Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Kiến thức nguyên phân
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Quy định 264 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định 69 năm 2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.Theo đó, Quy định 264 bổ sung các nội dung kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm về lãng phí tại 4 điều của Quy định 69 trước đó.Tại điểm e, khoản 1, điều 6, quy định về tình tiết tăng nặng mức kỷ luật, Quy định 264 đã bổ sung thêm hành vi biết mà không ngăn chặn hoặc để cán bộ, đảng viên thuộc tổ chức mình trực tiếp quản lý xảy ra lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng bên cạnh việc xảy ra tham nhũng, tiêu cực như quy định trước đó.Tương tự, tại điểm e, khoản 2, điều 11 quy định về vi phạm công tác tổ chức, cán bộ và công tác đảng viên) thành "bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định hoặc không kiến nghị xử lý đảng viên có hành vi chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, giấy xác nhận không hợp pháp".Tên của điều 17 thuộc chương 2 về kỷ luật tổ chức đảng vi phạm cũng được sửa từ "vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực" thành "vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực".Cùng đó, các điểm b, c của khoản 1; điểm a, b, c, d, đ của khoản 2; điểm a, b của khoản 3, điều 17 cũng được bổ sung nội dung về lãng phí bên cạnh tham nhũng, tiêu cực như trước đây.Chẳng hạn, tại các điểm a, b, c, d của khoản 2, điều 17 đã bổ sung nội dung lãng phí vào các hành vi vi phạm của tổ chức đảng sẽ bị kỷ luật cảnh cáo như sau:a) Không xử lý, bao che, dung túng cho tổ chức, cá nhân tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và vi phạm quy định về kê khai, công khai, kiểm soát tài sản, thu nhập.b) Ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp mình về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.c) Không xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý.d) Không lãnh đạo, chỉ đạo hoặc có hành vi cản trở hoạt động thu hồi tiền, tài sản tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.đ) Chỉ đạo chỉ xử lý nội bộ hoặc xử lý về hành chính đối với cá nhân tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, có dấu hiệu tội phạm.Tại chương 3 về kỷ luật đảng viên vi phạm, tên điều 39 cũng được đổi thành: "Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực".Tương tự như điều 17, nội dung lãng phí cũng được bổ sung vào các quy định tại các khoản của điều này. Theo đó, Quy định 264 quy định: Đảng viên sẽ bị kỷ luật khiển trách nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách mà không chủ động xử lý.Đảng viên sẽ bị kỷ luật cảnh cáo, cách chức nếu có các hành vi sau:Biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng tại cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách.Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân.Đảng viên sẽ bị khai trừ Đảng nếu vi phạm các hành vi sau:Không chỉ đạo và tổ chức thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Chỉ đạo xử lý hành chính, kinh tế đối với hành vi tham nhũng, tiêu cực, có dấu hiệu tội phạm hoặc cho miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trái pháp luật đối với người phạm tội tham nhũng, tiêu cực.Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che hoặc cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để làm trái quy định, trục lợi; dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.Độc, lạ bánh canh mực câu tươi sống ở Đà Nẵng
Một trong những cách thoát hiểm đơn giản, nhanh chóng khi ô tô gặp sự cố là phá kính để thoát khỏi xe. Thông thường, trên ô tô có hai loại kính, gồm kính cường lực và kính nhiều lớp. Việc xác định đúng loại kính phù hợp, dễ bị vỡ vụn khi tác dụng lực từ búa phá kính sẽ giúp rút ngắn thời gian thoát khỏi xe.
Cô họa sĩ xinh đẹp và tốt bụng
Ngày 18.4, giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh. Cụ thể, giá dầu Brent giao tháng 6 giảm 2,73 USD, tương đương 3%, xuống 87,29 USD/thùng; giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 5 cũng giảm 2,67 USD, tương đương 3,1%, xuống 82,69 USD/thùng.
Có dịp tác nghiệp tại huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), tôi thường được anh em người bản địa nhắn gửi tết này về với bản làng để họ đãi những thức ngon, món lạ chỉ có trong dịp tết. "Anh sẽ không thất vọng đâu! Nhiều người khi ăn Tết Nguyên đán cùng đồng bào đã ví von tết ở thung lũng A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực với rất nhiều món đặc sản của các dân tộc mà không phải ai cũng có dịp thưởng thức một lần trong đời", anh Lê Văn Hôi (33 tuổi, người dân tộc Pa Kôh, trú tại xã Hồng Thượng) mời gọi.Anh Hôi dẫn chứng không phải người địa phương nào cũng một lần được nếm món sâu tre (loài sâu sống trong ống tre - NV) xào lá kiệu, gọi là P'reng. Bởi, trước tháng 9 và sau khoảng tháng 2 - 3 hằng năm, sâu đã chui khỏi thân tre, hóa bướm. Hay món chuột rừng ướp với gừng, ớt hiểm thêm chút muối rồi cho vào ống tre để nướng. Rồi món A choor (một loài cá suối) gói trong mấy lớp lá chuối đem vùi trong than hồng… Đây là những món ăn "có tiền cũng không mua được" bởi nguyên liệu, gia vị đều là những loài đặc hữu chỉ xuất hiện theo mùa và chỉ có ở dãy Trường Sơn. Ngày thường, muốn ăn những món này cũng không có nhưng đến Tết Nguyên đán là rất nhiều gia đình Pa Kôh sửa soạn để mời khách."Trước tết khoảng 1 tháng, trai tráng trong làng hú gọi nhau cắt rừng đi tìm sản vật, dĩ nhiên không phải là động vật hoang dã cấm đánh bắt mà là những con cá suối, ốc, ếch nhái, nòng nọc… Chúng tôi cũng đi hái, đào các loại gia vị như tiêu rừng (mắc khén), gừng, riềng… mang về tích trữ. Đến ngày tết, khách đến chơi nhà, tùy theo món mà chỉ cần mang ra nướng, xào với lá kiệu, nấu với môn thục… là đã có ngay món ăn ngon lành, nóng hổi", anh Hôi cho biết. Trước tết 1 tháng, cộng đồng người Tà Ôi cũng tất bật chuẩn bị những món ăn đậm vị vùng cao. Có những món được làm trước tết cả chục ngày, đặc biệt là các loại bánh làm từ nếp. Cụ bà Căn Hoan (80 tuổi, người Tà Ôi, trú tại xã Hồng Thái) bảo đàn ông đi kiếm mồi nhắm, làm rượu còn đàn bà thì giã gạo, chọn nếp, tìm lá gói bánh. Người Tà Ôi thường chọn các loại gạo nếp bản địa thơm ngon như ra dư, cu cha, trưi… để làm bánh, xôi ống. "Mẹ thường làm để dâng Yàng (Trời - NV) vào dịp tết. Trong đó, bánh a quát khó gói nhất vì phải làm nhọn 2 đầu bằng lá đót tươi rồi cho nếp vào. Khi làm xong, bánh nhìn như 2 chiếc sừng trâu nên còn gọi là bánh sừng trâu. Ăn bánh kèm thịt nướng, rất ngon", cụ Căn Hoan nói. Cụ vẫn làm bánh nếp giã nhuyễn cùng mè đen (adeep man), món bánh đặc biệt đang có nguy cơ thất truyền.Gắn bó nhiều năm với đại ngàn Trường Sơn, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong nhận định vào ngày tết người Tà Ôi thể hiện nét truyền thống qua văn hóa ẩm thực với những món ăn độc đáo, chuẩn bị công phu. "Vì sinh sống ở vùng núi rừng lạnh buốt, di chuyển nhiều nên người Tà Ôi thích ăn khô, mặn, cay. Bởi vậy, hầu hết các món ăn của đồng bào đều được chế biến theo cách nướng, thui, luộc hoặc tái", ông Phong cho hay. Một số món ăn độc đáo vùng cao vào dịp tết có thể kể đến gồm cá và thịt thui ống (cho thịt vào ống tre rồi lấy cùi bắp đậy lại, đặt nướng lăn tròn đều trên than hồng), môn thục cắt thành từng khúc trộn chung với thịt đã ướp sẵn rồi đổ vào ống để thui… Lạ lùng hơn, theo