Gần 2.000 VĐV nhí tranh tài giải chạy hấp dẫn ở Hồ Tây
Tối 30.1, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an H.Hóc Môn (TP.HCM) đang tích cực xử lý hiện trường vụ cháy lớn xưởng giày da.Thông tin ban đầu, hơn 19 giờ cùng ngày, đám cháy bùng lên tại xưởng sản xuất giày da nằm trên đường Tân Xuân 2, xã Tân Xuân. Phát hiện vụ việc, người dân hô hoán nhau tìm cách dập lửa nhưng bất thành.Tại hiện trường, cột khói bốc lên cao ngút, lửa cháy lan sang nhà dân liền kề, kèm sức nóng dữ dội.Lực lượng Công an xã Tân Xuân nhanh chóng có mặt di tản người dân khu vực. Lực lượng Đội CSGT - trật tự Công an H.Hóc Môn cũng được điều động để phân luồng giao thông, phối hợp các đơn vị liên quan đảm bảo trật tự tại khu vực.Lúc 19 giờ 21 phút, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an H.Hóc Môn tiếp nhận tin báo cháy tại khu vực nói trên. Nhiều xe chuyên dụng cùng hàng chục chiến sĩ cán bộ nhanh chóng đến hiện trường, triển khai công tác chữa cháy.Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế. Lực lượng chức năng đang tiếp tục làm mát hiện trường. Hiện nguyên nhân và thiệt hại từ vụ hỏa hoạn chưa được thống kê.Triển lãm Biztech Việt Nam 2023 thúc đẩy chuyển đổi số
Ngày 3.3, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức hội nghị công bố đề án sắp xếp tổ chức bộ máy và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Khi TP.HCM sắp xếp lại tổ chức bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông, đồng thời tổ chức lại đầu mối bên trong.Sở Văn hóa và Thể thao là 1 trong 16 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM sau khi sắp xếp. Hiện cơ quan này có 10 phòng ban chuyên môn và 25 đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo giảm tối thiểu 15% như quy định.Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM gồm: ông Trần Thế Thuận làm giám đốc và 5 phó giám đốc ông Võ Trọng Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, ông Nguyễn Nam Nhân, ông Nguyễn Minh Nhựt và ông Nguyễn Ngọc Hồi.Nhận nhiệm vụ mới, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (nguyên Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông) khẳng định sẽ nhanh chóng tiếp cận công việc và nỗ lực hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông cũng mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ ban giám đốc, sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ, viên chức trong ngôi nhà chung ngành văn hóa, thể thao, truyền thông.Trao đổi tại hội nghị, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thế Thuận bày tỏ sự tri ân và trân trọng những đóng góp của các nhân sự nhận nhiệm vụ mới, trong đó có nhiều người giữ chức vụ thấp hơn.Năm 2025, TP.HCM được giao nhiệm vụ cùng các cơ quan Trung ương tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Ông Thuận cho biết trong 5 tiểu ban của thành phố thì Sở Văn hóa và Thể thao đóng vai trò thường trực 4 tiểu ban.Năm nay, TP.HCM cũng tổ chức một số lễ kỷ niệm quan trọng như 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, 80 năm Ngày Quốc khánh 2.9… Trong đó, lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là một trong những hoạt động lớn của ngành.Đánh giá nhiệm vụ trong năm 2025 rất nặng nề, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao yêu cầu các phó giám đốc làm việc với từng phòng ban chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh. Ông lưu ý chiến lược phát triển văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông cần phải hòa quyện vào nhau.Nhấn mạnh truyền thông là công tác không thể thiếu trong phát triển của toàn ngành, ông Thuận tin tưởng nếu phát huy tốt vai trò của từng đơn vị, sự đoàn kết tập thể thì ngành sẽ mạnh lên rất nhiều. "Chúng ta cùng đoàn kết, gắn bó, cộng đồng trách nhiệm để phát triển đơn vị ngày càng tốt hơn", ông Thuận chia sẻ thêm.Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM sắp xếp lại các phòng ban, đơn vị sự nghiệp như sau:Sắp xếp, chuyển chức năng của Phòng Tổ chức lễ và sự kiện về Văn phòng sở và Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình.Sáp nhập Phòng Báo chí và Phòng Xuất bản, In, Phát hành thành Phòng Báo chí – Xuất bản, ông Trịnh Hữu Anh làm Trưởng phòng.Sắp xếp Trung tâm Văn hóa và Trung tâm Thông tin triển lãm thành Trung tâm Văn hóa và Triển lãm TP.HCM, ông Lê Đức Pháp làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Trung tâm Ca nhạc nhẹ, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh thành Trung tâm Nghệ thuật TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn làm Giám đốc.Sắp xếp Trung tâm Thể thao dưới nước Yết Kiêu, Câu lạc bộ Thể dục thể thao Thanh Đa thành Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM, ông Hoàng Đức Tân làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ, Nhà tập luyện thể thao Phú Thọ, Câu lạc bộ Bơi lặn Phú Thọ, Trung tâm Huấn luyện – Thi đấu Thể dục thể thao thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao TP.HCM, ông Lý Đại Nghĩa làm Giám đốc.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 2.1.2023
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.
