Trang phục công sở làm từ vải thực vật, hữu cơ chinh phục tín đồ khó tính
Ngày 27.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, vừa ký ban hành Nghị quyết 1338 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bổ sung hơn 5.834 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư năm 2024 cho các địa phương để thực hiện chính sách an sinh xã hội các năm 2023 - 2024 và chi trả chế độ cho giáo viên vừa được bổ sung biên chế trong các năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024.Cùng đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định bổ sung 600 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư cho các địa phương để thực hiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn vốn từ các nông, lâm trường quốc doanh cho 19 địa phương theo tờ trình của Chính phủ.Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, Chính phủ chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý, các nội dung đề xuất, tính chính xác của số liệu, tính đầy đủ, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi. Đồng thời, đảm bảo triển khai hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực và báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại kỳ họp 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5.2025).Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm trong việc xây dựng dự toán, hạn chế thấp nhất các khoản kinh phí không phân bổ được dự toán ngay từ đầu năm.Cùng đó, trong quá trình điều hành, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt để sớm giao dự toán các khoản chưa phân bổ, tránh chậm trễ, lãng phí, kém hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước và xảy ra tình trạng giao dự toán cuối năm không kịp sử dụng, phải thực hiện việc chuyển nguồn sang năm sau. Đặc biệt là nguồn kinh phí phí liên quan đến an sinh xã hội và chế độ chính sách cho con người.Ngoài Nghị quyết số 1338, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 1337 phân bổ gần 190 tỉ đồng dự toán kinh phí hoạt động năm 2025 cho các đoàn đại biểu Quốc hội.Hiện cả nước có 63 đoàn đại biểu Quốc hội tương ứng với 63 tỉnh, thành phố.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện ra quyết định giao dự toán kinh phí năm 2025 của các đoàn đại biểu Quốc hội cho văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.Hà Nội trở lạnh, các nam thanh niên diện suit xuống phố khoe phong cách thời trang
Công ty TNHH Cỏ May Sa Đéc (gọi tắt là Công ty Cỏ May Sa Đéc) thuộc chuỗi các công ty của Tập đoàn Cỏ May, do cố doanh nhân Phạm Văn Bên sáng lập và gầy dựng năm 1981. Sau khi doanh nhân Phạm Văn Bên qua đời, Cỏ May Sa Đéc được doanh nhân Phạm Minh Thiện (con trai út của ông) tiếp quản và phát triển ngày càng lớn mạnh.Công ty Cỏ May Sa Đéc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, xuất khẩu và liên kết cung cấp con giống - nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bất động sản… Dù hoạt động trên lĩnh vực nào, công ty luôn quán triệt khẩu hiệu "Cỏ May - chất lượng thay lời nói" để cam kết mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đạt chất lượng bằng chính sự trân trọng và trách nhiệm của mình đối với khách hàng và xã hội.Trong đó, lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản cá da trơn và cá có vảy (cá lóc, cá rô, cá điêu hồng…) của công ty được xem là chủ lực. Dòng thức ăn thủy sản Cỏ May Sa Đéc được đông đảo người chăn nuôi thủy sản công nhận, an tâm khi sử dụng. Vì vậy, công ty đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, trước đây, dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của công ty chỉ đạt 6.000 tấn/tháng. Đến năm 2022, nhận thấy nhu cầu phát triển thị trường còn khá lớn, công ty đầu tư hơn 2 triệu USD nâng cấp dây chuyền sản xuất lên 10.000 tấn thức ăn/tháng. Nhờ có thị trường, thương hiệu uy tín và sản phẩm đảm bảo chất lượng nên công ty an tâm về đầu ra sản phẩm."