Có một bí thư đoàn trường như thế!
Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần BCG Land (mã chứng khoán BCR) - công ty con của Tập đoàn Bamboo Capital - vừa công bố các quyết định liên quan đến nhân sự. Cụ thể, HĐQT đã thông qua việc thôi nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật đối với ông Nguyễn Thanh Hùng kể từ ngày 20.3 nhằm tập trung nhiệm vụ Phó chủ tịch HĐQT công ty. Thay vào đó, HĐQT bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tiến, hiện là Phó tổng giám đốc công ty (mới bổ nhiệm từ ngày 3.) sẽ giữ chức Tổng giám đốc BCG Land kể từ ngày 20.3. Thời hạn bổ nhiệm 1 năm. BCR cũng bổ nhiệm ông Hồ Viết Thùy giữ chức vụ Phó tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật từ 20.3.Bên cạnh đó, BCG Land cũng đã miễn nhiệm ông Phạm Đại Nghĩa khỏi vị trí Phó tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật theo nguyện vọng cá nhân; miễn nhiệm bà Lê Nguyễn Phương Thảo khỏi chức vụ Người phụ trách quản trị kiêm thư ký công ty theo nguyện vọng cá nhân; miễn nhiệm ông Lê Nông khỏi vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển dự án. Ngoài ra, ông Nguyễn Khánh Duy cũng đã có đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT BCG Land vì "vì lý do khách quan”. Dịp này, HĐQT BCG Land cũng thông qua việc thôi nhiệm chức vụ Trưởng bộ phận Kiểm toán nội bộ đối với bà Huỳnh Thị Kim Tuyến kể từ ngày 28.2. Trước đó, bà Huỳnh Thị Kim Tuyến đã bị cơ quan chức năng khởi tố. Vào cuối tháng 2, ông Nguyễn Tùng Lâm - cựu Tổng giám đốc Bamboo Capital (mã chứng khoán BCG) đã nộp đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT tại công ty con BCG Land nhiệm kỳ 2022 - 2027 để tập trung thực hiện nhiệm vụ mới. Kể từ ngày 28.2, ông Nguyễn Tùng Lâm cam kết từ chối việc thực hiện tất cả quyền và nghĩa vụ với tư cách thành viên HĐQT của BCG Land.Với sự thay đổi của một loạt lãnh đạo cấp cao, BCG Land cũng thông báo gia hạn thời gian tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 đến trước ngày 30.6 nhằm có thêm thời gian cho công tác chuẩn bị. Tập đoàn Bamboo Capital và các công ty thành viên đã có nhiều thay đổi về nhân sự cấp cao sau khi công bố ông Nguyễn Hồ Nam - cựu Chủ tịch Tập đoàn bị khởi tố. Fanpage của Tập đoàn Bamboo Capital mới đây cũng thông báo tin buồn Chủ tịch HĐQT Kou Kok Yiow (Chris) đã đột ngột từ trần vào ngày 8.3 do nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 63 tuổi. Ông Kou Kok Yiow là người thay vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Hồ Nam kể từ cuối tháng 4.2024.An toàn khi chạy bộ: Hãy lắng nghe cơ thể
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
MC Hải Anh khoe thời trang sân golf ấn tượng
Khoảng 5 năm trước, nhắc đến MPV, nhiều người vẫn thường liên tưởng đến những mẫu xe chạy dịch vụ phổ biến. Những chiếc MPV khi đó được đánh giá cao về sự bền bỉ và khả năng chuyên chở, nhưng lại thiếu sự sang trọng cũng như những công nghệ cao cấp để thu hút khách hàng gia đình. Tuy nhiên ở hiện tại, mọi thứ đã thay đổi. Các hãng dần nhận ra tiềm năng từ nhóm khách hàng gia đình - những người vẫn luôn tìm kiếm chiếc xe có thể chở cả gia đình, đưa con đi học, đi làm hằng ngày, nhưng đồng thời cũng có thể phục vụ những chuyến du lịch dài ngày với không gian rộng rãi.Các hãng xe nhanh chóng nắm bắt xu hướng này và tung ra hàng loạt mẫu MPV hiện đại hơn, với thiết kế bắt mắt, nhiều tiện nghi cao cấp…. Theo báo cáo từ VAMA, doanh số trung bình phân khúc MPV trong 3 năm gần nhất (2022, 2023 và 2024) đạt gần 53.700 xe, tăng hơn 78% so với giai đoạn 3 năm trước đó (2019, 2020 và 2021).Khi giá xăng dầu liên tục biến động và vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, khách hàng dần kỳ vọng nhiều hơn vào những phương tiện của mình. Không ít người tiêu dùng dần chuyển sang các mẫu xe "xanh" để tiết kiệm chi phí cũng như giảm phát thải. Trong năm 2024, BYD M6 được xem là "làn gió mới" tạo được nhiều ấn tượng nhất trên thị trường Việt Nam. Một trong những thế mạnh của BYD M6 đến từ hệ truyền động thuần điện, giải đáp được bài toán về một chiếc xe không chỉ rộng rãi, tiện nghi mà còn tiết kiệm chi phí vận hành lẫn bảo vệ môi trường. M6 không phải là mẫu xe đầu tiên BYD mang đến cho khách hàng Việt Nam, tuy nhiên đây lại là mẫu xe nhận được nhiều lời bàn tán từ người tiêu dùng bởi nhiều điều đặc biệt về trang bị, tính năng, giá bán… Không ít người từng e ngại MPV là dòng xe thực dụng nhưng lại thiếu tính thẩm mỹ, tuy nhiên đối với BYD M6 hoàn toàn khác. Mẫu xe nhà BYD mang kiểu dáng bên ngoài trẻ trung, mềm mại tạo cảm giác hiện đại nhưng vẫn đảm bảo tính khí động học. Những điểm nhấn ngoại thất của BYD M6 có thể kể đến như mặt ca-lăng tạo hình Dragon Face kết hợp cùng cụm đèn LED pha lê lạ mắt, la-zăng 17 inch 2 tone màu, những đường gân tạo cảm giác cứng cáp, chắc chắn ở phần hông, gương chiếu hậu đặt trên cửa giúp mở rộng tầm quan sát…Một trong những đặc điểm nổi bật của xe MPV được khách hàng yêu thích là không gian rộng rãi. Đối với BYD M6, mẫu xe này không đơn thuần là một chiếc xe có nội thất lớn mà còn là một không gian thực sự thoải mái và tiện nghi. Sở hữu chiều dài cơ sở lên đến 2.800 mm cùng chiều rộng 1.810 mm, không gian nội thất của BYD M6 giúp cả người lái và hành khách luôn có đủ không gian để tận hưởng chuyến đi. Dù là những chuyến đi ngắn trong phố hay hành trình dài ngày, mọi vị trí trên xe đều mang lại sự dễ chịu, không bị gò bó.Ghế ngồi trên BYD M6 được thiết kế thông minh, hàng ghế thứ 2 có thể điều chỉnh trượt lên xuống 270 mm và ngả lưng lên đến 110 độ. Trong khi đó hàng ghế thứ 3 sở hữu khu vực để chân thoải mái cùng tựa lưng có thể điều chỉnh - điều hiếm hoi trong phân khúc MPV cùng tầm giá.Điểm đặc biệt nhất của BYD M6 chính là yếu tố "xanh". Nhưng BYD không đơn thuần sản xuất một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu, hãng còn tạo ra một giải pháp toàn diện để giúp người dùng có trải nghiệm vận hành tối ưu từ với việc tự chủ gần như toàn bộ quy trình sản xuất giúp đảm bảo được chất lượng sản phẩm, công nghệ sạc nhanh lẫn sạc tiêu chuẩn tiện dụng…Một chiếc MPV tốt ngoài yếu tố rộng rãi còn phải mang lại trải nghiệm thoải mái nhất cho cả gia đình. BYD M6 đi kèm với hàng loạt công nghệ tiện ích như màn hình giải trí trung tâm 12,8 inch xoay linh hoạt, điều hòa đa vùng, cửa gió cả 3 hàng ghế… Khi mua xe cho gia đình, yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. BYD M6 được trang bị các tính năng an toàn tiên tiến như kiểm soát hành trình, camera toàn cảnh với tính năng nhìn xuyên gầm, đèn chiếu sáng tự động… Những trang bị này giúp những chuyến hành trình cùng gia đình trở nên thoải mái và an toàn hơn bao giờ hết.Với hàng loạt lợi thế khi đặt cạnh các đối thủ trong phân khúc, không quá để nói BYD M6 là lựa chọn xứng đáng cho những khách hàng đang tìm kiếm một chiếc MPV không chỉ phục vụ nhu cầu di chuyển mà còn mang lại trải nghiệm tiện nghi, kinh tế và bền vững.
