Tháp Tài chính 108 tầng kỳ vọng sáng tạo biểu tượng mới của Đông Nam Á
Ở mùa giải 2024, đội Trường ĐH Văn Hiến từng xuất sắc giành vé vào chơi ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đến với mùa giải 2025, đội Trường ĐH Văn Hiến không còn những cái tên nổi bật trên băng ghế huấn luyện như cựu HLV CLB Đồng Tháp Nguyễn Anh Tông và cựu tuyển thủ xứ sen hồng Nguyễn Văn Ngân. Mặc dù vậy, đội Trường ĐH Văn Hiến vẫn được đánh giá là ứng cử viên nặng ký nhất cho ngôi đầu 2 để góp mặt ở vòng play-off giành vé vào chung kết.Đội Trường ĐH Văn Hiến có điểm mạnh nhờ lối chơi tập thể. Các cầu thủ dù không to cao, nhưng sở hữu tốc độ và sức bền đáng gờm. Bên cạnh đó, đây còn là đội bóng có điều kiện ăn tập tốt hơn so với mặt bằng chung của bóng đá sinh viên. Trường có sân cỏ nhân tạo riêng, nên phong trào bóng đá khá phát triển.Trong khi đó, đội Trường ĐH Luật TP.HCM có sự biến động mạnh về mặt lực lượng. Có đến 70% số cầu thủ hiện tại của đội Trường ĐH Luật TP.HCM chưa xuất hiện ở mùa giải 2024. Nhưng so với mùa rồi, đội bóng này đã chuẩn bị kỹ càng cho mùa bóng 2025. "Đội có 2 tháng tập luyện, thi đấu giao hữu nên có sự ăn ý, tiến bộ hơn so với năm ngoái", HLV Vũ Hoàng Duy cho biết.Về trận ra quân gặp đội Trường ĐH Văn Hiến, HLV Vũ Hoàng Duy nhận định: "Đây là trận đấu mà chúng tôi không được phép thua nên sẽ dốc toàn lực. Với đội Trường ĐH Luật TP.HCM thì trận đấu nào cũng phải thi đấu với tinh thần của trận chung kết".Gương mặt đáng chú ý của đội Trường ĐH Luật TP.HCM là tiền đạo Nguyễn Công Khoa. Ở TNSV THACO cup 2024, Công Khoa chơi ở vị trí hậu vệ nhưng sau gần 1 năm trui rèn, cầu thủ này cho thấy khả năng thích nghi tốt ở vị trí mới nên được ban huấn luyện chuyển hẳn lên chơi... tiền đạo. Ở cánh trái, đội Trường ĐH Luật TP.HCM có Nguyễn Hữu Lương thi đấu khá sắc bén. HLV Vũ Hoàng Duy còn nhiều ẩn số trong tay và hứa hẹn sẽ có thể tạo bất ngờ ở trận ra mắt giải TNSV THACO cup 2025.Các tuyển thủ quốc gia được điều trị hồi phục đặc biệt như Ngọc Hải, Tiến Linh
Trung tâm nghiên cứu biểu diễn nghệ thuật - âm nhạc Đông Nam Á mà nhạc sĩ Thế Hiển và NSƯT Kim Tiểu Long làm cố vấn có trụ sở tại số 234 Thành Công, P.Tân Thành (Q.Tân Phú, TP.HCM) trực thuộc Viện nghiên cứu phát triển bảo tồn văn hóa nghệ thuật Đông Nam Á tại TP.HCM do ông Lê Văn Tiếp làm viện trưởng.
Goldman Sachs dự báo kịch bản giá vàng tăng 6% trong 12 tháng
Cụ thể, khi nhập các từ khóa "cậu bé, cô bé" trên công cụ tìm kiếm Google kết quả cho ra hàng loạt các link có nội dung quảng cáo các dịch vụ làm đẹp vùng nhạy cảm trên cơ thể đã được các cơ sở lạm dụng quảng cáo trái phép, họ sử dụng các từ ngữ kích thích sự tò mò, khám phá của khách hàng.
Công an tỉnh Thái Nguyên mới đây triệt phá đường dây chuyên lừa tiền bằng cách lợi dụng lòng tin tâm linh của người dân. 25 bị can đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, nhóm đối tượng xây dựng kịch bản lời thoại chi tiết, tình huống phát sinh, phân công nhau gọi cho khách hàng. Khi gọi điện, nhóm này tự nhận là "cô đồng" tại các chùa, đền; dọa dẫm người dân về việc họ bị "vong theo" hoặc đang có vận hạn…Các đối tượng sau đó đưa ra thông tin về những vật phẩm phong thủy đã được "làm lễ", có khả năng hỗ trợ bình an, tài lộc; yêu cầu người dân trả "tiền công đức, ủng hộ nhà chùa" với số tiền từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi vật phẩm.Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 4 - 12.2024, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của 28.000 người trên cả nước, với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng.Hồi tháng 10.2024, Công an Q.5 (TP.HCM) cũng khởi tố, bắt tạm giam Phan Thị Thu Trang (35 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trang bị cáo buộc sử dụng nhiều tài khoản Facebook có hàng chục ngàn lượt theo dõi, để tìm người có nhu cầu xem bói.Trang bịa đặt ra các câu chuyện mang tính tâm linh khiến bị hại lo sợ, từ đó yêu cầu chuyển tiền để cúng lễ giải hạn, cúng hóa giải bùa, "vong"… Nhận tiền, Trang không sử dụng vào việc cúng lễ mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Tính đến thời điểm bị bắt, Trang bị khoảng 40 người tố giác chiếm đoạt tổng số tiền hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, có người bị lừa tới 2,6 tỉ đồng.Theo tiến sĩ tội phạm học, thượng tá Đào Trung Hiếu, lừa đảo tâm linh, nhất là vào dịp tết và đầu xuân năm mới, là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, tuyên truyền, cảnh báo…, nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy.Thủ đoạn "truyền thống" được đối tượng sử dụng là phán đoán những điều mơ hồ về "vận hạn", " vong theo"… để đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân, sau đó yêu cầu làm lễ cúng sao giải hạn, gọi vong hoặc vay lộc đầu năm.Thời gian gần đây, xuất hiện thêm thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lợi dụng công nghệ AI, phát trực tiếp (livestream), mạo danh nhà sư, nhà ngoại cảm, nhà chùa để kêu gọi quyên góp hoặc bán bùa may mắn online. Nhiều hội nhóm trên Facebook, TikTok, Zalo còn dựng kịch bản "thần thánh nhập hồn", bán vật phẩm phong thủy với giá "cắt cổ".Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, có 3 lý do chính khiến lừa đảo tâm linh còn nhiều "đất sống".Một là đánh vào tâm lý lo sợ, mong cầu may mắn. Đầu năm, ai cũng muốn tránh vận xui, cầu bình an, tài lộc, đây chính là "mảnh đất màu mỡ" để những kẻ lừa đảo lợi dụng, dẫn dụ nạn nhân.Hai là lợi dụng mạng xã hội để tạo hiệu ứng đám đông. Đối tượng lừa đảo thường tận dụng những cuộc livestream hoặc hội nhóm đông thành viên để tạo ra sự "hợp pháp hóa". Nạn nhân khi tham gia thấy có nhiều người, thường sẽ nảy sinh tâm lý tin tưởng.Ba là sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng chân chính. Thực tế, nhiều người không phân biệt được đâu là nghi lễ truyền thống, đâu là chiêu trò mê tín. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến việc tin theo những kẻ trục lợi, chỉ đến khi mất tiền mới tỉnh ngộ.Vẫn theo vị chuyên gia, lừa đảo tâm linh diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý cũng gặp không ít khó khăn.Nhiều hành vi lừa đảo tâm linh không có bằng chứng rõ ràng, thường chỉ dựa vào lời khai của nạn nhân. Các đối tượng lừa đảo ẩn danh trên nền tảng trực tuyến, tạo tài khoản giả, khi bị phát hiện thì xóa hoặc đổi tên liên tục.Cạnh đó, nhiều người sau khi bị lừa cảm thấy xấu hổ, ngại trình báo, dẫn đến các đối tượng lừa đảo tiếp tục hoạt động mà không bị xử lý. Đáng lo ngại, vì liên quan đến tín ngưỡng, không ít người tin tưởng một cách mù quáng vào những lời mê tín, thậm chí không nhận ra mình bị lừa.Để ngăn chặn lừa đảo, ông Hiếu kiến nghị các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube cần có chính sách chặn các nội dung livestream mê tín, lừa đảo tâm linh. Cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay với những đối tượng mạo danh đền chùa, lợi dụng tâm linh để trục lợi, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.Cùng với đó là xây dựng các chương trình giáo dục về tín ngưỡng chân chính, giúp người dân hiểu rõ về sự khác biệt giữa tôn giáo thật sự và mê tín dị đoan. Người dân muốn đi lễ thì nên chọn chùa, đền có danh tiếng, không tin theo những kẻ tự xưng "thầy bói", "cô đồng"; tuyệt đối không tin vào các livestream gọi vong, bán bùa online…"Sống thiện lành, làm điều tốt, đối nhân xử thế đúng đắn sẽ mang lại may mắn, không cần "mua thần thánh", vị chuyên gia khuyến cáo.