Tại phiên họp thứ 6 của Hội đồng tư vấn triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội, lãnh đạo TP.HCM đã giao Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) nghiên cứu và đề xuất ý tưởng phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) tại khu vực Hàng Xanh, quận Bình Thạnh (dự án TOD Hàng Xanh).Theo ý tưởng mà doanh nghiệp này đề xuất trước đó, phạm vi nghiên cứu dự án là hơn 51 ha từ ngã tư Hàng Xanh về Bình Triệu, trên 4 trục đường chính gồm Điện Biên Phủ, Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 216.000 tỉ đồng (tương đương hơn 8,5 tỉ USD).Lãnh đạo CII đặt mục tiêu dự án TOD Hàng Xanh sẽ thực hiện chỉnh trang đô thị, tái định cư tại chỗ cho người dân bị ảnh hưởng, nâng cấp hạ tầng và cải thiện chất lượng sống. Bên cạnh đó là giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối tại các khu vực trọng điểm như Hàng Xanh, ngã 5 Đài Liệt Sỹ, cầu Bình Triệu.Trong quá trình thực hiện dự án, CII cũng ứng dụng giao thông xanh và giao thông số nhằm tối ưu hóa việc di chuyển và giảm thiểu tác động môi trường, triển khai phương tiện vận chuyển không người lái để phục vụ giao thông và kết nối với giao thông công cộng, tạo ra một môi trường sống hiện đại, tiện nghi. Từ đó, giúp cư dân cảm thấy thoải mái và thuận lợi khi sinh sống tại khu vực dự án TOD Hàng Xanh.Đặc biệt hơn, TOD Hàng Xanh sẽ được xây dựng các công trình điểm nhấn, chung cư cao tầng, mảng xanh và các công trình công cộng nhằm nâng cao tính thẩm mỹ và tiện ích đô thị. Đồng thời, phát triển không gian đô thị ngầm, khai thác tối đa tiềm năng phát triển để tạo lập trung tâm vận chuyển công cộng. Song song đó là kết nối giao thông công cộng bao gồm tuyến metro theo quy hoạch và phát triển các khu vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, trung tâm thương mại, dịch vụ.Mô hình TOD cho phép chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị nén và phát triển giao thông công cộng cho cả khu vực này. Từ đó, TOD Hàng Xanh được kỳ vọng sẽ giải quyết các bài toán về kẹt xe, khói bụi, ngập nước..."Chúng tôi mong muốn dự án này sẽ mang lại không gian sống giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đưa khu vực trở thành nơi đáng sống. Không chỉ tái cấu trúc đô thị, TOD Hàng Xanh còn chú trọng phát triển không gian ngầm, thương mại giải trí hấp dẫn, chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của người dân. Lúc này, TOD Hàng Xanh sẽ gắn liền với giao thông công cộng sức chở lớn, giải quyết các bài toán về giao thông" - lãnh đạo CII thông tin.Liên quan đến vấn đề tái định cư, phía doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu đang lên kế hoạch tái định cư người dân tại chỗ, giá đất sẽ bằng với giá thị trường. CII sẽ làm hình thức cuốn chiếu, khai thác tại chỗ để người dân có thêm sự lựa chọn. Những nội dung trên hiện vẫn đang dừng ở mức ý tường. CII cho biết sẽ mời đơn vị tư vấn nước ngoài hàng đầu để nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cụ thể và trình các cấp có thẩm quyền để dự án TOD khả thi, hiệu quả nhất.Theo đại diện Sở GTVT TP.HCM, dự án TOD Hàng Xanh chưa nằm trong quy hoạch giao thông nhưng được UBND TP giao cho CII nghiên cứu theo Nghị quyết 98. TP.HCM đã có đề án nghiên cứu 6 vị trí để phát triển đô thị theo định hướng TOD và CII là đơn vị được giao nghiên cứu, đề xuất ý tưởng dự án TOD Hàng Xanh với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8,5 tỉ USD.Sau khi nghiên cứu, từ ý tưởng đến thực hiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và từng bước thẩm định dự án để trình UBND TP.HCM. Dự án này không chỉ giải quyết bài toán giao thông còn mang đến nhiều hơn thế. TOD sẽ gắn với giao thông công cộng sức chở lớn - đó là metro, để tái cấu trúc mạng lưới giao thông, thay đổi diện mạo đô thị TP.HCM.Nút giao Hàng Xanh cùng 2 tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh là 3 trong số 24 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông tại TP.HCM. Đây cũng là những điểm đen kẹt xe thuộc nhóm "chưa có dấu hiệu chuyển biến", theo đánh giá của Sở GTCC. Mật độ xe vượt quá năng lực thiết kế, nhiều đoạn đường bị lấn chiếm khiến khu vực cửa ngõ này của thành phố thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng, nhất là vào khung giờ cao điểm. Không chỉ kẹt xe, tình cảnh ngập nước, triều cường cũng diễn biến phức tạp tại khu vực này. Người dân luôn phải chuẩn bị sẵn ván, các vật dụng để ngăn nước ập vào nhà mỗi khi triều cường lên.Do đó, dự án TOD Hàng Xanh được kỳ vọng sẽ sớm triển khai và phát huy hiệu quả, mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân TP.HCM.
Đánh bại Dương Quốc Hoàng, cơ thủ Đặng Thành Kiên giành số tiền thưởng 'khủng'
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn