Những người không có tinh trùng làm sao để có con?
Đó là câu chuyện của cô gái Pháp gốc Việt Eva Hoàng Rouch (29 tuổi) khiến nhiều người xúc động về hành trình tìm lại nguồn cội Việt Nam.Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi có dịp được trò chuyện với Eva trong thời gian cô gái Pháp cùng bạn trai ở lại khám phá TP.HCM, trước khi về lại miền Tây tìm mẹ ruột.Cho tôi xem những giấy tờ còn được gìn giữ cẩn thận suốt gần 3 thập kỷ từ cha mẹ nuôi, cô gái Pháp nói rằng đó là manh mối, là hành trang duy nhất để có thể tìm lại nguồn cội của mình.Trong những hồ sơ nhận nuôi đó, tôi đặc biệt chú ý tới một văn bản viết tay với những dòng chữ có phần nguệch ngoạc. Đó là biên bản kể lại câu chuyện cô gái Pháp năm xưa bị bỏ lại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.Nội dung biên bản ghi rõ vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 12.1.1996, đội bảo vệ bệnh viện trong lúc trực cổng thì được bà con nuôi bệnh thông báo có một đứa trẻ bị bỏ rơi ở bệnh viện. "Trong mình đứa bé gồm có một bộ đồ đang mặc trên mình, một cái khăn quấn và một bình sữa", đội bảo vệ bệnh viện thời điểm đó mô tả.Sau đó, đứa trẻ bất hạnh đã được chuyển vào Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi An Giang để được chăm sóc. Trong giấy khai sinh được đăng ký vào ngày 16.2.1996, đứa bé có tên Dưỡng Thị Ngọc Hoàng, sinh ngày 12.11.1995 với nơi sinh ở Long Xuyên. Tuy nhiên, trong mục thông tin cha mẹ được để trống.Sau đó không lâu, bé gái Ngọc Hoàng được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi và sống một cuộc đời mới ở Metz, miền đông nước Pháp. Với cái tên mới Eva Hoàng Rouch, cha mẹ nuôi vẫn muốn giữ một điều gì đó "rất Việt Nam" trong tên gọi của cô con gái nuôi. Cha mẹ nuôi người Pháp cho biết Eva bị bỏ rơi lúc 2 tháng tuổi và được nhận nuôi khoảng 4 tháng tuổi. Cũng từ đây, Eva có một tuổi thơ tươi đẹp, lớn lên trong tình yêu thương bao la của cha mẹ nuôi. Vợ chồng Pháp nhân hậu chưa bao giờ giấu con gái nuôi Việt Nam về gốc gác của mình.Vốn là một trưởng phòng quan hệ khách hàng ở một công ty tại Pháp, Eva quyết định nghỉ phép 1 năm và bắt đầu trong chuyến du lịch khắp thế giới của mình. Trong hành trình đó, cô gái ghé Việt Nam để tìm mẹ ruột.Bình luận trong một bài đăng trên mạng xã hội với một cô gái từng ở cùng trại trẻ mồ côi năm xưa đã dẫn lối cho Eva gặp được ông Huỳnh Tấn Sinh, một người Việt sống ở Pháp nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm thân nhân.Cô gái đã chia sẻ câu chuyện của mình với ông Sinh và được người đàn ông tốt bụng giúp đỡ nhiệt tình. Trong chuyến về Việt Nam lần này, Eva khởi hành từ Paris, với sự đồng hành đặc biệt cùng bạn trai, anh Nicolas Melchorri.Anh Nicolas cho biết đã quen Eva gần 7 năm nay. "Cô ấy luôn nói với tôi rằng cô ấy không nhất thiết phải tìm về với gia đình ruột thịt, vì cô ấy luôn lớn lên khi biết rằng mình đã bị bỏ rơi và không có thông tin gì về cha mẹ ruột của mình. Nhưng càng trưởng thành, cô ấy càng cảm thấy cần phải tìm lại cội nguồn, cố gắng hiểu mình đến từ đâu", anh kể lại.Chàng trai Pháp nói rằng anh và bạn gái đã cùng nhau đi du lịch vòng quanh thế giới trong 7 tháng và chuyến đi đến Việt Nam là chuyến trở về cội nguồn đầu tiên mà cô ấy không có sự đồng hành cùng cha mẹ nuôi để khám phá đất nước của mình. Anh dự định sẽ dành nhiều ngày cùng bạn gái ở An Giang để cảm nhận nơi Eva cất tiếng khóc chào đời. "Cô ấy biết rằng việc tìm lại cha mẹ ruột của mình mong manh nhưng tôi sẽ ở bên cô ấy để hỗ trợ và đồng hành cùng cô ấy trên hành trình của mình", anh chia sẻ.Chàng trai Pháp nhận xét Eva là một người phụ nữ mạnh mẽ, luôn đặt ra cho mình những mục tiêu trong cuộc sống để tiếp tục tiến về phía trước. Cô ấy ngăn nắp, nghiêm túc với công việc, hài hước và rất hòa đồng. Anh hy vọng Eva sẽ tìm được phép màu trên hành trình lần này."Mẹ ơi! Con không trách mẹ! Con chỉ muốn biết câu chuyện của mình, vì sao con bị bỏ rơi và gia đình con thế nào! Có lẽ, mẹ đã rất khó khăn khi bỏ lại con! Nếu mẹ có đọc bài báo này, xin hãy liên lạc với con!", chị Eva nhắn nhủ. Đây là lần thứ 3 cô gái Pháp trở lại Việt Nam. Chị từng đến đây vào năm 2007 cùng với cha mẹ nuôi, cũng đã thử các thông tin để tìm gia đình ruột thịt, nhưng không có manh mối. "Tôi bị bỏ rơi tại bệnh viện, ngoài ra không có thông tin gì thêm như lời cha mẹ nuôi tôi thuật lại khi về trại trẻ mồ côi để thăm", chị chia sẻ. Dù không quá nhiều lần về thăm Việt Nam nhưng với cô gái Pháp gốc Việt, đây là một đất nước tuyệt vời. Cô yêu con người, ẩm thực và tất cả mọi thứ. Chị luôn nghĩ rằng mình có 2 cuộc đời, một ở Pháp và một ở Việt Nam."Tận đáy lòng, bạn có giận mẹ ruột không?", nghe tôi hỏi, Eva cười hiền, đáp lại. Rằng, chị chưa bao giờ có ý định giận hay trách mẹ. Chị tin rằng, mẹ ruột đã không còn lựa chọn nào khác nên mới đứt ruột bỏ con mình.Lớn lên trong một gia đình Pháp tuyệt vời với cha mẹ nuôi đáng yêu và anh trai Việt Nam, chị cảm thấy hạnh phúc khi được mẹ ruột cho mình một cơ hội mới trong cuộc đời.