121 món ăn tiêu biểu Việt Nam: Mì xào giòn Sài Gòn có gì hấp dẫn?
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.Công nghệ pin có thể cách mạng hóa thiết bị điện tử gia dụng
Tiểu thuyết Xứ cát - quyển đầu tiên trong bộ sách - thắng giải Hugo cho Tiểu thuyết xuất sắc nhất năm 1965 (chung giải với tác phẩm This Immortal của tác giả Roger Zelazny). 1 năm sau, Xứ cát thắng giải Nebula cho Tiểu thuyết xuất sắc nhất.
Thay khớp cho người lớn tuổi: Gần trăm tuổi vẫn thành công
Tại P.Hòa Cường Bắc (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), đường 30 Tháng 4 được chọn làm đường cờ Tổ quốc, trang trí cờ đỏ sao vàng, cờ Đảng dọc vỉa hè.Đường 30 Tháng 4 dài 1,2 km, rộng 34 m, đây là một trong những tuyến đường sầm uất, được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật hiện đại cùng nhiều tiện ích. Trên địa bàn Q.Hải Châu còn có đường cờ Tổ quốc trên tuyến đường 2 Tháng 9, đồng thời phát động nhân rộng mô hình này ở nhiều khu dân cư P.Thanh Bình, Thuận Phước…Ông Trương Thanh Dũng, Phó chủ tịch UBND Q.Hải Châu, cho biết năm 2025, quận có nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng như chào mừng đại hội Đảng các cấp, mừng các ngày lễ lớn trong năm, qua đó nhân rộng mô hình ra các phường còn lại trên địa bàn Q.Hải Châu có thêm nhiều tuyến đường cờ Tổ quốc.Mô hình đường cờ Tổ quốc nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho bà con nhân dân về giá trị văn hóa tinh thần, ý nghĩa sâu sắc, thiêng liêng của cờ Tổ quốc, cờ Đảng; khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân, thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng, tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng; đồng thời góp phần vào lối sống văn minh, hiện đại của người dân, làm đẹp đường phố, chỉnh trang cảnh quan đô thị, tạo diện mạo trang trọng, đem lại vẻ mỹ quan cho địa phương trên cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền Đề án "Nếp sống văn hóa, văn minh đô thị", Cuộc vận động "3 hơn"...Tại các địa phương khác trên địa bàn TP.Đà Nẵng cũng đã thực hiện mô hình đường cờ Tổ quốc trước đó, như P.Hòa Hải (Q.Ngũ Hành Sơn), P.Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ), P.Nại Hiên Đông, Mân Thái (Q.Sơn Trà), P.Thạc Gián (Q.Thanh Khê), xã Hòa Tiến (H.Hòa Vang)…
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Đỏ mắt tìm dự án bất động sản mới
NSND Việt Anh tên thật là Nguyễn Văn Liêm, sinh năm 1958 ở TP.HCM. Trong sự nghiệp, ông gây ấn tượng với loạt vai diễn trong Mùi ngò gai, Gia đình phép thuật, Gia đình là số một… Nam nghệ sĩ có khả năng biến hóa từ vai chính diện đến hài hước. Ở tuổi U.70, NSND Việt Anh có cuộc sống giản dị. Chuyện đời tư của nam nghệ sĩ cũng được mọi người quan tâm.