất tin tưởng."Không hiểu sao khi vào rồi thì có sức hút ghê gớm lắm, nói gì mình cũng tin", bà T. nhớ lại, và mãi đến sau này mới biết những người trên đều nằm trong "kịch bản".Theo lời bà T., ban đầu bà thử đầu tư gói giao dịch vài trăm ngàn đồng thì dễ dàng nhận được cả gốc lẫn lãi. Sau đó, gói đầu tư được nâng dần, lên 30 triệu đồng rồi 60 triệu đồng, với hứa hẹn lợi nhuận gấp hàng chục lần. Thế nhưng, khi số tiền nạp đã kha khá, tài khoản của bà T. lập tức báo "cháy". Trong cơn hoảng loạn, bà T. được thành viên nhóm động viên tìm cách gỡ gạc, nên nạp thêm 70 triệu đồng. Không như kỳ vọng, tài khoản của bà T. bị "treo", và được hướng dẫn nạp thêm tiền để khắc phục lỗi. Chót "đâm lao thì phải theo lao", bà T. bán cả số vàng chuẩn bị cưới cho con trai, nạp thêm hơn 100 triệu đồng. Tài khoản tiếp tục "cháy".Chưa thoát khỏi cơn u mê, lại thêm lời ngọt nhạt từ thành viên nhóm, bà T. cố gắng lần cuối bằng việc vay mượn bạn bè 170 triệu đồng, mong cứu vãn tình thế. Kết quả đã rõ, tiền tiếp tục "không cánh mà bay". Bà T. đến lúc này mới tỉnh ngộ, đến nay chưa dám chia sẻ cho người thân.Bà T.N, một nhà đầu tư khác, đã nạp vào đường dây lừa đảo khoảng 35 tỉ đồng. Giai đoạn 2019 - 2020, kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bà N. được một phụ nữ gọi điện, mời chào đầu tư chứng khoán, cam kết sẽ có chuyên gia trình độ cao hướng dẫn "một kèm một". Đang sẵn khoản tiền nhàn rỗi, bà N. tin tưởng và mở tài khoản, dù không quá am hiểu về tài chính.Cũng giống với bà T., sau khi nạp tiền đầu tư, tài khoản của bà N. nhiều lần bị "cháy". Mỗi lần như vậy, bà N. rất hoảng và buồn, nhưng đều có một thành viên trong nhóm an ủi, tiếp thêm niềm tin gỡ gạc."Mình giống như bị tẩy não vậy", bà N. nhớ lại, cho biết các đối tượng lừa đảo rất kiên trì đeo bám, gọi điện mỗi ngày từ sáng đến tối, tâm tình như một người bạn tri kỷ, không ngừng nói về viễn cảnh tương lai tích cực. Bà N. còn được tham gia vào nhóm thành viên VIP, có người giới thiệu là chuyên gia giỏi, đạt giải quốc tế, "nói rất hay". Thậm chí, sau nhiều lần tài khoản "cháy", bà L. không tin tưởng vào chuyên gia nữa, các đối tượng giả danh là "người trong ngành", dụ dỗ góp vốn 50/50 để hàng tháng nhận tiền lãi. Thế nhưng, chỉ sau 1 ngày nạp tiền, tài khoản của bà N. lại "bốc hơi". Bà rất hoảng sợ. Thành viên góp vốn gọi điện cho bà, cũng tỏ ra buồn chán, khóc lóc, đòi tự tử. "Ngỡ là thật, tôi nén đau thương để an ủi ngược lại họ, sau này mới biết họ chính là kẻ đã lừa mình", bà N. kể.Người phụ nữ cũng cho hay, kể từ ngày đường dây của Phó Đức Nam bị phanh phui, mọi thứ như sụp đổ. Biết tin bà bị lừa, người thân, bạn bè đều có "cái nhìn khác". Số tiền đã đầu tư là toàn bộ tài sản dành dụm, không chỉ của bà mà còn của cả cha mẹ, nay có nguy cơ mất trắng.Quá trình điều tra vụ án, cơ quan công an đã thu giữ, phong tỏa số tài sản có giá trị ước tính hơn 5.200 tỉ đồng. Cả bà T. và bà N. đều hi vọng đây sẽ là "tia sáng cuối đường hầm" giúp họ lấy lại tài sản đã mất, dù có thể không vẹn toàn.Mai Thu Huyền 'bỏ chồng, bỏ con' để làm phim mới sau thất bại của 'Kiều'
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Mắc bệnh lạ, cô gái có ngoại hình giống như bà lão
Chia sẻ với Thanh Niên chiều nay 19.1, chị Ka Sâm là em gái ông Lộc cho biết hơn 1 tháng ròng rã tìm kiếm bằng nhiều cách khác nhau, gia đình vẫn chưa có bất kỳ tin tức nào về ông Lộc. Những ngày giáp tết này, gia đình vẫn đang nỗ lực tìm kiếm.Theo lời kể người nhà, ngày 14.12 ông Lộc cùng người thân vào TP.HCM dự đám cưới của người em họ. Rạng sáng ngày 15.12 ông rời khách sạn ở đường Trung Mỹ Tây 2A (Q.12, TP.HCM) rồi sau đó không rõ tung tích.Chị K Sâm cho biết khi đi, ông K Lộc chỉ mang theo ví có giấy tờ tùy thân, không mang theo điện thoại hay quần áo. Gia đình vô cùng lo lắng vì hơn 1 tháng vẫn không liên lạc được ông, không biết thời gian qua ông ở đâu, làm gì và có gặp nguy hiểm nào không vì ông không biết đường ở TP.HCM.Con gái ông Lộc hiện đang sống và làm việc ở Bình Dương những ngày qua cũng làm nhiều cách tìm cha nhưng tới nay vẫn không có kết quả. Gia đình không còn cách nào hơn phải "cầu cứu" mạng xã hội.Chồng chị K Sâm là anh Bùi Văn Kiên (34 tuổi) sau đó cũng từ quê lên TP.HCM để tìm, khi có người thông báo thấy ông ở khu vực Bến xe Miền Đông cũ (Q.Bình Thạnh). Tuy nhiên cũng không có kết quá. Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người nhà hy vọng sớm có tin tức của ông K Lộc để cả gia đình được đoàn tụ, sum vầy cùng nhau.Ai có tin tức của ông K Lộc xin hãy liên hệ gia đình qua số điện thoại: 0387.347.162 (gặp Ka Sâm). Gia đình vô cùng biết ơn!
Tranh chấp giữa Arm và Qualcomm đang có dấu hiệu hạ nhiệt khi Qualcomm xác nhận một bước ngoặt quan trọng trong vụ kiện. Theo Sascha Segan, Quản lý cấp cao về Quan hệ công chúng tại Qualcomm, Arm đã rút lại thông báo vi phạm ngày 22.10.2024 và không có kế hoạch chấm dứt Thỏa thuận Cấp phép Kiến trúc Qualcomm.Bên phía Arm, trong buổi báo cáo tài chính quý, Giám đốc tài chính (CFO) Jason Child khẳng định rằng vụ kiện sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Ông nhấn mạnh Arm đã dự đoán trước kết quả bất lợi khi lập kế hoạch tài chính, đồng thời cho rằng mục đích chính của vụ kiện là bảo vệ tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, về mặt tài chính, Arm đã giả định rằng Qualcomm vẫn sẽ tiếp tục trả tiền bản quyền với mức tương đương hiện tại.Vụ kiện xoay quanh dòng vi xử lý Snapdragon X của Qualcomm, vốn được trang bị nhân Oryon - yếu tố cốt lõi của tranh chấp giữa hai công ty. Nếu Arm giành chiến thắng, dòng chip này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng với việc Arm thể hiện dấu hiệu từ bỏ, Qualcomm có lý do để lạc quan về triển vọng của mình.Cuộc chiến pháp lý giữa hai bên bắt đầu từ năm 2021 khi Qualcomm mua lại công ty thiết kế CPU Nuvia. Arm cáo buộc thương vụ này khiến cả Nuvia và Qualcomm vi phạm thỏa thuận cấp phép, sử dụng trái phép công nghệ của Arm để phát triển chip Oryon. Kết quả của vụ kiện có thể ảnh hưởng đến không chỉ Qualcomm mà còn cả những tập đoàn lớn như Nvidia, Microsoft và Apple.Một bước ngoặt quan trọng đã xảy ra vào tháng 12.2024 khi bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết có lợi cho Qualcomm trong hai trên ba cáo buộc của Arm. Sau đó, Qualcomm đã ra tuyên bố hoan nghênh quyết định này, khẳng định rằng sản phẩm của họ tuân thủ hợp đồng với Arm và sẽ tiếp tục phát triển các vi xử lý hiệu năng cao.Dù vụ kiện chưa hoàn toàn kết thúc, những diễn biến gần đây cho thấy Arm có thể chấp nhận thất bại, mở đường cho Qualcomm tiếp tục phát triển dòng chip Snapdragon X mà không gặp trở ngại pháp lý lớn trong thời gian tới.