Ông Huỳnh Tấn Sinh, người giúp đỡ cô gái Pháp trên hành trình tìm lại mẹ ruột cho biết dù cơ hội có mong manh, nhưng ông hy vọng với sự chung tay của cộng đồng mạng, của quý độc giả Thanh Niên, Eva sẽ tìm được phép màu của cuộc đời vào dịp Tết Nguyên đán đặc biệt năm nay. Chắc chắn, đây là một cái tết đầy yêu thương.Ai có tin tức về gia đình ruột của chị Eva vui lòng liên hệ với ông qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com. Vô cùng biết ơn!Bất ngờ bến đỗ mơ ước của HLV Zidane, không phải là Bayern Munich
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Không chỉ có bóng đá, Ma-rốc còn giỏi đua ngựa và đua xe
Cụ thể, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết hợp nhất Sở KH-CN với Sở TT-TT thành lập Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh; nghị quyết hợp nhất sở tài chính với Sở KH-ĐT thành lập Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh.Nghị quyết hợp nhất sở xây dựng với Sở GTVT thành Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh. Sở Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở, công sở, thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; đường bộ, đường thủy nội địa; vận tải; an toàn giao thông, quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.Đồng thời, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT.Theo các nghị quyết, UBND tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở KH-CN, sở tài chính, sở xây dựng, Sở TN-MT tỉnh Bắc Ninh để đi vào hoạt động từ ngày 1.3.HĐND tỉnh Bắc Ninh cũng ra nghị quyết kết thúc hoạt động Sở LĐ-TB-XH chuyển chức năng về sở nội vụ, sở nông nghiệp và môi trường; đồng thời tổ chức lại bộ máy sở y tế, sở giáo dục và đào tạo để tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bắc Ninh.
"Tuy nhiên, bởi vì là thành ngữ, nên tính chất của nó gồm một tập hợp từ cố định đã quen dùng. Có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng chẳng thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Do vậy, nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Vì lẽ đó, "nhất gái hơn 2, nhì trai hơn 1" có thể hiểu theo một cách khác, hợp lý hơn. Đó là, người xưa muốn đề cập về độ tuổi mới lớn của trai gái và có thể thành hôn theo "công thức" này", thạc sĩ Tín cho hay.
Tam tai, năm tuổi là gặp xui rủi?
Philippines đang trong giai đoạn thứ ba của chương trình hiện đại hóa quân đội với ước tính chi 35 tỉ USD cho việc tăng cường sức mạnh quân sự trong thập niên tới, theo Reuters ngày 12.2."Có được ít nhất hai tàu ngầm là một ước mơ của chúng tôi. Chúng ta là một quần đảo. Vì vậy, chúng ta phải có loại năng lực này, vì thực sự rất khó để bảo vệ toàn bộ quần đảo mà không có tàu ngầm", Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Romeo Saturnino Brawner Jr. hôm nay cho hay khi phát biểu trước các doanh nhân hàng đầu.Vào năm 2022, Philippines đã mua một hệ thống tên lửa chống hạm BrahMos trị giá 375 triệu USD từ Ấn Độ và đã đặt hàng thêm. "Chúng tôi sẽ nhận được nhiều hơn (hệ thống) này trong năm nay và trong những năm tới", ông Brawner nói.Philippines trước đây nói rằng họ đang nhắm đến các tên lửa tầm trung và ít nhất 40 máy bay chiến đấu để tăng cường khả năng phòng thủ của mình.Trong năm nay, Hải quân Philippines mong chờ nhận ít nhất hai tàu hộ vệ từ Hàn Quốc, quốc gia đã nâng cấp quan hệ với Philippines lên thành quan hệ đối tác chiến lược.Ông Brawner còn cho hay Manila đang cố gắng đưa Hàn Quốc tham gia Biệt đội, một nhóm đa phương bao gồm Úc, Nhật Bản, Philippines và Mỹ.Philippines tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Brawner nói rằng quân đội Philippines đã quan sát thấy sự gia tăng nhiều hành vi gây quan ngại của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc lượng tàu thuyền Trung Quốc xuất hiện mỗi ngày tăng lên ở biển Tây Philippines. Biển Tây Philippines là tên Manila dùng để chỉ vùng biển ở Biển Đông mà họ cho là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.Cũng theo ông Brawner, một "hoạt động hàng hải chung" với Mỹ và Canada trong "vùng biển của Manila" ở Biển Đông đang được tiến hành. Ông cho biết thêm Manila cũng muốn có các hoạt động chung như thế với Pháp, Ý và Anh.Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về phát ngôn trên của ông Brawner, theo Reuters.