Về miền ký ức Vĩnh Long
Tỉ phú Musk, người giàu nhất thế giới, đang dẫn đầu các nỗ lực cắt giảm chi phí liên bang của Tổng thống Mỹ Donald Trump theo cái gọi là Ban Hiệu quả chính phủ (DOGE). Ông Musk đã gây tranh cãi gần đây với các báo cáo rằng ông và nhóm của ông trong DOGE đang truy cập vào dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ tại Bộ Tài chính Mỹ.Lệnh cấm của thẩm phán liên bang Mỹ A. Engelmayer hạn chế việc cấp quyền truy cập vào hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính và dữ liệu khác cho "tất cả những người được bổ nhiệm chính trị, nhân viên chính phủ đặc biệt và nhân viên chính phủ được chỉ định từ một cơ quan bên ngoài Bộ Tài chính", theo AFP.Lệnh cấm tạm thời nói trên, có hiệu lực cho đến phiên điều trần ngày 14.2, cũng nêu rõ bất kỳ người nào đã truy cập dữ liệu từ hồ sơ của Bộ Tài chính Mỹ kể từ lễ nhậm chức của Tổng thống Trump vào ngày 20.1 "hủy ngay lập tức mọi bản sao tài liệu đã được tải xuống".Lệnh trên được đưa ra sau khi một liên minh các tổng chưởng lý thuộc đảng Dân chủ từ 19 tiểu bang Mỹ vào cuối ngày 7.2 đệ đơn kiện, lập luận rằng DOGE không có thẩm quyền pháp lý để truy cập vào các hệ thống của Bộ Tài chính Mỹ, theo Reuters.Trong đơn kiện, các tổng chưởng lý cho rằng tỉ phú Musk và nhóm của ông có thể gây gián đoạn nguồn tài trợ liên bang cho các phòng khám sức khỏe, trường mẫu giáo, sáng kiến về khí hậu và các chương trình khác.Vài giờ sau khi lệnh cấm trên được ban hành, tỉ phú Musk đã lên án thẩm phán Engelmayer là một "nhà hoạt động" và cáo buộc đảng Dân chủ "cố gắng che giấu âm mưu gian lận lớn nhất trong lịch sử loài người!"Ông Musk còn viết trên mạng xã hội X rằng danh sách những thực thể trong danh sách không được nhận thanh toán của chính phủ phải được cập nhật ít nhất hằng tuần, nếu không muốn nói là hằng ngày. Ông nhấn mạnh những thay đổi này là "rõ ràng và cần thiết" và được thực hiện bởi các nhân viên chính phủ, chứ không phải bởi bất kỳ ai từ DOGE.Chàng trai bất ngờ nổi tiếng vì nhặt được huy chương của cầu thủ U.22 Thái Lan
Reuters ngày 22.2 dẫn lời hai quan chức Mỹ tiết lộ lực lượng Houthi tại Yemen đã phóng tên lửa đất đối không về phía một máy bay chiến đấu và một máy bay không người lái (UAV) MQ-9 của Mỹ nhưng đều trượt mục tiêu.Các vụ tấn công diễn ra trong tuần này và chưa rõ tại biển Đỏ hay trên không phận Yemen. Dù bắn trượt nhưng các quan chức Mỹ cho rằng Houthi đang cải thiện năng lực nhắm mục tiêu.Fox News đưa tin tên lửa được phóng về phía tiêm kích F-16 của Mỹ vào hôm 19.2, khi máy bay này bay trên không phận Yemen nhưng ngoài vùng kiểm soát của Houthi. Đây được cho là lần đầu tiên Houthi phóng tên lửa đất đối không về phía máy bay F-16 Mỹ.Thủ lĩnh Abdul Malik al-Houthi của Houthi hôm 13.2 tuyên bố sẽ sử dụng tên lửa và UAV nhằm vào các tàu ở biển Đỏ nếu Mỹ và Israel ép người Palestine khỏi Dải Gaza.Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây phản ứng dữ dội khi công bố kế hoạch tiếp quản Dải Gaza và đưa người Palestine rời khỏi vùng đất này vĩnh viễn. Kế hoạch đã bị các nước Ả Rập trong khu vực như Jordan hay Ai Cập phản đối.Houthi, đồng minh của Iran, đã thực hiện nhiều cuộc tấn công các tàu ngoài khơi Yemen từ tháng 11.2023 để thể hiện sự đoàn kết với người Palestine tại Dải Gaza. Houthi cũng thường xuyên phóng tên lửa về phía Israel.Trong tuần đầu tiên sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump tái liệt kê Houthi vào danh sách Tổ chức khủng bố nước ngoài. Nhà Trắng tuyên bố sẽ làm việc với các đối tác khu vực để diệt trừ năng lực của Houthi, làm suy cạn tài nguyên của tổ chức này và chấm dứt các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Mỹ, đối tác và hoạt động hàng hải tại biển Đỏ.Liên quan tình hình Trung Đông, quân đội Israel ngày 22.2 không kích một tuyến đường xuyên biên giới Syria - Li Băng mà Hezbollah sử dụng để đưa vũ khí vào Li Băng, theo AFP. Quân đội Israel tuyên bố việc vận chuyển vũ khí này vi phạm cam kết giữa hai nước.Israel và Hezbollah đạt thỏa thuận ngừng bắn hồi tháng 11.2024. Theo đó, Israel rút quân khỏi hầu hết miền nam Li Băng và quân đội Beirut cùng lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tiến vào khu vực để đảm bảo an ninh. Hezbollah cũng rút quân về phía bắc sông Litani ở Li Băng, cách biên giới khoảng 30 km, và phá hủy các cơ sở hạ tầng quân sự còn lại tại miền nam.Vụ không kích của Israel diễn ra ngay trước khi Hezbollah an táng cố thủ lĩnh Hassan Nasrallah trong ngày 23.2. Ông Nasrallah thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel ở phía nam Beirut khoảng 5 tháng trước.
Bài hát Việt 2014: Liveshow đầu tiên thất thu giải ‘Bài hát của tháng’
Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng.
Điện Kremlin hôm nay 4.3 cho rằng việc Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ là đóng góp tốt nhất cho mục tiêu hòa bình, nhưng nhấn mạnh Nga cần làm rõ các chi tiết về động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Reuters."Rõ ràng, Mỹ là nhà cung cấp chính cho cuộc chiến này cho đến nay. Nếu Mỹ ngừng là (nhà cung cấp vũ khí) hoặc đình chỉ các nguồn cung cấp này, thì có lẽ đó sẽ là đóng góp tốt nhất cho mục đích hòa bình", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov bình luận.Ông Peskov cho biết thêm Nga hoan nghênh tuyên bố của ông Trump về mong muốn hòa bình ở Ukraine. "Chúng tôi nghe tuyên bố của ông ấy về mong muốn mang lại hòa bình cho Ukraine và điều này rất đáng hoan nghênh. Chúng tôi thấy một số điều nhất định và nhận được một số thông tin nhất định về những hành động được đề xuất theo hướng này... Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục xem tình hình diễn biến như thế nào trong thực tế", ông Peskov nhấn mạnh.Trước đó, một quan chức Nhà Trắng ngày 3.3 cho hay Tổng thống Trump đã tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine sau cuộc tranh cãi dữ dội giữa ông với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng hôm 28.2.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Tổng thống Zelensky. Reuters ngày 4.3 dẫn lời một nghị sĩ cấp cao của Ukraine cho rằng việc Tổng thống Trump tạm dừng mọi viện trợ quân sự cho Ukraine có vẻ như ông đang thúc đẩy Kyiv đầu hàng theo các điều khoản của Moscow.Cũng trong ngày 4.3, phát ngôn viên Pawel Wronski của Bộ Ngoại giao Ba Lan khẳng định Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định tạm dừng viện trợ cho Ukraine mà không tham khảo ý kiến của các đồng minh, theo Reuters."Đây là một quyết định rất quan trọng và tình hình rất nghiêm trọng... Quyết định được đưa ra mà không có bất kỳ thông tin hoặc tham vấn nào, không phải với các đồng minh NATO, cũng không phải với Ramstein, nhóm có liên quan đến việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến của nước này", phát ngôn viên Wronski nói.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ đối với phát ngôn trên của phía Nga cũng như Ba Lan.
Hy hữu: Máy bay quay đầu với 4 cửa sổ hỏng, kính rớt trên đường băng
Đông đảo người Syria đã biểu tình tại thủ đô Damascus vào hôm 9.3, yêu cầu chấm dứt làn sóng bạo lực đẫm máu đã cướp đi sinh mạng của nhiều dân thường.Phong trào phản đối nổ ra khi các cuộc đụng độ tiếp diễn sang ngày thứ tư tại nơi từng là căn cứ của cựu Tổng thống Bashar al-Assad, giữa những người ủng hộ ông Assad và lực lượng hậu thuẫn các nhà lãnh đạo mới của Syria.Tổng thống tạm quyền Syria Ahmed Sharaa hôm 9.3 đã hành động khẩn cấp để kiềm chế bạo lực, khi xuất hiện bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở Damascus để kêu gọi hòa bình.Ông kêu gọi người Syria không để căng thẳng giáo phái tiếp tục làm bất ổn đất nước, vốn đã tương đối yên bình sau khi ông Assad bị lật đổ vào tháng 12.2024.Trong khi đó, vào hôm 9.3, nhiều người tham dự đám tang của một sinh viên bị giết ở tỉnh Latakia, một trong những khu vực chính của cuộc giao tranh.Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria cho biết hơn 1.000 người, chủ yếu là thường dân, đã thiệt mạng.Tổ chức này cho biết nhiều phụ nữ và trẻ em thuộc cộng đồng thiểu số tôn giáo Alawite của Assad nằm trong số những người thiệt mạng.Đây là con số thương vong ở mức cao nhất kể từ sau vụ tấn công của lực lượng Assad vào một vùng ngoại ô Damascus vào năm 2013.