Hoa hậu Tiểu Vy gặp mỹ nam 'Gia đình là số 1' Jung Il Woo
Ngày 13.1, đại diện UBND TP.Kon Tum (Kon Tum) đã đến thăm hỏi gia đình các nạn nhân trong vụ đuối nước thương tâm xảy ra trên địa bàn.Trước đó, vào khoảng 14 giờ ngày 11.1, các cháu gồm: Rơmah Y Pond (12 tuổi), Rơ Mah Cham Pi On (6 tuổi), Rơ Mah Cham Pio (5 tuổi) và Y Ngọc Thương (2 tuổi, cùng trú tại thôn 3, xã Kroong, TP.Kon Tum) rủ nhau đến khu vực bán ngập tại lòng hồ thủy điện Yaly chơi. Đến khoảng 17 giờ 40 cùng ngày, cháu Rơmah Y Pond và cháu Y Ngọc Thương bị trượt chân đuối nước. Các cháu còn lại liền chạy đi tìm người ứng cứu. Sau đó, các cháu được vớt lên bờ và đưa đến Trạm y tế xã Kroong cấp cứu. Tại đây, nhân viên y tế đã thực hiện sơ cứu nhưng các cháu không còn dấu hiệu sự sống. Người nhà tiếp tục đưa 2 cháu đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, tuy nhiên các cháu đã tử vong do ngạt nước. Được biết cả 2 cháu bị đuối nước đều là người đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.Câu cá hố ở Hoàng Sa - Trường Sa
Sáng 13.1, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt."Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta", Tổng Bí thư nêu rõ.Tổng Bí thư cũng khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện.Ông dẫn chứng, các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục. Các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả. Nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%. Cùng đó, chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"…Nhấn mạnh nguyên nhân chính khiến việc thực hiện các nghị quyết T.Ư chưa thực sự thành công nằm ở khâu tổ chức thực hiện, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là "nghị quyết giải phóng tư duy khoa học" ,"nghị quyết để thực hiện các nghị quyết", "nghị quyết của hành động" với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, được đánh giá là một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần làm sao để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.Theo Tổng Bí thư, về quan điểm, phải luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Cùng đó, xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là "cây gậy thần" đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.Về hành động, theo Tổng Bí thư, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước cần tập trung 4 việc: hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư đề nghị 8 nhiệm vụ giải pháp, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động. Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Ông yêu cầu, trong năm 2025, phải càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm."Những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Cùng đó, Tổng Bí thư yêu cầu, hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả. "Loại bỏ ngay tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa", ông nhấn mạnh.Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy, tổ chức về khoa học công nghệ, trong quý 1/2025 phải hoàn thành. Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài."Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều", Tổng Bí thư nói.Cùng đó, Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học, công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Theo Tổng Bí thư, năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học, công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo.Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số.Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải. Tổng Bí thư yêu cầu, tập trung thúc đẩy các "mũi nhọn" chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh.Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.Nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, "không để lỡ thời cơ thêm lần nữa". Kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số".
Bộ Quốc phòng tiếp tục sáp nhập 6 cục và nhiều đơn vị
