$865
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của du doan phat goc toi nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ du doan phat goc toi nay.Theo thông tin mới nhất, Samsung đang chuẩn bị phát hành One UI 7 beta cho dòng Galaxy S23. Điều này diễn ra sau khi một nguồn tin đáng tin cậy phát hiện ra bản dựng One UI 7 beta mới mang mã S918BXXU8ZYC3 dành riêng cho Galaxy S23 Ultra trên nền tảng Checkfirm. Thông tin này cho thấy Samsung đang tích cực làm việc để sớm cung cấp bản cập nhật được chờ đợi cho người dùng Galaxy S23.Vào đầu tháng này, Samsung công bố kế hoạch phát hành One UI 7 beta cho dòng Galaxy S23 vào tháng 3.2025. Dự kiến, bản cập nhật beta sẽ được phát hành trong những ngày tới.Ngoài dòng Galaxy S23, Samsung cũng đang chuẩn bị phát hành One UI 7 beta cho dòng Galaxy Tab S10 và smartphone Galaxy A55, với kế hoạch phát hành ngay trong tháng này. Bản cập nhật One UI 7 ổn định dự kiến sẽ bắt đầu được phát hành vào tháng 4.2025. Nếu đang sử dụng smartphone Galaxy S23, người dùng hãy cài đặt bản vá bảo mật Android mới nhất (tháng 3.2025) để chuẩn bị cho bản cập nhật tiếp theo, có thể là One UI 7 beta.Trong bối cảnh nhiều người dùng Galaxy vẫn đang chờ đợi One UI 7, Samsung đã giới thiệu mẫu smartphone giá rẻ Galaxy F16 5G với 3 lựa chọn màu sắc xanh lam, đen và xanh lá, kết hợp hiệu ứng Ripple Glow độc quyền của Samsung mang đến vẻ ngoài thời trang cho thiết bị.Quan trọng hơn, Galaxy F16 được cài đặt sẵn One UI 7 với cam kết 6 năm cập nhật Android và 6 năm cập nhật bảo mật, biến Galaxy F16 trở thành một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn cho những ai tìm kiếm sự hỗ trợ phần mềm đáng tin cậy.Galaxy F16 sở hữu màn hình Super AMOLED 6,7 inch với độ phân giải Full HD+ và tốc độ làm mới 90 Hz giúp trải nghiệm cuộn trang trở nên mượt mà hơn. Điện thoại trang bị chip Dimensity 6300 đảm bảo hiệu suất ổn định cho các nhu cầu sử dụng hằng ngày cũng như chơi game ở mức độ vừa phải. Sản phẩm có các tùy chọn RAM 4 GB, 6 GB hoặc 8 GB, cùng bộ nhớ trong 128 GB có thể mở rộng thông qua khe cắm thẻ nhớ microSD.Với pin 5.000 mAh, Galaxy F16 cung cấp năng lượng đủ cho cả ngày sử dụng, đồng thời hỗ trợ sạc nhanh 25W giúp người dùng tiết kiệm thời gian sạc và nâng cao năng suất làm việc. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của du doan phat goc toi nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ du doan phat goc toi nay.Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh. ️
️
Khác với bóng đá nam vốn chật vật tìm kiếm sự khẳng định ở sân chơi SEA Games trong suốt nhiều năm, đội tuyển nữ Việt Nam lại "no nê" vinh quang với 8 HCV, trong đó có 4 HCV liên tục từ SEA Games 29 đến nay.Các học trò của HLV Mai Đức Chung duy trì vị thế thống trị nhờ tổng hòa nhiều yếu tố: chất lượng đội hình đồng đều qua nhiều thế hệ với chiến lược tiếp nối hợp lý, lối chơi ổn định nhờ phương pháp huấn luyện phù hợp, cùng kinh nghiệm đối phó với biến động và nghịch cảnh ở đấu trường Đông Nam Á.Điều này được chứng minh ở thành tích ổn định của Huỳnh Như cùng đồng đội trong 8 năm qua. Tính từ SEA Games 29 (năm 2017) đến kỳ SEA Games gần nhất (năm 2023), đội tuyển nữ Việt Nam chỉ thua duy nhất 1 trong 12 trận đã đấu, đồng thời thắng tới 5 trong số 6 trận bán kết và chung kết gần nhất trong 90 phút (chỉ có trận chung kết SEA Games 30 với Thái Lan là bị kéo vào hiệp phụ).Việc duy trì thành tích ổn định ở SEA Games giúp đội tuyển nữ Việt Nam có nền tảng tinh thần tốt, giúp các cầu thủ hướng tới những bệ phóng lớn hơn. Học trò HLV Mai Đức Chung đã quen chuyện "năng nhặt chặt bị", gom góp niềm tin và sức bật từ những sân chơi nhỏ để bước dần đến đấu trường lớn hơn. Từ vinh quang ở SEA Games, toàn đội đã tiến ra châu Á, rồi giành quyền dự sân chơi thế giới theo một lộ trình lớp lang, bài bản hơn nhiều so với các kình địch trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Myanmar.Câu hỏi đặt ra là: đội tuyển nữ Việt Nam đã dự World Cup, vậy chúng ta còn cần SEA Games? Câu trả lời là vẫn cần. Bởi ở môn bóng đá nữ, khi số trận đấu và giải đấu (cả trong nước lẫn quốc tế) ít hơn nhiều so với bóng đá nam, mọi giải đấu đều rất quan trọng để thôi thúc cầu thủ tiến bộ.Sau năm 2024 trầm lắng vì không có giải đấu quốc tế nào, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ bận rộn hơn trong năm nay với SEA Games 33, AFF Cup 2025 cùng vòng loại Asian Cup 2026. Guồng vận động này là cơ hội để thầy trò HLV Mai Đức Chung tái cấu trúc đội hình, từng bước đôn lứa trẻ lên thế chỗ đàn chị để nhào nặn nên thế hệ mới.Và như đã nói ở trên, mọi giải đấu đều có giá trị với đội tuyển nữ Việt Nam cả trên khía cạnh vinh quang, kinh tế lẫn vốn kinh nghiệm để một lần nữa tiến ra "biển lớn" châu Á và thế giới.Khoảnh khắc Sarina Bolden bật cao đánh đầu ghi bàn giúp đội tuyển nữ Philippines hạ chủ nhà New Zealand tại World Cup 2023 (mang về chiến thắng đầu tiên trong lần đầu dự World Cup của nữ The Azkals), người Philippines đã hưởng trái ngọt của chính sách nhập tịch.Đội tuyển nữ Philippines từng bị kìm kẹp dưới "kiềng ba chân" Việt Nam, Thái Lan và Myanmar trong gần hai thập kỷ, cho đến khi liên đoàn bóng đá nước này đưa ra quyết định táo bạo: nhập tịch cầu thủ.Quan điểm rất rõ ràng, là thay vì tự đào tạo cầu thủ trong nước, Philippines sẽ tận dụng nguồn cầu thủ Phi kiều (có bố hoặc mẹ là người Philippines) hiện thi đấu ở Mỹ và châu Âu. Đồng nghĩa, Philippines "nhờ" các nền bóng đá phát triển phát hiện và đào tạo hộ ngọc quý, rồi gọi về để sử dụng ở cấp độ đội tuyển.8 năm qua, đội tuyển nữ Philippines bay cao trên đôi cánh nhập tịch. "The Azkals" vô địch AFF Cup 2019 nhờ thắng đậm Thái Lan và Việt Nam, lọt vào bán kết Asian Cup 2022, dự World Cup 2023 rồi giành 1 chiến thắng ở vòng bảng. Đó là đẳng cấp cao nhất bóng đá nữ Đông Nam Á từng chạm đến. Tại World Cup 2023, 18 trong số 25 cầu thủ nữ Philippines mang nửa dòng máu Mỹ hoặc châu Âu. Đây là "vũ khí" Philippines dự kiến mang tới SEA Games 33, vốn là đấu trường duy nhất còn lại đội bóng này chưa chạm đến.Nhưng, không chỉ có Philippines, các đội nữ khác như Indonesia, Campuchia bắt đầu chạm đến "suối nguồn" nhập tịch. Indonesia bước đầu gọi về những cầu thủ gốc Hà Lan với thể hình và sức bật ấn tượng, tương tự là Campuchia với ít nhất 3, 4 cầu thủ nhập tịch ở AFF Cup nữ 2024. Với những "cây sào" đến từ châu Âu, những đội Đông Nam Á đang hy vọng gia cố sức mạnh để hướng tới World Cup. SEA Games sẽ là điểm khởi đầu của giấc mơ ấy.Cũng đừng quên đội tuyển nữ Thái Lan trong vai chủ nhà. "Voi chiến" đã tận dụng SEA Games 31, 32 để thử nghiệm lứa cầu thủ trẻ. Cuối năm nay là thời điểm lứa mới của Thái Lan chín muồi. Cùng chờ xem, đội tuyển nữ Việt Nam có vượt qua từng ấy khó khăn để giữ được ngôi hậu Đông Nam Á hay không!Nói về chuyện đội tuyển nữ Việt Nam có thể dùng cầu thủ Việt kiều, HLV Mai Đức Chung chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Tôi hy vọng các cầu thủ Việt kiều tài năng có thể cống hiến cho đội tuyển. Nếu có họ, đội sẽ mạnh hơn, chất lượng và giàu tính cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, họ cần phải có quốc tịch Việt Nam trước đã. Khi các cầu thủ Việt kiều đã có quốc tịch, tôi sẽ gọi họ lên đội để thử chân".Bóng đá nữ Việt Nam từng có trường hợp cầu thủ Việt kiều về nước thử thách, đó là bộ đôi chị em Chelsea Lê và Kyah Lê cách đây 5 năm. Cả hai có những buổi đá tập cùng U.20 Việt Nam. Phóng viên Báo Thanh Niên đã ghi lại một số khoảnh khắc thi đấu của hai chị em để gửi HLV Mai Đức Chung. Đáp lại, ông Chung khẳng định cả hai có tố chất, năng lực và hy vọng gia đình tạo điều kiện cho cả hai về nước thi đấu. Dù vậy sau đó do ưu tiên việc học, nên Chelsea Lê và Kyah Lê đều đã lỡ hẹn. ️