Phẫn nộ xe khách chạy ẩu, suýt chèn trúng xe máy đang dừng chờ đèn đỏ
Messi và các đồng đội vừa trở về Mỹ sau trận Inter Miami thắng CLB Olimpia với tỷ số 5-0 tại Honduras. Trận này, danh thủ người Argentina ghi 1 bàn và góp 2 kiến tạo cho các đồng đội trẻ Federico Redondo và Noah Allen lập công.Ngay sau trận đấu này, tin đồn Messi đến xem trận chung kết Super Bowl đã trở thành sự thật. Chỉ sau vài giờ trở về TP.Miami, Messi cùng những người bạn thân thiết như Jordi Alba, Suarez và Busquets, cùng gia đình và bạn bè đã bay đến TP.New Orleans bằng máy bay riêng, theo báo chí Mỹ, để lần đầu tiên xem trận Super Bowl trên sân vận động."Messi là khách VIP Super Bowl, theo lời mời từ cầu thủ Patrick Mahomes của đội Kansas City Chiefs, đội gặp đối thủ Philadelphia Eagles trong trận chung kết", tờ Mundo Deportivo (Tây Ban Nha) cho biết.Sự kiện Messi đến xem Super Bowl đã gây thu hút báo chí Mỹ, khi đây là sự kiện cũng có sự hiện diện của Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump. Ngoài ra, nữ ca sĩ nhạc pop đình đám, Taylor Swift cũng có mặt, cùng hàng loạt ngôi sao trong làng giải trí Mỹ và các lĩnh vực khác.Messi từng được liên kết với sự kiện Super Bowl năm 2024, khi anh tham gia một đoạn quảng cáo giữa hiệp gây thu hút người xem. Năm nay, danh thủ này đã đến sân theo dõi trực tiếp trận đấu trong tư cách là khách VIP.Messi cùng CLB Inter Miami còn 1 trận giao hữu gặp đối thủ cùng thành phố là Orlando City SC trên sân Raymond James có sức chứa lên đến 75.000 khán giả, diễn ra lúc 7 giờ 30 ngày 15.2. Sau đó, họ sẽ bước vào trận đấu chính thức đầu tiên của mùa giải 2025 gặp Sporting Kansas City ở lượt đi vòng 1 giải CONCACAF Champions Cup lúc 8 giờ ngày 19.2.Tại giải CONCACAF Champions Cup, nếu Messi và đồng đội thẳng tiến vào vòng bán kết, họ có thể đối mặt với CLB Monterrey của Mexico, đội vừa chiêu mộ trung vệ kỳ cựu Sergio Ramos theo diện chuyển nhượng tự do.Sergio Ramos và Messi từng là đối thủ của nhau khi họ còn khoác áo lần lượt CLB Real Madrid và Barcelona ở Tây Ban Nha. Nhưng đã trở thành bạn bè thân thiết khi cùng khoác áo CLB PSG các năm 2023 và 2024. Ramos từng được liên hệ gia nhập Inter Miami cùng Messi. Mặc dù vậy, sau thời gian dài thất nghiệp, trung vệ 38 tuổi này đã chọn gia nhập CLB Monterrey ở Mexico.Sự lựa chọn này của Ramos, khiến anh có thể một lần nữa lại phải đối đầu với Messi trên sân cỏ, khi cùng CLB Monterrey đang thi đấu tại vòng 1 giải CONCACAF Champions Cup như Inter Miami. Không chỉ giải đấu này, tại League Cup cũng có sự góp mặt của các CLB tại Mỹ và Mexico thi đấu, đều có khả năng Messi và Ramos lại đối đầu nhau liên tiếp. Với các CLB của Mexico, còn có đội Club Leon tham gia, đây là đội đã chiêu mộ tiền đạo James Rodriguez, một người cũng cực kỳ quen thuộc với Messi khi từng nhiều lần đối đầu trước đây."Đây rõ ràng là những cuộc đối đầu không thể ngờ của Messi với những người quen cũ. Nhưng duyên nợ họ vẫn cứ gặp lại nhau, sau khi kỳ chuyển nhượng trong tháng 1 đã đưa Ramos và James Rodriguez đến các CLB ở Mexico thi đấu", tờ AS (Tây Ban Nha) bày tỏ.