Cũng như nhiều tiểu thương khác, bà Sen quanh năm quanh quẩn ở chợ, ít dịp được gặp gỡ bạn bè, vui chơi. Đồng cảm và thương nhiều chị em cũng như mình, bà lập nhóm nhảy dân vũ, biến chợ thành sân khấu với phông nền biểu diễn là sạp thịt, gian rau củ…, lan tỏa năng lượng tích cực.Bà Sen bán thịt bò ở chợ Nam Dong đã 30 năm, là người năng động, thích văn nghệ. Ba năm trước, con gái của bà tải các ứng dụng mạng xã hội để mẹ tham gia, kết bạn. Nhờ vậy, người mẹ 3 con cập nhật được trào lưu, xu hướng mới của giới trẻ. Thấy nhiều người quay video cuộc sống thường ngày, ca hát, nhảy múa…, bà cũng học theo.Khoảng 2 năm nay, cứ khoảng 11 giờ, gần trưa vãn khách, bà Sen cùng nhiều tiểu thương khác nhảy múa, diễn kịch ngắn; mục đích là để giải tỏa căng thẳng, tìm tiếng cười, niềm vui sau buổi sáng làm việc. Thỉnh thoảng, bà Sen đăng video lên mạng xã hội, nhận được nhiều bình luận tích cực, có nhiều video thu hút cả triệu lượt xem."Mục đích của chúng tôi là muốn truyền năng lượng tích cực, vui vẻ đến với cộng đồng. Cả thời thanh xuân chị em tiểu thương chúng tôi gắn bó với góc chợ nhỏ. Lo cho con cái trưởng thành thì chúng tôi cũng sắp già rồi. Thay vì đợi ai đó mang lại niềm vui thì mình tự tạo ra ngay tại nơi mình làm việc vậy", bà Sen nói.Đội "nghệ sĩ chợ" của bà Sen gồm các tiểu thương bán thịt bò, thịt heo, rau củ, bún, đồ gia dụng... Nhóm thường nhảy những điệu tự do theo các bài nhạc đang thịnh hành. Gần đây, mọi người thích điệu Rumba nên cũng đang tập luyện. Tiếng là tập nhưng bà Sen chỉ hướng dẫn qua các động tác đơn giản, sau đó mọi người nghe nhạc và nhảy theo khả năng.Bà Bùi Thị Luyến (54 tuổi), bán bún ở chợ được 15 năm, cho biết: "Cứ khoảng 11 giờ vắng khách là đến giờ của chúng tôi vì lúc đó mới rảnh. Chị em trong nhóm hầu hết trên 40 tuổi, các chị trên 60 tuổi cũng tham gia nhảy nữa. Từ ngày tham gia nhóm nhảy ở chợ, tôi thấy yêu đời hơn, trẻ ra".Cũng như bà Luyến, bà Phạm Thị Mát (50 tuổi) bán thịt heo ở chợ 30 năm nay cũng khẳng định từ khi tham gia nhóm, bà thấy tinh thần và sức khỏe tốt hơn. Chưa kể, tinh thần đoàn kết, tình cảm các chị em dưới "mái nhà chợ Nam Dong" ngày càng tốt hơn.Tuy mỗi ngày chỉ tranh thủ khoảng 30 phút buổi trưa để tập luyện, nhưng ai nấy đều thấy năng lượng được nạp đầy sau buổi sáng dậy sớm làm việc. "Chúng tôi thường không tập nhiều đâu, có khi đang nhảy quay video thì khách gọi, phải bỏ ngang để đi bán. Nhờ có nhóm mà chúng tôi được đi đây đó, đi giao lưu văn nghệ, học hỏi thêm nhiều điều mới", bà Mát nói.Bà Sen chia sẻ, đứng sạp hàng buôn bán tuy không quá vất vả, nhưng thời gian ở chợ có khi còn nhiều hơn ở nhà. Tuy là công việc tự do, làm chủ được thời gian nhưng vì bán lâu năm nên các bà, các chị đều có nhiều mối sỉ là các quán ăn. Vì thế, đôi khi muốn nghỉ một bữa để đi chơi cũng khó. Còn chuyện đi du lịch xa thì bà Sen và mọi người chưa ai dám nghĩ đến.Nhớ nhất là hồi năm ngoái, bà Sen thấy mạng xã hội chia sẻ thông tin Đắk Lắk điểm du lịch thu hút nên rủ cả nhóm cùng đi."Hơn 30 người, thuê 3 xe đi từ nhà lên Đắk Lắk vui chơi. Có người còn mang theo 2 - 3 bộ quần áo đẹp để thay, chụp hình nhiều kiểu. Đó là lần hiếm hoi tiểu thương chợ Nam Dong được đi chơi xa, được mặc đồ đẹp chụp ảnh cùng nhau", bà Sen kể, giọng hào hứng.Ở tuổi sắp được bồng cháu, được lên chức bà, bà Sen cho rằng sức khỏe tinh thần là điều rất quan trọng. Bà cho rằng mỗi người nên chọn cho mình một hoạt động thể dục thể thao, một hội nhóm bạn bè phù hợp để tham gia."Vì không có thời gian tập thể dục buổi sáng nên nhóm tiểu thương tập vào buổi trưa, vừa được giải tỏa căng thẳng, vận động tay chân, vừa thỏa đam mê văn nghệ, miễn là không làm ảnh hưởng thời gian dành cho gia đình là được", bà Sen nói.
Trên sàn London, giá cà phê robusta đã quay đầu tăng ngay từ khi mở cửa phiên và bất ngờ tăng vọt vào cuối phiên.
