Giảm gần 6.000 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10, Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì?
Theo ZERO, một nhóm vận động, di căn xương sẽ ảnh hưởng đến hơn 60% nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối.Giám sát thường xuyên chất lượng nước sông Mã
Sự kiện diễn ra từ ngày 18 đến 20.3.2024 tại Las Vegas, Hoa Kỳ, tại đây các chuyên gia, nhà văn hóa, nhà đầu tư, doanh nghiệp, thương nhân và người yêu trà trên toàn thế giới sẽ tham dự các buổi hội đàm, hội thảo, giao thương kết nối, phát dương văn hóa và phát triển nền kinh tế trà với các chủ đề chính của năm nay:
Tạo đà bứt phá với BIDV SME Champion
Với sự đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain…), công nghệ xanh, cùng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 57, ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, hướng tới mục tiêu đạt 4.320 tỉ đồng doanh thu vào năm 2025, đóng góp hơn 12% GDP và nâng tỷ lệ giá trị Việt Nam trong ngành từ 32% lên 50% vào năm 2030.Tại buổi công bố Chương trình Top 10 và Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 diễn ra chiều 27.2 tại Hà Nội, đại diện Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đánh giá sự ra đời của bản đồ sẽ giúp định vị doanh nghiệp trong hệ sinh thái công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng kết nối với mạng lưới nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo... "Đây cũng là nền tảng chứng thực, xác tín, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các cơ hội này", ông An Ngọc Thao, Phó tổng thư ký VINASA chia sẻ.Bắt đầu thực hiện từ năm 2025, bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam áp dụng mô hình đánh giá theo hai trục chính gồm "Tầm nhìn" (thể hiện định hướng phát triển, khả năng đổi mới trong tương lai của doanh nghiệp) và "Khả năng thực thi" (đánh giá mức độ triển khai, áp dụng sản phẩm, dịch vụ vào thực tế). Dựa trên hai trục, doanh nghiệp được phân vào 4 nhóm: Thực lực (năng lực triển khai mạnh, tập trung vào hiệu quả thực tế), Đầu tàu (dẫn dắt thị trường, có tầm nhìn lẫn khả năng), Chuyên biệt (có thế mạnh trong lĩnh vực cụ thể, phát triển chuyên sâu) và Khai phá (đổi mới sáng tạo). Qua các tiêu chí trên, bản đồ sẽ cung cấp dữ liệu toàn cảnh về hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phân loại theo lĩnh vực, quy mô, năng lực đổi mới và tiềm năng phát triển. Trong tương lai, bản đồ sẽ được hoàn thiện hơn, phản ánh doanh nghiệp thuộc nhiều phân khúc khác nhau, không chỉ giới hạn trong Top 10.Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động tại Việt Nam (tính đến hết năm 2024) đạt 54.500 đơn vị, tăng 16% so với năm trước. Nhóm doanh nghiệp này cũng đóng góp lớn cho lĩnh vực thông tin và truyền thông Việt Nam khi chiếm hơn 91% doanh thu toàn ngành và 11% GDP.Cụ thể, năm 2024 doanh thu ngành thông tin và truyền thông ước đạt 4.243.984 tỉ đồng (khoảng 166,7 tỉ USD), tăng 13,2% so với năm 2023. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số (ICT) đóng góp 3.878.296 tỉ đồng (khoảng 151,86 tỉ USD). Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử ước đạt 132,3 tỉ USD, tăng 11,6% so với năm 2023, chiếm 32% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia.
