Theo bước chân tình nguyện: Dầm mưa, dãi nắng nâng cấp những tuyến hẻm
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".Trọng tài Hàn Quốc bắt tứ kết U.23 Việt Nam đấu Iraq: Gương mặt không hề xa lạ
Theo hợp đồng được ký kết, hai bên cùng hợp tác đầu tư thực hiện các dự án xử lý nước thải sinh hoạt trong các khu đô thị, khu dân cư; xử lý nước thải khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Hai đơn vị này có thể thực hiện các dự án với quy mô có giá trị từ vài triệu USD đến vài chục triệu USD. Qua hợp đồng này, hai bên đặt kỳ vọng từ nay đến năm 2028 có thể triển khai các dự án với tổng vốn đầu tư từ 200 - 300 triệu USD.Khang Nam là tập đoàn đa ngành của Việt Nam, hoạt động trong một số lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, môi trường… Trong khi đó, Tập đoàn Econet chuyên về kỹ thuật nước và môi trường. Thế mạnh của Econet là cung cấp thiết bị, thiết kế các giải pháp, kỹ thuật xử lý nước sạch, nước thải từ dân dụng đến công nghiệp. Thiết bị của Econet có thiết kế riêng, chất lượng tốt, nhờ đó có cạnh tranh cao.Econet có lịch sử thành lập và phát triển mạnh tại Phần Lan. Econet đã và đang thực hiện nhiều nhà máy xử lý nước thải khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Trong kỷ nguyên mới, 2 tập đoàn hy vọng có thể cùng nhau phát triển xa hơn nữa. Ông Nguyễn Phi Long - Tổng giám đốc Khang Nam Group nhấn mạnh: "Sự ký kết này là một phần nỗ lực rất quan trọng của 2 tập đoàn, là bước ngoặt để Khang Nam khẳng định trên ngành môi trường. Econet có thế mạnh về giải pháp công nghệ và giải pháp tài chính, có thể thúc đẩy các dự án về môi trường phát triển".
Giải eSports Đột Kích Clan War 2023 tìm ra 11 tập thể triển vọng
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.
Hôm 11.3, Ukraine đã đồng ý chấp nhận đề xuất của Mỹ về lệnh ngừng bắn ngay lập tức kéo dài 30 ngày với Nga.Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio thông báo về thỏa thuận này sau hơn 8 giờ đàm phán giữa các quan chức Ukraine và Mỹ tại Jeddah (Ả Rập Xê Út)."Hôm nay, chúng tôi đã đưa ra một đề xuất mà Ukraine đã chấp nhận, đó là tham gia vào lệnh ngừng bắn và các cuộc đàm phán ngay lập tức để chấm dứt cuộc xung đột này một cách bền vững và lâu dài, đảm bảo an ninh, lợi ích và khả năng phát triển của Ukraine trong tư cách một quốc gia", ông Rubio nói. Ông Rubio cho biết ông sẽ gửi đề xuất này đến Moscow: "Chúng tôi hy vọng rằng Nga sẽ đồng ý, và sẽ nói 'có' với hòa bình. Quyết định hiện giờ nằm trong tay họ".Sự kiện này diễn ra sau cuộc tranh cãi kịch liệt giữa hai tổng thống tại Phòng Bầu dục. Sự rạn nứt này đã có những tác động ngay lập tức đối với Ukraine: Tổng thống Donald Trump đã hủy bỏ hỗ trợ quân sự và chấm dứt chia sẻ thông tin tình báo quan trọng.Tuy nhiên, khi Ukraine đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz cho biết Washington sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ và chia sẻ thông tin tình báo với Kyiv.
Đồng Nai tìm giải pháp phát triển kinh tế xanh
Sau chuyến đi săn tôm hùm giống xuyên đêm tại vùng biển Cù Lao Ông Xá (thuộc vịnh Xuân Đài, TX.Sông Cầu), hàng chục chiếc thuyền thúng của ngư dân Vũng Lắm nối đuôi nhau cập bờ. Năm nay được mùa tôm hùm giống nên ngư dân phấn khởi sau những chuyến đi biển về.Từ tháng 10 âm lịch đến nay, đêm nào ngư dân Vũng Lắm (P.Xuân Đài) cũng nổ máy vươn khơi để săn tôm hùm giống bất chấp thời tiết đang mùa sóng to, gió lạnh. Vừa cập bờ, hàng chục ngư dân tất bật kéo thuyền, dọn lưới thu thành quả sau 6 tiếng đánh bắt ngoài biển.Ông Phan Hô (47 tuổi, P.Xuân Đài) phấn khởi: "Gió mùa Đông Bắc càng to chúng tôi càng được mùa. Thuyền thúng nhà tôi, mỗi đêm kiếm được khoảng 100 con tôm hùm giống, đầu mùa giá bán được 50.000 đồng/con. Như vậy, nhà tôi kiếm được vài triệu đồng mỗi đêm".Nghề săn tôm hùm giống tại các làng biển TX.Sông Cầu bắt đầu từ tháng 10 đến cuối tháng 2 âm lịch hằng năm. Ngư dân thường ra khơi vào ban đêm và kết thúc chuyến đánh bắt lúc sáng tại các vùng biển vịnh Xuân Đài.Theo nhiều ngư dân, suốt từ đầu vụ đến nay, người dân khai thác được rất nhiều tôm hùm giống. Mỗi chuyến săn được ít nhất cũng 50 - 100 con tôm hùm giống, nhiều thì 300 con, cá biệt có tàu khai thác đến cả ngàn con mỗi đêm. Với giá bán dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/con, ngư dân có thể thu từ vài triệu đến vài chục triệu đồng cho mỗi chuyến đi săn.Từ đầu vụ đến nay, gia đình ông Nguyễn Mến (73 tuổi, ở P.Xuân Đài) đã thu về hơn 30 triệu đồng nhờ trúng mùa tôm hùm giống. Chi phí cho mỗi chuyến đi khá thấp, nguồn thu cao nên ông Mến rất phấn khởi."Đi thúng như chúng tôi thì 3 giờ bắt đầu đi, khoảng 5 giờ sẽ đánh lưới, sau 2 tiếng đồng hồ thu lưới để trở về bờ. Nếu trúng có thể kiếm vài chục triệu một mùa, ghe đi khơi xa kiếm được vài trăm. Năm nay được mùa tôm hùm giống nên tôi rất mừng và mong tết lắm", ông Mến nói.Do nhu cầu tôm hùm giống tại các vùng nuôi ở TX.Sông Cầu đang tăng cao, việc nhập khẩu giống gặp khó khăn nên nhiều thương lái đợi thuyền săn tôm giống của ngư dân cập bờ để thu mua.Bà Nguyễn Thị Lương (thương lái thu mua tôm hùm giống) thừa nhận: Hiện nhu cầu tôm giống rất cao, do năm ngoái tôm nuôi ở vịnh Xuân Đài chết nhiều. Tôm hùm giống sau khi được thu mua sẽ đưa lên các vùng nuôi ở TX.Sông Cầu bán lại cho người nuôi tôm. Giá tôm nhập khẩu hiện khá cao nên người nuôi ưu tiên mua tôm giống tự nhiên.Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch UBND P.Xuân Đài, thông tin: "Năm nay, ngư dân các làng biển tại P.Xuân Đài khai thác tôm hùm giống sản lượng tăng hơn 30 - 40% so với năm ngoái. Hiện giá tôm hùm giống khai thác ngoài tự nhiên có chiều hướng giảm so với đầu vụ nhưng ngư dân vẫn có nguồn thu nhập rất cao và đây là động lực để bà con bám biển, tăng thu nhập để mùa tết thêm vui".