Đến nay, qua thời gian nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19, Công ty Cỏ May Sa Đéc đạt năng suất sản phẩm hơn 100%. Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới", ông Hiếu cho biết.Theo lãnh đạo Công ty Cỏ May Sa Đéc, đơn vị luôn kế thừa, gìn giữ giá trị và nét văn hóa của cố doanh nhân Phạm Văn Bên. Trong đó, luôn giữ gìn và trân trọng sự đóng góp của người lao động vào sự phát triển của công ty. Cụ thể là người lao động làm việc tại công ty được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định, khám sức khỏe định kỳ, được công ty tổ chức cho đi du lịch hằng năm và nhận chế độ thưởng khá cao khi đạt sản lượng.Đặc biệt, con em người lao động của công ty được hỗ trợ học phí hằng năm từ lúc vào học mẫu giáo cho đến tốt nghiệp đại học, mức hỗ trợ từ 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/năm/em (tùy cấp học). Mỗi năm, công ty đều xem xét hỗ trợ cất từ 4 đến 6 căn nhà cho người lao động của công ty gặp khó khăn về nhà ở (mỗi căn hỗ trợ 40 triệu đồng). Nhờ vậy, đa số lao động đều gắn bó lâu dài với Công ty Cỏ May Sa Đéc.Anh Ngô Lê Quốc Tuấn, Quản đốc nhà máy Công ty Cỏ May Sa Đéc, cho biết: "Tôi gắn bó với Cỏ May từ năm 2006 đến nay. Công ty luôn chăm lo, hỗ trợ đời sống và luôn tạo môi trường tốt cho anh em công nhân viên phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các anh em khác đều rất an tâm làm việc với công ty".Tương tự, anh Lê Nhi Tri, ca trưởng ca sản xuất Công ty Cỏ May Sa Đéc chia sẻ: "Đến nay, tôi đã gắn bó với công ty 17 năm. Thật sự, Cỏ May như một gia đình nên mọi người đều muốn làm việc và cống hiến cho công ty".Ngoài chăm lo cho người lao động, Công ty Cỏ May Sa Đéc còn đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho nhiều chương trình an sinh - xã hội ở nhiều nơi. Điển hình, hằng tháng, công ty chi khoảng 2 tỉ đồng đài thọ toàn bộ chi phí hoạt động của khu ký túc xá Cỏ May 4 tầng, do Tập đoàn Cỏ May đầu tư xây tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Theo đó, toàn bộ 380 sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được xét vào ở ký túc xá Cỏ May sẽ được Công ty Cỏ May Sa Đéc lo ăn ở, học tập, đào tạo kỹ năng mềm tiếng Anh, âm nhạc, thể thao… hoàn toàn miễn phí để các em có môi trường thuận lợi nhất học tập, phát triển bản thân.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, việc phát triển thời gian qua đã giúp Công ty Cỏ May Sa Đéc mạnh dạn mở rộng, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại H.Mang Thít (Vĩnh Long) với công suất tối đa khoảng 12.000 tấn sản phẩm/tháng. Nhà máy sẽ hoạt động trong năm 2025. Thời gian tới, công ty sẽ tổ chức, sắp xếp lại các khâu hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động an sinh - xã hội trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.Công ty TNHH Cỏ May Sa ĐécĐịa chỉ trụ sở: Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc, P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Phát động cuộc thi viết 'Nghĩa tình miền Tây'
Là một trong những nhóm xe đang rất hút khách, thế nhưng trong tháng đầu năm 2025, phân khúc crossover cỡ trung tại Việt Nam cũng không thể giữ được đà tăng trưởng doanh số như những tháng trước đó, khi hầu hết mẫu mã đều ghi nhận lượng xe bán ra sụt giảm khá mạnh.Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam), khép lại tháng 1.2025, nhóm xe crossover cỡ trung chỉ bán ra tổng cộng 3.403 xe. Doanh số này giảm hơn 1.600 xe, tương đương khoảng 32% so với tháng liền trước. Đáng chú ý, ngoại trừ Ford Territory, tất cả mẫu mã còn lại (được công bố số liệu bán hàng) đều ghi nhận mức tăng trưởng âm. Ngay cả mẫu xe vốn rất được ưa chuộng và ổn định như Mazda CX-5. Số liệu cho thấy, mẫu xe Nhật khép lại tháng 1.2025 chỉ bán ra 1.000 xe, giảm 125 xe, tương đương khoảng 11% so với tháng cuối năm ngoái. Mặc dù vậy, kết quả này không ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng của CX-5 trên bảng xếp hạng doanh số tháng ở phân khúc; khi mẫu xe do THACO AUTO phân phối vẫn giữ vị thế đứng đầu, thậm chí tiếp tục bỏ xa đối thủ bám đuổi Ford Territory.Mẫu crossover thương hiệu Mỹ khép lại tháng đầu năm với 700 xe đến tay khách hàng, tăng 11% so với tháng 12.2024 đồng thời là mẫu xe duy nhất phân khúc ghi nhận doanh số tăng trưởng trong tháng. Tuy nhiên, thành tích này vẫn chưa đủ giúp Territory vượt mặt Mazda CX-5 trên bảng xếp hạng, bởi khoảng cách trước đó giữa hai mẫu xe dẫn đầu nhóm SUV/ Crossover cỡ trung vẫn quá xa.Ở nhóm còn lại, bộ đôi xe của Hyundai gây chú ý nhất khi đồng loạt chứng lượng xe bán ra lao dốc. Theo đó, Tucson kết thúc tháng 1 chỉ bán ra 476 xe, giảm đến hơn một nửa so với thời điểm cuối năm 2024. Kết quả này khiến mẫu xe Hàn Quốc bỏ lỡ cơ hội vươn lên dẫn đầu phân khúc, trong bối cảnh đối thủ Mazda CX-5 vừa bất ngờ "xảy chân".Trong khi đó, "đàn anh" Hyundai Santa Fe thậm chí còn "thê thảm" hơn. Trong tháng mở màn năm 2025, mẫu xe này chỉ bán ra 155 xe, giảm đến gần 700 xe, tương đương khoảng 81%. Doanh số này khiến Santa Fe bị đẩy xuống vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng doanh số tháng, xếp dưới cả Mazda CX-8 (bán ra 205 xe).Các mẫu xe khác ở phân khúc crossover cỡ trung gồm Honda CR-V, Kia Sportage, Kia Sorento, Mitsubishi Outlander hay bộ đôi Peugeot 5008/3008 trong tháng 1.2025 cũng ghi nhận doanh số giảm nhẹ từ vài xe đến vài chục xe so với tháng 12.2024. CR-V vẫn xếp thứ 4, sau lần lượt Mazda CX-5, Ford Territory và Hyundai Tucson. Trong khi thứ hạng ở nhóm còn lại không có nhiều xáo trộn.Thực tế, việc hàng loạt mẫu crossover cỡ trung tại Việt Nam ghi nhận doanh số sụt giảm trong tháng mở màn năm 2025 cũng không phải kết quả quá bất ngờ. Bởi tháng 1.2025 là thời điểm cận sát Tết nguyên đán âm lịch, giai đoạn nhiều người Việt đã hoàn tất việc mua sắm cuối năm. Chính vì vậy, nhu cầu sở hữu ô tô thường sụt giảm rất mạnh, qua đó kéo theo lượng xe bán ra của hầu hết mẫu mã, phân khúc.Các chuyên gia trong ngành ô tô tại Việt Nam dự báo, trong năm nay, crossover cỡ trung vẫn sẽ là một trong những phân khúc xe được người dùng ô tô trong nước ưa chuộng nhất. Bên cạnh tính đa dụng, đáp ứng cùng lúc nhiều nhu cầu, giá bán của nhóm xe này cũng khá hợp lý và "vừa túi tiền" với số đông, đặc biệt nhóm khách mua xe phục vụ gia đình.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào tháng 1.2024, Lâm đã trở lại tập luyện với cường độ cao để chuẩn bị cho giải đấu đầu tiên trong sự nghiệp thể hình. Và trong hành trình đó, anh Lương luôn là chỗ dựa, người thầy hướng dẫn kỹ thuật tập luyện, chuẩn bị từng bữa ăn và khích lệ tinh thần cho con trai.
Tuyển sinh khối ngành khoa học xã hội và sư phạm có thay đổi?
Điều này khiến bệnh nhân đau “điên cuồng” đến mức thậm chí đã có lúc anh còn nghĩ đến việc tự cắt bỏ “cậu nhỏ” của mình.