Messi và Ronaldo cùng trở lại thi đấu
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân ung thư hay di căn đến phổi mà không phải các vị trí khác trên cơ thể. Các nhà khoa học tin rằng câu trả lời nằm ở mức aspartate cao, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Aspartate là một loại a xít amin có khả năng giúp tế bào ung thư phát triển mạnh trong phổi. "Chúng tôi phát hiện nồng độ aspartate trong phổi của những con chuột và bệnh nhân ung thư vú cao hơn những trường hợp không bị ung thư", nhà khoa học Ginevra Doglioni, người dẫn đến nghiên cứu tại Trung tâm Sinh học Ung thư của Viện Công nghệ Sinh học Flemish (Bỉ), cho biết.Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm tra tế bào từ khối u ung thư phổi. Họ phát hiện các a xít amin aspartate đã kích hoạt các cơ chế di truyền khiến ung thư phát triển mạnh hơn. Trên thực tế, aspartate được cơ thể sử dụng một cách tự nhiên để tạo ra protein. Chúng thường chỉ xuất hiện ở mức rất thấp trong máu. Thế nhưng, ở chuột và bệnh nhân ung thư di căn phổi thì aspartate tồn tại trong phổi với nồng độ cao.Về cơ bản, aspartate kích hoạt một protein bề mặt của tế bào ung thư và tạo ra phản ứng dây chuyền làm tăng khả năng thích nghi của tế bào ung thư. Nhờ đó, chúng sẽ phát triển nhanh hơn. Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Nature.Nhóm nghiên cứu tin rằng những phát hiện mới này có thể dẫn đến những đột phá quan trọng giúp ngăn ngừa ung thư di căn đến phổi. Ngoài ra, họ cũng cho biết một số loại thuốc hiện tại có thể can thiệp vào quá trình di căn. Điều này mở ra hy vọng ngăn ngừa ung thư lan đến phổi, ngay cả khi tế bào bệnh đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể.Các dấu hiệu cảnh báo ung thư di căn đến phổi là ho dai dẳng, khó thở, đau ngực, khàn giọng, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân hay viêm phổi, viêm phế quản tái phát thường xuyên. Khi phát hiện các triệu chứng này, người bệnh cần sớm đến bệnh viện kiểm tra, theo Healthline.Trường chuyên TP.HCM không tuyển sinh tích hợp, sẽ có môn chuyên mới?
Nằm trong xu hướng thời trang thế giới - làm lại những BST từng rất thành công của thương hiệu, NTK Liên Hương cùng đội ngũ nghệ nhân của mình đã tạo ra phiên bản mới cho BST Huyền sử Thăng Long.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 2.3.2024
Mỡ bụng là lớp mỡ dưới da, tuy không quá nguy hiểm nhưng khi tích tụ nhiều vẫn ảnh hưởng sức khỏe. Đáng lo ngại hơn, người có nhiều mỡ bụng dễ tích mỡ nội tạng – loại mỡ bao quanh cơ quan nội tạng, làm tăng nguy cơ tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh khác, theo chuyên trang sức khỏe HealthlineĐể giảm mỡ bụng và mỡ nội tạng hiệu quả, bạn có thể thực hiện 4 bài tập sau đây. Các bài tập này sẽ giúp bạn giảm mỡ bụng nhanh chóng, cải thiện vóc dáng và nâng cao sức khỏe.
Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn.