Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới
Ngày 24.1, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) tăng lãi suất thêm 0,05 - 0,2%/năm ở các kỳ hạn. Ở kỳ hạn 1 tháng, nhà băng này đưa lãi suất ở mức 3,95%/năm, 2 tháng 4%/năm, 3 tháng 4,15%/năm, 6 tháng 5,45%/năm, 12 tháng 6,05%/năm và mức cao nhất là 6,45%/năm ở kỳ hạn 24 tháng. Cake by VPBank điều chỉnh tăng lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn với mức tăng 0,1 - 0,4%/năm. Trong lần điều chỉnh mới này, kỳ hạn gửi 1 tháng tại Cake by VPBank có lãi suất huy động giữ nguyên ở mức 4,3%/năm; kỳ hạn 2 - 3 tháng có lãi suất là 4,5%/năm, tăng 0,1%/năm so với trước đó; kỳ hạn 4 - 5 tháng giữ nguyên ở mức 4,5%/năm. Cake by VPBank tăng lãi suất huy động kỳ hạn 6 - 11 tháng thêm 0,4%/năm lên mức cao mới là 5,9%/năm. Các kỳ hạn gửi 12 - 18 tháng được Cake by VPBank áp dụng lãi suất 6%/năm, tăng 0,1%/năm. Trong khi lãi suất kỳ hạn 24 - 36 tháng tăng thêm 0,2%/năm lên mức 6,3%/năm. Sau khi điều chỉnh, lãi suất huy động các kỳ hạn 6 - 11 tháng của Cake by VPBank tiếp tục ở mức cao nhất thị trường, khi cao hơn 0,05 - 3%/năm so với các ngân hàng truyền thống. Như vậy, ngân hàng số này tăng thêm lãi suất nhiều kỳ hạn với mức cao nhất lên đến 0,4%, đồng thời khuyến mãi thêm 0,3% cho kỳ hạn từ 6 tháng, nâng tổng mức lãi suất cao nhất mà khách hàng có thể nhận được là 6,6%. Tương tự, một số nhà băng khác cũng tăng lãi suất như Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank) tăng lãi suất huy động kỳ hạn 6, 7, 8 tháng lên 5,45%/năm, thêm 0,2 - 0,25%/năm. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) lần thứ hai trong tháng điều chỉnh lãi suất huy động từ 0,1 - 0,2%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng 3%/năm, 3 tháng 3,8%/năm, 6 tháng 5,3%/năm, 12 tháng 5,6%/năm…Các ngân hàng tăng lãi tiết kiệm trước kỳ nghỉ tết kéo dài nhằm thu hút lượng tiền lương thưởng. Từ đầu tháng 1 đến nay, có hơn 10 ngân hàng tăng lãi suất hút vốn trên thị trường. Mức lãi suất kỳ hạn 1 tháng cao nhất hiện nay là 4,3%/năm của MBV, Nam A Bank, KienLongBank; mức 4,2%/năm là Vietbank; mức lãi suất 4,1%/năm thuộc về MSB, NCB, DongABank; mức 4%/năm thuộc về IVB, OCB… Theo dự báo của VNDIRECT, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng bình quân có thể tăng thêm khoảng 0,3% đạt mức từ 5,2% đến 5,3%/năm vào cuối năm 2025. Điều này phản ánh nhu cầu tăng vốn huy động của các ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II và hỗ trợ các hoạt động cho vay khi nền kinh tế phục hồi.Hết hôm nay (24.1), các ngân hàng nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài từ ngày 25.1 đến hết ngày 2.2. Tuy nhiên, khách hàng có tiền gửi trong giai đoạn này lưu ý để tránh mất lãi. Theo quy định của một số ngân hàng hiện nay, đối với sổ đến hạn tất toán trong dịp lễ tết sẽ được tính lãi khác với bình thường. Chẳng hạn, Vietcombank quy định "trường hợp ngày đến hạn của khoản tiền gửi có kỳ hạn trùng với ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngày đến hạn được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo đầu tiên của Vietcombank và được hưởng mức lãi suất của kỳ hạn đang áp dụng cho khoản tiền gửi có kỳ hạn. Vietcombank thực hiện chi trả gốc và lãi tiền gửi có kỳ hạn vào ngày đến hạn này".Với đặc thù là ngân hàng thuần số, đại diện Cake by VPBank cho biết ứng dụng hoạt động 24/7. Bất cứ lúc nào khách cần giao dịch thanh toán, chuyển khoản, lì xì, mở sổ tiết kiệm chỉ mất vài giây. Khách hàng có thể mở mới sổ tiết kiệm trong dịp tết để có mức lãi cao. Dịch vụ mở thẻ tín dụng, ứng nhanh một khoản tiền để chi tiêu tết... đều có thể giao dịch trực tuyến trên Cake by VPBank với tốc độ phê duyệt chỉ vài phút. Đặc biệt, từ ngày 20.1 đến 28.2, Cake by VPBank tặng thêm 0,3% lãi suất cho tất cả các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Bên cạnh đó, khi gửi tiết kiệm từ 2,5 triệu đồng, khách hàng sẽ được tặng 5 lượt 5 lượt rút lì xì hái lộc đến 888.000 đồng.Ngôi sao 'bị lãng quên' của Chelsea được định giá 7 triệu bảng
