Cảnh báo nguy cơ ‘ngày tận thế của internet’ do bão mặt trời năm 2025
Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm GPLX đã áp dụng được 1 tuần. Theo đó, vượt đèn đỏ bị CSGT phạt tới 20 triệu đồng. Trên các nhóm trao đổi về giao thông, nhiều người thắc mắc phải đi thế nào khi đèn vàng để không sai luật.Mới đây, khi tuần tra xử lý vi phạm tại giao lộ Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, CSGT TP.HCM đã lập biên bản một số trường hợp rẽ trái khi đèn đỏ. Khi được hỏi, một số trường hợp giải thích: "thấy đèn vàng nên vượt".Ngay tại thời điểm trên, CSGT tuần tra đã cho người vi phạm xem lại đoạn clip ghi lại cảnh đang vượt đèn đỏ để xử phạt thuyết phục. Đồng thời, CSGT cũng nói thêm: "Theo luật, thấy đèn vàng mà chưa đi đến vạch thì phải dừng lại".Lãnh đạo một đội CSGT cho hay, theo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, tín hiệu đèn giao thông có 3 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:a) Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.b) Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác.c) Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.Như vậy, khi thấy đèn vàng, người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng; nếu đã cán lên hoặc đã đi qua vạch dừng mà đèn vàng thì được đi tiếp."Luật này cũng quy định, người chạy xe phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn tại giao lộ - nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc... Do đó, không thể biện lý do đang chạy nhanh phải dừng đột ngột khi đèn xanh qua đèn vàng", lãnh đạo đội CSGT nói.Theo CSGT, để bảo đảm an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông khác, khi đến gần giao lộ, thấy đèn xanh còn khoảng 5 giây thì nên giảm tốc độ, chú ý quan sát.Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định: người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây:Hà Nội ra mắt 8 đội hình tình nguyện trong Tháng Thanh niên
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Trường quốc tế AISVN đưa phương án xử lý tiền đóng trước của phụ huynh
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Tại trận ra quân vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) giữa đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng và đội Trường ĐH Trà Vinh, khán đài sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng có sự hiện diện của Huỳnh Như, một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của bóng đá nữ Việt Nam.Bên cạnh đến sân để ủng hộ phong trào bóng đá sinh viên, Huỳnh Như còn có mặt vì lý do đặc biệt. Tiền đạo sinh năm 1991 muốn "tiếp lửa" cho đội bóng quê hương Trường ĐH Trà Vinh. "Tôi đã theo dõi giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam từ những ngày đầu. Đây là sân chơi ý nghĩa để thúc đẩy phong trào bóng đá sinh viên, tạo ra môi trường để cầu thủ rèn luyện bản thân và ý chí", Huỳnh Như chia sẻ. Huỳnh Như là cầu thủ giàu thành tích bậc nhất của đội tuyển nữ Việt Nam, khi giành 4 HCV SEA Games, vô địch AFF Cup 2019, hạng năm Asian Cup 2022, dự World Cup 2023 và cùng đội nữ TP.HCM thống trị sân chơi quốc nội. Tiền đạo sinh năm 1991 trở thành cầu thủ nữ Việt Nam xuất ngoại thành công nhất khi cống hiến 2 mùa giải cho Lank FC (Bồ Đào Nha). Hiện Huỳnh Như đã trở lại khoác áo CLB TP.HCM để chinh chiến tại Cúp C1 châu Á. Ở trận tứ kết diễn ra ngày 23.3, nữ TP.HCM sẽ đối đầu Abu Dhabi City trên sân vận động Thống Nhất. Huỳnh Như dành lời khuyên cho các cầu thủ bóng đá sinh viên: "Hãy quyết tâm trong từng đường bóng. Đừng bao giờ từ bỏ, mà cố gắng bằng cả trái tim. Đừng đặt nặng kết quả, mà hãy tập trung vào quá trình, vì đôi khi quá trình cùng nhau cố gắng chiến đấu còn ý nghĩa và đáng nhớ hơn kết quả". Ở trận ra quân bảng A, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã để đội khách Trường ĐH Trà Vinh cầm hòa với tỷ số 0-0. Đây là kết quả tốt với đội Trường ĐH Trà Vinh, bởi đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng là ứng viên hàng đầu cho chức vô địch.Ở trận tiếp theo diễn ra tối cùng ngày, cựu vương ĐH Huế sẽ đối đầu Trường ĐH Quy Nhơn.
Concept thời trang - cách các anh, chị 'đẹp' thể hiện hoàn hảo trước ống kính
Cuối cùng, các bác sĩ xác định anh Trần Lạp là người liên giới tính, tức người có cả cơ quan sinh sản nam và nữ nhưng không có các đặc điểm của một giới tính điển hình.