Bác sĩ chia sẻ chế độ ăn, sinh hoạt giúp tăng cường chất lượng tinh trùng
Hoa hậu Thùy Tiên nhận được sự quan tâm khi cô được một thương hiệu thời trang cao cấp công bố trở thành "Friend of the House" (người bạn thân thiết của nhãn hàng) tại thị trường Việt Nam. Hiện người đẹp đang có mặt tại Pháp để tham dự sự kiện của nhãn hàng này. Tuy nhiên, giữa lúc đang được chú ý, Thùy Tiên bất ngờ bị "réo tên" khắp các trang mạng xã hội vì liên quan đến việc quảng cáo kẹo rau củ - sản phẩm hợp tác cùng Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục. Trước đó, thông qua trang cá nhân, nàng hậu từng quảng cáo đây là sản phẩm tiện lợi, nhiều chất xơ, bổ dưỡng, đạt nhiều chứng nhận về chất lượng, phù hợp với trẻ em và người lớn. Ngoài bài đăng, Thùy Tiên còn trực tiếp tham gia nhiều phiên livestream cùng Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục để bán hàng, quảng cáo sản phẩm này.Thời gian qua, sản phẩm kẹo rau này liên tục vướng ồn ào, bị dân mạng cho rằng quảng cáo thổi phồng công dụng. Nhiều người liền "réo tên" Thùy Tiên vì cô từng công bố vai trò hợp tác với nhãn hàng. Thậm chí, dân mạng còn tràn vào trang cá nhân của Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021, để lại nhiều bình luận chỉ trích, yêu cầu cô lên tiếng. Hiện nàng hậu sinh năm 1998 vẫn im lặng. Bên cạnh đó, dân mạng phát hiện người đẹp đã lặng lẽ xóa/ẩn các bài quảng cáo liên quan đến sản phẩm này.Trước đó, Quang Linh Vlogs bị phản ứng vì giới thiệu "1 viên kẹo tương đương 1 đĩa rau" và sản phẩm này dành cho "những người không ăn được rau, nhìn thấy rau là chạy". Ngay sau khi bị cộng đồng mạng chỉ trích vì quảng cáo lố, TikToker nổi tiếng người Nghệ An đã phải lên tiếng xin lỗi vì truyền tải thông tin chưa chính xác, gây hiểu nhầm cho khách hàng. Anh cho biết sau khi nhận ra sai sót thì các phiên livestream tiếp theo đã sửa và không nhắc đến thông tin đó nữa. Quang Linh Vlogs cũng khẳng định không cố tình quảng cáo lố về sản phẩm.Tình trạng sao Việt quảng cáo lố sản phẩm, khiến khán giả bức xúc, chỉ trích xảy ra khá phổ biến. Nhiều nghệ sĩ đã phải lên tiếng xin lỗi, thừa nhận sai sót và xin rút kinh nghiệm về việc này. Dân mạng nhiều lần nhắc nhở người nổi tiếng cần cẩn trọng hơn khi nhận quảng cáo, tránh để ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như chính uy tín của mình với công chúng.