Ngày 20.2, tại kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) thông qua nghị quyết thành lập 5 sở: Nội vụ, Tài chính, Xây dựng, KH-CN, Nông nghiệp và Môi trường.Theo đó, Sở Nội vụ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH. Về cơ cấu tổ chức, sau sắp xếp, Sở Nội vụ có 7 phòng, 2 ban và 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính. Sau sắp xếp, Sở Tài chính có 11 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT. Sau sắp xếp, Sở KH-CN có 7 phòng và 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Sau sắp xếp Sở Xây dựng có 10 phòng và 11 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT. Sau sắp xếp, Sở Nông nghiệp và Môi trường có 6 phòng, 5 chi cục và 6 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Tại kỳ họp, các đại biểu đã bỏ phiếu bầu các Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng, gồm: ông Nguyễn Hữu Lợi, Giám đốc Sở Nội vụ (nguyên Giám đốc Sở Nội vụ); ông Phạm Nam Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (nguyên Giám đốc Sở TN-MT); ông Nguyễn Hà Nam, Giám đốc Sở Xây dựng (nguyên Chánh văn phòng UBND TP); ông Lê Đức Viên, Giám đốc Sở KH-CN (nguyên Giám đốc Sở KH-CN); bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Sở Tài chính (nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT).Các đại biểu cũng bỏ phiếu bầu Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng đối với ông Lê Tự Gia Thạnh, Chánh văn phòng UBND TP.Đà Nẵng (nguyên Chủ tịch UBND Q.Hải Châu).HĐND TP.Đà Nẵng cũng miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Đăng Huy, nguyên Giám đốc Sở GTVT; ông Nguyễn Đăng Hoàng, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH; ông Phùng Phú Phong, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng; ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Giám đốc Sở Tài chính; ông Nguyễn Quang Thanh, nguyên Giám đốc Sở TT-TT; ông Bùi Hồng Trung, nguyên Giám đốc Sở GTVT.Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng cũng bỏ phiếu bầu ông Đoàn Ngọc Hùng Anh giữ chức Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026). Trước khi hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng, ông Đoàn Ngọc Hùng Anh đảm nhận vị trí Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy.Ông Đoàn Ngọc Hùng Anh (57 tuổi, quê quán xã Điện Tiến, TX.Điện Bàn, Quảng Nam) từng đảm nhiệm các chức danh: Trưởng ban Dân vận; Chánh văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND - UBND TP.Đà Nẵng; Phó trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng; Phó chủ tịch UBND Q.Sơn Trà. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, HĐND TP.Đà Nẵng khóa X có các lãnh đạo chủ chốt, gồm: ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng; ông Trần Phước Sơn, Phó chủ tịch Thường trực HĐND TP.Đà Nẵng và tân Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Đoàn Ngọc Hùng Anh.
Vốn ngoại rót vào bất động sản tăng vọt với hơn 3,2 tỉ USD
TP.HCM: Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM trả lời đơn của bà Huỳnh Thị Hồng Nhung và ông Trần Huỳnh Thế Hảo (ngụ ấp Phú Thới, xã Quới Thiện, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long) cùng một số người dân khác có tên trong đơn; Sở Xây dựng TP.HCM trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Phúc (ngụ số 20/1 Nguyễn Trường Tộ, P.13, Q.4) - Là người đại diện theo ủy quyền của các hộ dân đang sinh sống tại khu nhà ở số 443 Hai Bà Trưng, P.Võ Thị Sáu, Q.3; Công an Q.3 trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Đào Duyên (ngụ số 67, đường Trần Phú, KP.5, TT.Hai Riêng, H.Sông Hinh, Phú Yên) và ông Nguyễn Đăng Khang (ngụ số 76, đường T8, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú); Công an Q.Bình Thạnh trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Tâm Sự (ngụ số 303/19 Dương Thị Mười, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12); Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Công an TP.HCM trả lời đơn của ông Lê Kiến Quốc (ngụ số 35, đường Hoàng Bá Huân, tổ 3, KP.6, TT.Củ Chi, H.Củ Chi); Công an Q.5 trả lời đơn của bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Tân Phúc Hồng (lô EA1, đường 19A, Khu công nghiệp Hiệp Phước, H.Nhà Bè); UBND xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn trả lời đơn của ông Phạm Ngọc Sử (ngụ số 5/6A đường Nguyễn Thị Thử, ấp 11, xã Xuân Thới Sơn, H.Hóc Môn); UBND H.Củ Chi trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Anh Nga (ngụ số 30/1, đường 755, ấp Gò Nổi, xã An Nhơn Tây, H.Củ Chi) - Là người đại diện theo ủy quyền của ông Giang Minh.Văn phòng Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Quắt (ngụ số 82, đường D8, khu 11, khu dân cư P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương); UBND tỉnh Đắk Lắk trả lời đơn của ông Lại Mạnh Cường (ngụ số 93/79 Nguyễn Văn Cừ, P.Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột); UBND H.Vạn Ninh, Khánh Hòa trả lời đơn của ông Võ Văn Đào và bà Lê Thị Mười (ngụ thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh) và một số người dân khác có tên trong đơn...Bạn đọc có thể liên hệ Ban Công tác bạn đọc - Báo Thanh Niên để biết thêm chi tiết.