TNS Holdings chính thức chuyển đổi thương hiệu thành ROX Key Holdings
Không chỉ say mê ẩm thực Việt như món phở, ông còn chia sẻ những cảm xúc đặc biệt về văn hóa, con người Việt Nam cũng như áp lực và động lực từ thành công vang dội của người đồng hương Park Hang-seo.Nhân dịp Tết Nguyên đán, HLV Kim Sang-sik đã có những trải nghiệm đầu tiên về tết cổ truyền Việt Nam, từ việc thử bánh chưng đến việc chuẩn bị phong bao lì xì để chúc tết cầu thủ. Đặc biệt, ông đã tham khảo HLV Park Hang-seo – người từng gắn bó sâu sắc với bóng đá Việt Nam – để tạo sự gần gũi và ấm áp trong dịp đặc biệt này."Tôi có tham khảo HLV Park Hang-seo về việc chuẩn bị phong bao lì xì ra sao để mừng tuổi các cầu thủ và chúc tết khi các cầu thủ tới thăm tôi", ông nói trong cuộc phỏng vấn với VTV.Nhắc đến HLV Park Hang-seo, ông Kim không giấu được sự ngưỡng mộ. Ông xem những thành công mà HLV Park đạt được với bóng đá Việt Nam vừa là áp lực, vừa là động lực để cố gắng nhiều hơn. "Thành công của ông Park một nửa là áp lực, nhưng nửa còn lại là động lực để bản thân tôi phải tập trung cố gắng. Ông Park đã có chiến tích vang dội và được yêu mến rất nhiều. Đạt được thành tích như ông ấy thì khó lắm, nhưng tôi mong mình nhận được tình yêu từ cầu thủ và người hâm mộ như những gì ông Park đã làm được", HLV Kim bày tỏ.Dù đã sống và làm việc tại Việt Nam được 7 tháng, HLV Kim vẫn không khỏi nhớ gia đình ở Hàn Quốc. "Trong thời gian xa nhà, tôi thấy nhớ gia đình và đôi lúc cũng thấy cô đơn lắm. Tôi nhớ bố mẹ, vợ và hai con của mình. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở AFF Cup, tôi dự định sẽ về Hàn Quốc để gặp gỡ và chăm sóc gia đình", ông tâm sự.Tuy nhiên, nhờ có bạn bè người Hàn Quốc và sự ủng hộ từ phía người hâm mộ Việt Nam, HLV Kim cảm thấy gắn bó hơn với nơi đây. "Ở Việt Nam, tôi có nhiều bạn bè Hàn Quốc luôn ủng hộ và động viên tôi. Đồng thời, mối quan hệ bền chặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng giúp tôi cảm nhận được sự gắn kết sâu sắc với mọi người".Ông cũng đặc biệt ấn tượng với tình yêu bóng đá cuồng nhiệt của người dân Việt Nam: "Điều tôi ấn tượng nhất là người Việt Nam rất yêu bóng đá, từ trẻ nhỏ đến người già. Mọi người cổ vũ và ủng hộ chúng tôi vô điều kiện. Tôi hạnh phúc vì điều đó".Năm nay, HLV Kim sẽ đón Tết Nguyên đán cùng gia đình nhưng không phải ở quê nhà. HLV Kim chia sẻ. "Dịp này, gia đình tôi cũng sang Việt Nam, và chúng tôi dự định có một kỳ nghỉ ngắn tại Nha Trang. Việt Nam có nhiều địa điểm đẹp mà tôi muốn đưa gia đình tới để tận hưởng những ngày nghỉ ý nghĩa".Dịp Tết Nguyên đán năm nay không chỉ là khoảng thời gian để HLV Kim nghỉ ngơi sau những ngày làm việc bận rộn, mà còn là cơ hội để ông cùng gia đình trải nghiệm văn hóa và con người Việt Nam. Với sự chuẩn bị chu đáo, ông hy vọng những ngày tết sẽ trở thành kỷ niệm khó quên đối với bản thân và gia đình."Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi sống tại Việt Nam. Về thời tiết, môi trường hay món ăn như phở và bún chả, tôi đều thấy vô cùng hài lòng. Những ngày tết này, tôi hy vọng sẽ hiểu hơn về văn hóa Việt Nam và gắn bó hơn với cầu thủ cũng như người hâm mộ nơi đây," ông nói.Với sự chân thành và những nỗ lực hòa nhập, HLV Kim Sang-sik đang từng bước xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cầu thủ và người hâm mộ Việt Nam. Dịp Tết Nguyên đán sẽ là cơ hội để ông gắn kết hơn với đội bóng, tiếp thêm động lực cho những thành công trong tương lai.