Quảng Nam: Giả mạo fanpage 'Công an Phú Ninh' đăng tin sai sự thật để câu like
Đến dự lễ khai mạc có ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL; ông Nguyễn Hồng Minh, Cục phó Cục TDTT; anh Nguyễn Đức Nguyên, Phó trưởng ban Thanh niên trường học T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Hữu Tú, Phó trưởng Ban Mặt trận thanh niên TƯ Đoàn, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam; ông Trần Văn Lam, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục thể chất Bộ GD-ĐT; chị Nguyễn Thị Ngọc Anh, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triền sinh viên Việt Nam; ông Nguyễn Văn Phú, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đồng trưởng Ban tổ chức giải; GS-TS Nguyễn Trung Việt, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi; ông Hoàng Anh Tuấn, ủy viên Ban trọng tài VFF cùng các vị lãnh đạo ban giám hiệu các trường có đội tham dự vòng loại phía bắc. Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO là giải đấu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam giao cho Báo Thanh Niên phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức thường niên trong khoảng thời gian từ kỷ niệm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam 9.1 đến chào mừng Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26.3 và Ngày thể thao Việt Nam 27.3. Giải đấu này đã chính thức được đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia thường niên của VFF và Giải thể thao sinh viên Việt Nam VUG.Phát biểu chào mừng ở lễ khai mạc, PGS-TS Nguyễn Trung Việt - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi, bày tỏ sự vui mừng khi Trường ĐH Thủy Lợi tiếp tục đồng hành cùng giải mùa thứ ba liên tiếp với vai trò là đội chủ nhà. Ông tin tưởng rằng giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam sẽ tiếp nối những thành công từ 2 mùa trước và khẳng định giải đấu sẽ tiếp tục là sân chơi lành mạnh, bổ ích cho lứa tuổi sinh viên. Phát biểu khai mạc vòng loại khu vực phía bắc, nhà báo Trần Việt Hưng – Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên, ủy viên BTC giải nhấn mạnh: "Giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam là một sự kiện thể thao đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi giao lưu, học hỏi mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện tài năng, sức trẻ và tinh thần thể thao của mình.Sau 2 lần được tổ chức rất thành công, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam bước sang mùa thứ 3 trong sự chờ đón háo hức của các các trường đại học, cao đẳng, học viện trên cả nước. Giải đã trở thành sân chơi bổ ích, để các bạn trẻ rèn luyện thể chất, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự cống hiến vì cộng đồng. Thông qua giải đấu này, chúng ta cũng hy vọng sẽ tạo ra một môi trường để các bạn sinh viên kết nối với nhau, học hỏi kinh nghiệm và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Bóng đá là môn thể thao vua, mang lại những cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc. Mỗi trận đấu, dù kết quả có thế nào, đều là một bài học quý giá về tinh thần chiến đấu, tinh thần đồng đội và sự nỗ lực không ngừng. Tôi tin rằng, các đội bóng sẽ thi đấu hết mình, cống hiến cho khán giả những trận đấu hay và đầy kịch tính, theo đúng tinh thần của giải là chơi đẹp, thắng đẹp, cổ vũ đẹp", nhà báo Trần Việt Hưng nhấn mạnh. Giải năm nay có 67 đội tham dự, trong đó có 66 đội thi đấu vòng loại ở 5 khu vực (riêng đội chủ nhà Trường Đại học Tôn Đức Thắng được vào thẳng vòng chung kết). Vòng loại phía bắc có 9 đội bóng tranh tài, bao gồm: đội chủ nhà Trường Đại học Thủy Lợi, Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ Đông Á, Trường Đại học VT-DL Thanh Hóa, Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung; Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.Ngay sau lễ khai mạc là trận khai mạc giữa Trường ĐH Thủy Lợi và Trường ĐH Đại Nam. Trận khai mạc cũng được xem là trận chung kết sớm của nhóm 1 khu vực phía bắc vì đây là 2 đại diện đều lọt vào trận play-off tranh vé đi tiếp đến VCK ở mùa 2. Thời điểm đó, Trường ĐH Thủy Lợi thắng play-off và sau đó trở thành á quân của giải còn Trường ĐH Đại Nam thất bại trước đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội và lỡ vé đến VCK.Nới thêm thời gian cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ
Gần cuối hiệp 1, Nguyễn Xuân Son đã dính chấn thương nặng ở chân phải và rời sân ngay lập tức để đi cấp cứu. Chân sút sinh năm 1997 ôm mặt khóc và rời sân bằng cáng. Đây có lẽ là hình ảnh buồn nhất mà hàng triệu trái tim của người hâm mộ bóng đá Việt Nam phải chứng kiến ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, trong buổi tối đầy vinh quang của thầy trò HLV Kim Sang-sik. Nguyễn Xuân Son dù không thể hiện diện trên sân để ăn mừng cùng các đồng đội, nhưng anh cũng đã có thể nở nụ cười hạnh phúc.Đội tuyển Việt Nam đánh bại đối thủ đầy duyên nợ Thái Lan để vô địch, Xuân Son góp công rất lớn trong hành trình này. Dù không chơi trọn vẹn ở chung kết lượt về, nhưng cú đúp danh hiệu cá nhân trong lễ trao giải đã ghi nhận sự xuất sắc của tiền đạo nhập tịch. Xuân Son xứng đáng được vinh danh, và anh đã ẵm cú đúp danh hiệu danh giá nhất của AFF Cup 2024: vua phá lưới và cầu thủ xuất sắc nhất giải. Tiền đạo đang khoác áo CLB Nam Định gia nhập "cuộc đua" trễ hơn (chính thức được khoác áo đội tuyển Việt Nam từ trận cuối vòng bảng gặp Myanmar) so với nhiều gương mặt xuất sắc khác, nhưng đã thể hiện được đẳng cấp khi ghi đến 5 bàn sau 5 trận. Trong đó, ấn tượng đậm nét nhất mà Xuân Son để lại chính là cú đúp bàn thắng giúp đoàn quân của ông Kim Sang-sik giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trên sân Việt Trì, tại trận chung kết lượt đi hôm 2.1.Ngoài 2 danh hiệu cá nhân, với chức vô địch AFF Cup cùng đội tuyển Việt Nam, Son như lập 'cú hat-trick' tại giải.Một cá nhân khác của đội tuyển Việt Nam cũng được vinh danh ở lễ trao giải AFF Cup 2024 là Nguyễn Đình Triệu. Thủ môn sinh năm 1991 đã bất ngờ soán vị trí "người gác đền" số 1 ở đội tuyển Việt Nam của Nguyễn Filip. Anh được bắt chính ở trận ra quân gặp Lào, rồi sau đó dự bị 2 trận liên tiếp khi Việt Nam chạm trán Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, bất ngờ đã đến khi HLV Kim Sang-sik đặt niềm tin tuyệt đối vào Đình Triệu ở tất cả các trận còn lại. Với màn trình diễn ổn định trong khung thành, Đình Triệu được bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải đấu. Từ đầu AFF Cup 2024 (sau 8 trận), đội tuyển Việt Nam chỉ nhận 6 bàn thua, thấp nhất tại AFF Cup 2024.Danh hiệu cá nhân còn lại của AFF Cup 2024 thuộc về "thần đồng" của bóng đá Thái Lan, Suphanat Mueanta. Tiền đạo từng thi đấu ở châu Âu đã chơi cực hay và nhiều lần tỏa sáng đúng lúc, với những bàn thắng có ý nghĩa rất quan trọng giúp đội bóng xứ sở chùa vàng vượt khó trong hành trình tiến đến chung kết AFF Cup 2024. Chân sút sinh năm 2002 được vinh danh là ngôi sao triển vọng của giải đấu. Suphanat Mueanta nhiều lần kiến tạo cho đồng đội ghi bàn và đóng góp đến 4 pha lập công cho "voi chiến".Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Đội U.23 Indonesia đã nhận thưởng bao nhiêu tiền trước trận bán kết giải châu Á?
Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành nghị quyết chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ với các mốc thời gian hoàn thành cụ thể, phấn đấu khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2027.Trong 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội cho phép áp dụng để triển khai dự án, một số chính sách quan trọng cần được quy định chi tiết và hướng dẫn để có đủ cơ sở, hành lang pháp lý triển khai thực hiện. Bộ GTVT sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu; thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật và chuẩn bị nguồn vật liệu để đủ điều kiện khởi công dự án vào cuối năm 2027.Trong đó, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các công việc chính với các mốc tiến độ từ năm 2025, tổ chức lựa chọn các nhà thầu tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các công việc liên quan. Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý 4/2026.Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cuối quý 1/2027.Từ năm 2025, các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời công trình đường điện bị ảnh hưởng bởi dự án, cơ bản hoàn thành trong năm 2027 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.Bộ GTVT sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu giai đoạn thực hiện dự án, ký kết hợp đồng và đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trong quý 4/2027.Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có quy mô, nhu cầu nguồn lực về vốn và tài nguyên rất lớn. Dự án dài khoảng 1.541 km, đi qua 20 tỉnh, thành phố, với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Nguồn vốn dự kiến 67,3 tỉ USD, tiến độ phấn đấu hoàn thành vào 2030.Theo Bộ GTVT, đây là dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên triển khai tại Việt Nam trong điều kiện, bối cảnh nguồn nhân lực, trình độ phát triển công nghiệp đường sắt trong nước chưa cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan để triển khai thực hiện dự án còn chưa đầy đủ. Các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt được Quốc hội cho phép thực hiện dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều bộ, ngành, địa phương, có ảnh hưởng lớn đến tiến độ và các yêu cầu để triển khai thực hiện dự án.