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Giáo viên người Việt Nam Trường quốc tế AISVN chưa nhận lương, Sở GD-ĐT lên tiếng
Thông tin được Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tại hội nghị sơ kết thực hiện triển khai lớp học số do Sở này tổ chức vào sáng nay, 9.1. Năm học 2022-2023, lần đầu tiên TP HCM tổ chức thí điểm lớp học số môn tin học, tiếng Anh ở 2 trường tiểu học với mục đích giải quyết tình trạng thiếu giáo viên khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ) và Trường tiểu học Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi) là hai trường được chọn để thực hiện thí điểm từ học kỳ 1 năm học 2022-2023. Đây cũng là những trường có địa bàn xa trung tâm, thiếu giáo viên tin học và tiếng Anh nhưng lại khó tuyển dụng cũng như điều chuyển giáo viên từ các nơi khác do đặc thù là địa bàn ở vùng xa. Tổng cộng 104 tiết tiếng Anh và 62 tiết tin học đã được tổ chức bằng hình thức lớp học số tại 2 ngôi trường này.Từ học kỳ 2 của năm học 2023 - 2024, mô hình lớp học số được mở rộng đối tượng học sinh tham gia tiết học - gồm học sinh của 2 huyện Mường Khương và Si Ma Cai (Lào Cai). Trong đó, mô hình lớp học số giải quyết bài toán thiếu giáo viên các môn âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, tin học tại các trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo…Lớp học số không chỉ được tổ chức với sự hỗ trợ của trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố ở tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM), Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi, TP.HCM), tỉnh Lào Cai (giáo viên dạy tại trường quay hiện đại tại thành phố, tương tác, kết nối trực tiếp với học sinh ở các điểm trường) mà còn được thực hiện theo mô hình 1-1. Tức là giáo viên dạy qua máy tính trực tuyến từ một trường học tại TP.HCM hỗ trợ một trường ở tỉnh bạn. Cách làm này có 14 giáo viên của 6 trường TP.HCM tham gia dạy, thực hiện 34 tiết. 8 trường tiểu học ở tỉnh bạn được hỗ trợ gồm Cao Văn Ngọc, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tung Chung Phố, tỉnh Lào Cai và các trường ở tỉnh Điện Biên như thị trấn Mường Áng, Tả Sìn Thàng; Nậm Chua; Quảng Lâm; Phì Nhừ.Trong năm học 2024-2025 này, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục hỗ trợ triển khai lớp học số môn tiếng Anh cho một số trường ở các địa phương trên. Có 47 giáo viên của 8 trường tiểu học tham gia, thực hiện được 271 tiết học để hỗ trợ 8 trường ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tỉnh Lào Cai và tỉnh Điện Biên đã nêu ở trên.Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong thời gian tới TP.HCM tiếp tục hướng dẫn các trường tích cực phối hợp với phòng chuyên môn và trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố hỗ trợ, xây dựng các tiết dạy với đội ngũ giáo viên giỏi, nội dung có chất lượng cao nhất, sử dụng công nghệ tiên tiến để học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập với nhiều phương pháp mới, năng động.Sở cũng sẽ có nhiều đợt đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, chuyên môn giảng dạy và nền tảng hỗ trợ. Đồng thời làm sao để lớp học số không chỉ hỗ trợ học sinh tiểu học ở các địa phương khó khăn của TP.HCM và các tỉnh xa mà còn hỗ trợ chính các trường tiểu học ở các địa phương trên toàn thành phố đang thiếu các giáo viên tin học, mỹ thuật, âm nhạc, tiếng Anh…