ông Trần Nguyễn Khánh Phong, những món thoạt nghe qua có vẻ sẽ kén người ăn như món thui chim, chuột, cua ủ thối lại là những đặc sản cao cấp. Nguyên liệu sau khi được làm sạch, ướp gia vị cho vào từng ống tre, nứa hoặc quả bầu khô rồi chỉ cần thui trên lửa một vòng cho có hơi nóng, sau đó cất vào gùi hoặc để lên giàn bếp, sau vài ngày mở ra ngửi thấy có mùi là ăn được. Người Tà Ôi cho rằng dịp lễ tết mang những món này ra đãi khách xem như thể hiện tấm lòng quý mến của gia chủ đối với khách.Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh (77 tuổi, trú tại xã Trung Sơn), người được mệnh danh là "cuốn từ điển sống của đại ngàn Trường Sơn", cho biết lịch nông vụ của cộng đồng các dân tộc ở A Lưới thường kết thúc vào tháng 10 âm lịch, sau đó người dân sẽ ăn tết mừng lúa mới Aza (chọn một ngày từ 6.11 - 24 tháng chạp). Đón Tết Nguyên đán của đất nước, người dân xem như đã gộp 2 cái tết vào chung vui một lần. Vì vậy, các gia đình không tiếc công sức đi tìm sản vật về đãi khách. Những đặc sản của mỗi dân tộc đều được soạn sửa kỳ công, dâng lễ Aza thế nào thì họ dọn tết cũng như thế đó. "Bố thì quan tâm đến "ẩm" hơn "thực". Tết mà! Đàn ông phải có chi nhâm nhi cùng bạn bè mới vui. Bố thích nhất là rượu tr'đin, tức "rượu trời" vì được cất ngay trên đọt cây", già Hạnh khề khà. Là người Pa Kôh nhưng già Hạnh lại thích thứ rượu truyền thống của người Cơ Tu. Theo già, đây là loại rượu thơm ngon nhất ở đại ngàn Trường Sơn, được chiết từ cây tr'đin mọc trong rừng sâu. Người thợ chỉ cần rạch một đường trên thân cây rồi lấy can hứng nước. Bỏ thêm ít vỏ cây chuồn phơi khô, nước sẽ tự lên men cho ra thứ hương vị có một không hai. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hoài Nam (79 tuổi, người dân tộc Cơ Tu, trú tại xã Hồng Hạ) tự hào vì rượu tr'đin được các dân tộc anh em, kể cả người Kinh ở A Lưới, yêu thích và "không có mà bán" vào mỗi dịp tết. Già Nam cho biết người Pa Kôh, Tà Ôi cùng người Cơ Tu còn có một loại rượu tương tự tr'đin là rượu tà vạt được cất từ cây đoác. Cây đoác dễ tìm hơn, nhưng khai thác thì nguy hiểm hơn vì phải trèo cao hơn cây tr'đin. "Đây chắc là những loại rượu duy nhất trên thế giới được lấy trên cây mang về uống mà không cần phải chưng cất", già Nam cười. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà đến tết, đồng bào các dân tộc thiểu số còn nấu rượu nếp (xiêu), ủ rượu cần (a riêu), rượu mía vỏ chuồn (a véc), rượu mây rừng vỏ chuồn (tà via)…Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, nhận định mỗi dân tộc đều có phong tục tết cổ truyền mang màu sắc riêng. Nhưng thật đáng quý khi đồng bào mang "tết riêng" hòa vào "tết chung" của đất nước và các dân tộc vẫn giữ được nét ẩm thực độc đáo, đậm dư vị núi rừng. "Tết đến, nhà nhà lại sửa soạn những món ngon để mời khách. Cảm tưởng tết quê hương A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực của các dân tộc với cơ man là món ăn, thức uống độc lạ… Thú vị hơn, giữa các gia đình còn giao lưu ẩm thực bằng cách trao đổi ống thịt, gùi bánh, chum rượu… để có thể thưởng thức những món mà nhà mình không có. Tết đoàn kết, đầm ấm", bà Thêm chia sẻ.
Người dân mua gì nhiều nhất tại siêu thị trong kỳ nghỉ lễ?
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.