Chiều 1.3, tại Công an Hà Nội, Bộ Công an tổ chức lễ thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã công bố quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 25.2 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Hà Nội, giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.Cũng tại buổi lễ, thiếu tướng Phạm Quang Tuyển, Phó cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, đã thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giao thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, điều hành Công an Hà Nội.Trao quyết định, đại tướng Lương Tam Quang đánh giá cao những thành tích, sự đóng góp của trung tướng Nguyễn Hải Trung đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và xây dựng lực lượng công an thủ đô ngày càng trong sạch, vững mạnh... Đại tướng Lương Tam Quang đề nghị trên cương vị mới, trung tướng Nguyễn Hải Trung tiếp tục phát huy kiến thức, năng lực, sở trường, kinh nghiệm công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung bày tỏ vinh dự khi được nhận nhiệm vụ mới. Trung tướng Nguyễn Hải Trung mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp của lãnh đạo và các đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung sinh năm 1968, tại H.Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Trước khi được điều động, bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, ông Nguyễn Hải Trung từng giữ chức Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an; Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa; Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an T.Ư; từ tháng 7.2020 đến nay là Giám đốc Công an Hà Nội.Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1968, tại H.Văn Giang, Hưng Yên. Trước khi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an Hà Nội, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng là Trưởng công an Q.Bắc Từ Liêm (Hà Nội).
Ngang nhiên chạy xe ngược chiều
Sáng 14.3, tại hà Nội, Tập đoàn Meta phối hợp Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) chính thức khởi động Chương trình thách thức đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.Chương trình năm nay tập trung vào dự án ViGen với nỗ lực tạo ra bộ dữ liệu tiếng Việt mã nguồn mở chất lượng cao để đào tạo, đánh giá và từ đó nâng cao hiệu quả của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs), giúp các mô hình AI hiểu rõ hơn văn hóa, bối cảnh và cách diễn đạt trong tiếng Việt. Nhằm hỗ trợ dự án, Tập đoàn Meta sẽ đóng góp các bộ dữ liệu mã nguồn mở từ chương trình AI và dữ liệu vì lợi ích cộng đồng của mình, bao gồm những thông tin chi tiết về di chuyển và kết nối xã hội, cũng như dữ liệu đào tạo từ các bản đồ dân số có sự hỗ trợ của AI.Phát biểu tại buổi họp báo sáng nay, ông Sarim Aziz, Giám đốc Chính sách công tại Meta, chia sẻ: "AI là thành tố quan trọng đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Để phát triển được AI cần sự bao trùm, thu hút sự quan tâm của mọi người dù đó là người giàu hay người nghèo, đa dạng về giới, về văn hóa... Đây là dự án dành cho cả đất nước.Chúng tôi đóng góp hơn 20 bộ dữ liệu cho Việt Nam, về Việt Nam, thể hiện được văn hóa Việt Nam, được sử dụng dưới dạng nguồn mở. Các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu Việt Nam có thể sử dụng dữ liệu này để giải quyết các vấn đề trong nước".Theo ông Trần Việt Hùng, Nhà sáng lập & CEO của Tổ chức AI for Vietnam: "ViGen sẽ đóng góp cho cộng đồng những bộ dữ liệu lớn và chất lượng cao bằng tiếng Việt nhằm cải thiện hiện trạng tiếng Việt đang bị coi là một ngôn ngữ còn hiện diện hết sức khiêm tốn trong AI. Dự án này sẽ như con đường cao tốc đưa AI ứng dụng vào Việt Nam".Nhìn nhận AI đang chuyển đổi thế giới, ông Võ Xuân Hoài, Phó giám đốc NIC, phân tích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp đang sử dụng AI ngày càng phổ biến. Nhiều nội dung số, video được doanh nghiệp đưa lên các nền tảng mạng xã hội được tạo ra từ AI. AI cũng hiện diện rõ rệt trong khu vực công."Việc phát triển các tập dữ liệu Việt Nam quy mô lớn, chất lượng cao và mã nguồn mở để đào tạo, đánh giá AI đã trở thành ưu tiên cấp bách. Có bộ dữ liệu tiếng Việt không chỉ phục vụ doanh nghiệp mà còn phục vụ các cơ quan Chính phủ để có thể tận dụng thế mạnh của AI trong công việc.Dự án ViGen phù hợp với Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nhằm thúc đẩy đột phá trong khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đòi hỏi nỗ lực chung từ các nhà hoạch định chính sách, nhóm nghiên cứu, nhà nghiên cứu, nhà phát triển, chuyên gia và người dùng", ông Hoài nói.Dự án ViGen khởi nguồn từ hợp tác ba bên giữa Tập đoàn Meta, NIC và Tổ chức AI for Vietnam. Trong đó, NIC đóng vai trò là đơn vị chủ quản, điều phối, bảo đảm dự án phù hợp với các mục tiêu quốc gia của Việt Nam. AI for Vietnam là đối tác triển khai dự án với những hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Tập đoàn Meta. Các đối tác chiến lược bao gồm NVIDIA, Viettel, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.