Trong nhịp sống hiện đại, phụ nữ Việt không chỉ giữ vai trò là người giữ lửa gia đình mà còn trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Thấu hiểu điều đó, "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" đã ra đời nhằm tiếp sức cho phụ nữ Việt trên hành trình khởi nghiệp, giúp họ vượt qua giới hạn bản thân, phát triển kỹ năng và tạo dựng nền tảng kinh tế bền vững.Tiếp nối thành công của năm 2022 và 2023, tháng 4.2024 chương trình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" đã đánh dấu bước khởi đầu mới khi các Hội Phụ nữ trên toàn quốc tích cực lan tỏa thông tin đến hội viên. Đây là lúc cánh cửa cơ hội mở ra, mang chương trình đến gần hơn với phụ nữ ở khắp các tỉnh thành.Ngay sau đó, các chị em được truyền cảm hứng, tiếp thêm động lực thông qua các buổi chia sẻ. Không chỉ dừng lại ở các buổi chia sẻ trực tiếp, từ tháng 6 đến tháng 7.2024, chương trình còn triển khai chuỗi tập huấn trực tuyến linh hoạt qua nhóm Facebook. Các buổi học này tạo không gian học hỏi thuận tiện cho chị em trên cả nước, cung cấp kiến thức, lời khuyên thực tế về kinh doanh, cải thiện tay nghề nấu nướng, và giúp họ chuẩn bị nền tảng vững chắc để đối mặt với mọi thử thách trên hành trình khởi nghiệp.Thông qua các hoạt động này, chương trình đã củng cố niềm tin cho phụ nữ Việt rằng, bất kỳ ai, dù xuất phát điểm ở đâu cũng có thể chinh phục ước mơ kinh doanh của mình. Nhờ vậy, từ những ngày đầu, chương trình đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các chị em trên cả nước.Hành trình hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp của phụ nữ Việt bước vào giai đoạn đầy ý nghĩa khi, từ tháng 7 đến tháng 8.2024, những đề án tâm huyết được gửi về Ban tổ chức để đánh giá. Trong hàng trăm ý tưởng, 150 đề án xuất sắc nhất được lựa chọn, và 70 dự án tiềm năng nhất sẽ nhận hỗ trợ trực tiếp từ chương trình.Bên cạnh đó, các chị em cũng đã được tham gia tập huấn chuyên sâu thông qua những buổi làm việc 1:1 với đầu bếp MAGGI và các chuyên gia hàng đầu. Sự hỗ trợ này gồm trang bị kiến thức, kỹ năng nấu nướng cần thiết, giúp họ tự tin đưa dự án đi vào thực tế.Từ tháng 8 đến tháng 9.2024, các dự án chính thức bước vào giai đoạn nước rút. Đây là lúc các chị em có cơ hội nhận được gói hỗ trợ quan trọng, bao gồm ký kết thỏa thuận, thi công và lắp đặt cơ sở vật chất, vật dụng mở quán cho các dự án. Đây không chỉ là thời điểm các ý tưởng bắt đầu được hiện thực hóa.Điểm nhấn của hành trình đến từ tháng 10 đến tháng 12.2024. Đây là giai đoạn các dự án đi vào vận hành thực tế và được đánh giá sau một tháng kinh doanh. Ban tổ chức sẽ vinh danh 16 dự án xuất sắc nhất dựa trên sự tham gia tích cực, chất lượng triển khai và hiệu quả kinh doanh. Những giải thưởng này không chỉ ghi nhận thành công mà còn mà còn là động lực để họ tiếp tục phát triển và lan tỏa giá trị khởi nghiệp bền vững.Hành trình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" năm 2024 khép lại với những thành tựu ấn tượng: 16 dự án xuất sắc được vinh danh, 72 mô hình quán ăn triển khai thành công tại 9 tỉnh và hơn 17.500 phụ nữ được tiếp cận hỗ trợ, với tổng tài trợ vượt 1,1 tỉ đồng.Từ những ngày đầu còn nhiều bỡ ngỡ, phụ nữ Việt đã dần khẳng định bản thân qua những dự án khởi nghiệp đầy tự tin và ý nghĩa. Với sự đồng hành của chương trình "Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp" các chị em không chỉ được tiếp thêm cảm hứng mà còn được trang bị kiến thức, kỹ năng và hỗ trợ thiết thực để từng bước hiện thực hóa ước mơ của mình. Đồng thời đây cũng là tiền đề cho phụ nữ Việt bước vào hành trình mới, được tỏa sáng với sự tự tin và tự chủ.Maggi là trợ thủ đắc lực trong căn bếp của hàng triệu phụ nữ Việt với các sản phẩm đa dạng như dầu hào, nước tương, hạt nêm nấm hương, mong muốn phụ nữ phát huy tối đa tiềm năng, tạo khác biệt tích cực cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ năm 2022, chương trình "Nấu nên cơ nghiệp" do MAGGI phối hợp cùng Hội LHPN Việt Nam thực hiện, trong khuôn khổ Nestlé đồng hành cùng Phụ Nữ, đã hỗ trợ hơn 14.500 phụ nữ nâng cao kỹ năng nấu nướng, kiến thức kinh doanh, cấp vốn khởi nghiệp và phát triển kinh tế gia đình, truyền cảm hứng lan tỏa giá trị bền vững cho cộng đồng. Theo dõi hành trình 'Cùng Maggi Nấu nên cơ nghiệp' tại đây.
Lạc nội mạc tử cung có thể gây rối loạn chức năng tình dục
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.