Cô gái hát 'Nửa đời hương phấn' bị NSND Bạch Tuyết, Thanh Hằng nhắc nhở
Anh Nguyên kể: "Có lúc được báo "không tìm thấy chuyến bay, bạn hãy chọn ngày khác hoặc hành trình khác nhé", thì cũng có lúc chuyến bay xuất hiện. Tôi nhanh chóng đăng ký bấm điền thông tin. Nhưng có cả trăm lần chậm tay hơn người khác. Để rồi khi bấm thanh toán thì được thông báo là "xử lý vé không thành công, rất tiếc vé không còn khả dụng để thanh toán, vui lòng chọn lại vé khác"…Tư vấn sức khỏe: Mổ đục thủy tinh thể hiệu quả
Hôm nay 4.2 (tức mùng 7 tháng giêng năm Ất Tỵ), giá vàng thế giới vươn lên đỉnh cao nhất mọi thời đại, ngay lập tức kéo giá vàng trong nước tăng mạnh, tiến sát 91 triệu đồng/lượng.Kể từ 3.6.2024, khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu tiến hành bán vàng bình ổn thông qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đến nay, việc tiếp cận mua vàng của người dân gặp khó khăn nhất định. "Bức tranh" chung là nguồn cung vàng hạn chế, người dân muốn mua vàng miếng SJC cơ bản phải đăng ký mua online với số lượng nhất định. Nhiều trường hợp người dân đăng ký mua vàng online nhưng liên tục rơi vào tình trạng không thành công.Ở thời điểm hiện tại, việc mua vàng miếng SJC cũng như các loại nhẫn tròn trơn 4 số 9 vẫn khá khó khăn. Nhiều đơn vị kinh doanh vàng, bạc thường xuyên không có hàng.Trao đổi với Thanh Niên ngày 4.2, đại diện Công ty CP Tập đoàn Phú Quý cho biết, suốt thời gian qua, doanh nghiệp hầu như không có vàng miếng SJC để bán. "Ngay thời điểm hiện tại, chúng tôi cũng không có hàng. Khách hàng ít bán ra nên Phú Quý không mua vào được vàng miếng SJC, từ đó không có hàng bán", vị này nói.Mặt hàng nhẫn tròn trơn cũng ở tình trạng lúc có hàng, lúc không. Có ngày Tập đoàn Phú Quý có hàng giao ngay nhưng thường hết khá sớm. Hiện tại, do chuẩn bị lượng hàng cho dịp ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng giêng) nên tại cửa hàng có số lượng nhẫn tròn trơn nhất định.Thời gian qua, trong khi nhu cầu mua bán vàng trong dân vẫn cao, giao dịch tại thị trường vàng chính thức gặp khó khăn, thị trường vàng "chợ đen" lại khá sôi động.Điểm chung thường thấy là giá vàng miếng SJC giao dịch tại thị trường "chợ đen" cao hơn hoặc có thời điểm đi ngang so với giá vàng niêm yết chính thức. Ở thời điểm chênh lệch cao, mức giá có thể cao hơn 1,5 - 2 triệu đồng/lượng.Ngay trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa qua, khi giá vàng trong nước đứng yên ở mốc sát 89 triệu đồng/lượng như thời điểm trước nghỉ tết, giá vàng rao bán tại thị trường "chợ đen" lại chủ yếu ở mức 90 triệu đồng/lượng.Tuy nhiên, hôm nay 4.2, thị trường vàng "chợ đen" xuất hiện điều bất ngờ. Giá vàng rao bán thấp hơn giá vàng các doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc lớn niêm yết hơn 1 triệu đồng/lượng.Cụ thể, tại nhiều hội nhóm giao dịch mua bán vàng trên Zalo, Facebook, nhiều người rao bán vàng miếng SJC ở mức 89,1 - 89,3 triệu đồng/lượng. Trường hợp rao bán mức giá cao mới lên 90,5 triệu đồng/lượng.Trong khi đó, Công ty SJC đang niêm yết giá mua vào và bán ra vàng miếng SJC lần lượt là 88,1 triệu đồng/lượng và 90,6 triệu đồng/lượng.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, giá vàng "chợ đen" thấp hơn giá vàng niêm yết chính thức bởi vàng đang ở vùng giá cao, lực mua không nhiều. Nhiều người đã mua vào lúc vàng giá thấp hơn nên đến thời điểm hiện tại muốn bán ra chốt lời. Ông Phương cảnh báo người mua dễ đối mặt rủi ro nhất định nếu xuống tiền mua vàng "chợ đen" như mua phải vàng nhái, vàng giả kém chất lượng, thậm chí bị lừa đảo dưới nhiều hình thức."Không nên mua vàng trôi nổi rao bán trên các hội nhóm như Zalo, Facebook. Nếu không phải là mua lại của người thân, bạn bè quen biết, đáng tin cậy thì khi thực sự có nhu cầu nên chọn mua vàng ở các cửa hàng vàng gần khu vực mình sinh sống, có giấy phép kinh doanh, địa chỉ cụ thể và uy tín nhất định", ông Phương nói.Ngày 4.2, giá vàng miếng SJC đã tăng mạnh thêm 800.000 đồng mỗi lượng. Công ty SJC mua vào với giá 88,1 triệu đồng/lượng, bán ra 90,6 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji tăng giá vàng miếng SJC 500.000 đồng/lượng, lên 87,8 triệu đồng/lượng chiều mua vào, bán ra 90,3 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn cũng đã tăng 400.000 đồng mỗi lượng. Công ty SJC tăng 300.000 đồng mỗi lượng vàng nhẫn, lên 87,8 triệu đồng/lượng chiều mua vào, bán ra 89,9 triệu đồng/lượng…Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng sốc 25 USD/ounce, lên 2.821 USD/ounce.
Sau ca mổ 2,5 giờ, nữ bệnh nhân Campuchia hết cơn đau khớp gối 10 năm
"Sự khác biệt của vòng bảng và vòng bán kết là nơi đây quy tụ những đội xuất sắc nhất. Ở vòng này, bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Chúng tôi đã tập luyện không ngừng và biết phải làm gì, ở thời điểm nào. Với chiến thắng này, chúng tôi tự tin sẽ đạt được thứ mình muốn khi trở lại sân nhà ở lượt trận sau", Kentrell Barkley chia sẻ.
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng Táo quân để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn Đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân. "Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối."Những bức tượng từ làng Địa Linh được chở đi khắp nơi phục vụ dịp cúng đưa ông Táo về trời 23 tháng chạp. Không riêng người Huế và các tỉnh, thành khu vực miền Trung cũng thờ tượng ông Táo từ làng Địa Linh. Năm nay nhà tôi đã bán hơn 50.000 cái rồi, đó là điều mà chúng tôi tự hào nhất. Ở cái tuổi gần đất xa trời, tôi an lòng khi lớp trẻ cũng đang miệt mài làm tượng và thành thạo nghề"Ông Nam và những người làng Địa Linh khác không biết nghề nặn tượng táo quân ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng, qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, tượng táo quân sẽ luôn hiện diện trong gia đình của người Việt...
Xác định thể thức, thời điểm thi đấu vòng loại và VCK
Không tấp nập, ồn ã như ngày thường, TP.HCM sáng mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025 vắng vẻ, yên tĩnh lạ kỳ. Từ sáng sớm, nhiều tuyến đường trung tâm như Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám, Võ Thị Sáu, Ba Tháng Hai thoáng đãng và tĩnh lặng. Không còn cảnh chen chúc của dòng xe cộ, không còn tiếng còi xe. Thời tiết mát mẻ, nắng nhẹ nhàng phủ lên phố phường, tạo nên một khung cảnh yên bình, đầy chất thơ.Một số người tranh thủ tận hưởng không gian hiếm có này thong dong đạp xe, tản bộ trên vỉa hè, hít hà bầu không khí trong lành. Các điểm du xuân nổi tiếng như Hồ Con Rùa, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng lác đác người qua lại, không còn cảnh chen chúc như những ngày cuối năm.Trái ngược với sự yên ắng trên phố, các ngôi chùa trong thành phố lại trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Từ sáng sớm, dòng người đổ về các chùa lớn như Vĩnh Nghiêm (quận 3), Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Xá Lợi (quận 3) để dâng hương, cầu nguyện cho một năm mới an lành, thuận lợi.Tại chùa Vĩnh Nghiêm, từng dòng người xếp hàng ngay ngắn, tay cầm nhang đèn, hoa cúc vàng, thành kính dâng lên những lời nguyện cầu. Không gian chùa trầm mặc, lấp lánh ánh nến, hòa cùng hương trầm thoang thoảng tạo nên một không khí thiêng liêng đặc trưng của ngày đầu năm.Bên cạnh việc thắp hương, nhiều người còn xin quẻ đầu năm, nghe những lời giảng dạy từ các sư thầy để tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn.Ngày đầu năm mới, TP.HCM mang hai sắc thái đối lập nhưng hòa quyện một cách hài hòa: sự tĩnh lặng trên các con đường và sự nhộn nhịp, trang nghiêm tại các ngôi chùa. Sự vắng vẻ của phố phường không mang vẻ đìu hiu, mà là dấu hiệu của sự đoàn viên, khi mọi người quây quần bên gia đình hoặc tìm đến chùa để gửi gắm niềm tin vào một năm mới tốt đẹp.