Sáng nay (21.2), tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết sau 30 ngày mở cổng đăng ký đợt 1, đã có hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025. So với năm 2024 thì số thí sinh dự thi năm 2025 tăng khoảng 30%.Năm 2024, đợt 1 kỳ thi này thu hút trên 96.000 thí sinh đăng ký dự thi, số thí sinh tham gia dự thi gần 94.000. Như vậy, chỉ tính riêng số thí sinh đăng ký dự thi, năm nay đã cao hơn năm ngoái khoảng 34.000 thí sinh.Cụ thể, số lượng thí sinh đăng ký đến thời điểm hiện tại là 130.489, trong đó 127.964 thí sinh đã hoàn tất thủ tục đóng lệ phí thi. Việc hoàn tất đóng lệ phí thi đến hết ngày 23.2 (thay đổi so với dự kiến trước đó là 21.2).Dự kiến, kết quả thi đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được thông báo đến thí sinh vào ngày 16.4. Trong quá trình đăng ký và diễn ra kỳ thi, thí sinh sẽ được sắp xếp thi tại điểm thi gần trường THPT của mình. Phiếu báo dự thi được cung cấp trực tuyến qua tài khoản mà thí sinh đã đăng ký một tuần trước ngày thi. Thí sinh phải đăng nhập vào tài khoản để in phiếu báo dự thi và sử dụng khi đi thi. Đồng thời, thí sinh phải sử dụng bản chính căn cước công dân hoặc thẻ căn cước khi dự thi.Từ năm 2025, ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ cấp giấy chứng nhận kết quả thi dạng điện tử, không cấp dạng bản giấy. Thí sinh có thể tải giấy này từ tài khoản cá nhân và sử dụng để đăng ký xét tuyển.Năm 2025, đợt 1 của kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức vào ngày 30.3 tại 25 tỉnh/thành: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk và TP.HCM.Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, có 100 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 để xét tuyển.
'Alien' được chiếu lại tại rạp
Sáng 15.2.2025, lực lượng công binh Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đã có mặt tại thôn Vĩnh An, xã Cam Hiếu, H.Cam Lộ để phong tỏa hiện trường và xử lý an toàn một hầm đạn còn sót lại sau chiến tranh.Trước đó, người dân địa phương trong quá trình xây dựng lăng mộ đã phát hiện một hầm đạn và lập tức báo với chính quyền địa phương. Nhận được tin báo, thượng tá Nguyễn Tiến Tịnh, Phó tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, cùng lực lượng công binh đã tiếp cận hiện trường cùng các lực lượng chức năng nghiên cứu xử lý.Kết quả rà soát kiểm tra xác định hầm đạn có 42 vật liệu nổ, gồm các loại đạn như M79, cối 60 mm, cối 82 mm và lựu đạn. Lực lượng chức năng hủy nổ tại chỗ các vật liệu nổ nguy hiểm, đồng thời di chuyển các vật liệu nổ còn lại về bãi hủy nổ tập trung để đảm bảo an toàn tuyệt đối.Từ ngày 2.2 đến nay, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đã tiếp nhận 25 tin báo từ người dân và chính quyền địa phương về việc phát hiện có bom đạn sót lại sau chiến tranh. Tổng cộng, lực lượng chức năng đã thu gom, xử lý hủy nổ 51 vật liệu nổ các loại.