Vì sao thưởng tết của lao động tại Hà Nội sụt giảm?
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.Chưa đủ căn cứ hủy kết quả đấu giá nhà hàng Thủy Tạ, Đà Lạt
Mục tiêu của Honor là xây dựng một hệ sinh thái thiết bị AI đa dạng, không chỉ bao gồm smartphone mà còn cả máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị điện tử đeo và nhiều tiện ích khác.Để hiện thực hóa kế hoạch này, Honor dự định hợp tác chặt chẽ với Google và Qualcomm nhằm triển khai các giải pháp AI tiên tiến. Cụ thể, công ty sẽ tích hợp dòng mô hình AI Gemini vào các sản phẩm của mình và sử dụng chip hiện đại của Qualcomm để tối ưu hóa các tính năng AI.Honor cũng kêu gọi toàn bộ ngành công nghiệp cùng tham gia vào việc phát triển một hệ sinh thái AI mở, với một phần trong đó là giới thiệu Alpha Plan, bao gồm ba giai đoạn phát triển.Giai đoạn đầu tiên sẽ tập trung vào việc phát triển một chiếc smartphone AI "siêu thông minh" lấy con người làm trung tâm nhằm nâng cao năng suất và cải thiện cuộc sống hằng ngày của người dùng. Giai đoạn thứ hai sẽ tạo ra một hệ sinh thái AI mở, cho phép tương tác liền mạch giữa nhiều thiết bị và nền tảng. Cuối cùng, giai đoạn ba sẽ chuẩn bị cho kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) với khả năng vượt qua nhận thức của con người.Hiện tại, Honor đang phát triển một ứng dụng AI di động với giao diện đồ họa có khả năng thực hiện các tác vụ thực tế như đặt phòng khách sạn, sắp xếp cuộc họp và quản lý lịch trình. Công ty cũng đang phát triển các công cụ AiMAGE và AI Upscale để xử lý hình ảnh, giúp cải thiện độ rõ nét và chỉnh sửa ảnh chân dung cũ. Đặc biệt, Honor sẽ tích hợp công cụ phát hiện deepfake vào các dòng smartphone hàng đầu và thiết bị gập mới nhất của mình.Với những sáng kiến này, Honor hy vọng củng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong phân khúc cao cấp, nơi Apple và Samsung đang thống trị. Ngoài ra, công ty cam kết cung cấp 7 năm hỗ trợ cập nhật Android và bản vá bảo mật cho dòng smartphone Magic, tương tự như những gì Google và Samsung đã thực hiện.
PUBG Mobile: 2024 PMSL Sea Spring chính thức khởi tranh
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Dù là xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan nhưng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa (thay nhớt, lọc nhớt, lọc điều hòa, vệ sinh thắng…) gần như ngang bằng với các xe lắp ráp cùng phân khúc, anh Nam cho biết. "Ngoài 1.000 km đầu tiên, tôi chỉ cần bảo dưỡng xe sau mỗi 5.000 km tiếp theo. Tính ra đến nay cũng bảo dưỡng khoảng 7 lần. Mặc dù vậy, duy nhất có lần bảo dưỡng ở mức 20.000 km là hơi tốn kém hơn, nhưng cũng hết tầm 2 triệu đồng. Còn lại những lần khác chỉ từ vài trăm nghìn đến 1 triệu đồng. Hoàn toàn không hề đắt".
Ô tô điện Wuling Air EV trở thành xe phục vụ Hội nghị Cấp cao ASEAN 2023
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hai bên đã có cuộc hội đàm rất thành công."Chúng tôi đã đặt lên bàn tất cả những gì mà hai nước có thể làm được, thúc đẩy mối quan hệ của hai nước đã có duyên nợ hơn 50 năm, trải qua các cung bậc khác nhau như đối tác toàn diện, đối tác chiến lược", Thủ tướng chia sẻ.Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, sau 16 năm thiết lập Đối tác toàn diện và 5 năm Đối tác chiến lược, hai nước thống nhất tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam - New Zealand lên Đối tác chiến lược toàn diện."Khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện này sẽ tăng cường tin cậy chính trị và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng nguyện vọng, mong muốn cũng như sự ủng hộ của nhân dân hai nước chúng ta", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.Ông cho biết, việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện sẽ có "5 điều hơn", là tin cậy chính trị sẽ ở tầm mức cao hơn, chiến lược hơn, trong đó trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trên các kênh thường xuyên hơn. Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện 2025 - 2028 cần được sớm xây dựng và toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn.Thứ hai, hợp tác quốc phòng và an ninh thực chất hơn. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, an ninh hàng hải, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, hợp tác ứng phó với an ninh phi truyền thống và truyền thống. Thứ ba là hợp tác tác kinh tế, thương mại, đầu tư chặt chẽ, hiệu quả hơn. Theo đó, hai nước sẽ tăng cường tiếp cận thị trường của nhau, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng và đa dạng hóa sản xuất để có thể đáp ứng các nhu cầu của hai bên.Khuyến khích doanh nghiệp hai nước mở rộng các hoạt động để thúc đẩy các thỏa thuận song phương về thương mại, đầu tư. Trong thời gian tới đây hai bên sẽ nâng thương mại hai chiều lên 3 tỉ USD.Thứ tư là đưa hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành trụ cột mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, tập trung triển khai các chương trình, dự án phát triển năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế bền vững.Thứ năm là giao lưu nhân dân gắn kết chặt chẽ, đẩy mạnh các hợp tác phát triển nguồn nhân lực, lao động du lịch hiệu quả hơn, rộng hơn về phạm vi và đối tượng."Chúng tôi tin tưởng rằng, với việc chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện ngày hôm nay, quan hệ Việt Nam - New Zealand đã bước sang một trang sử mới, với những nội hàm hợp tác rất cụ thể", Thủ tướng khẳng định.Về phần mình, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon chia sẻ, ông rất vui được đứng ở đây, cùng với người bạn thân thiết - Thủ tướng Phạm Minh Chính, để công bố quyết định nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - New Zealand."Chúng tôi quan tâm tới việc làm sâu sắc hơn quan hệ thân thiết với Việt Nam và hy vọng đạt được nhiều thành công trong thời gian tới", Thủ tướng New Zealand nhấn mạnh.Thủ tướng Luxon khẳng định, 50 năm qua, hai nước đã thể hiện cam kết với những thành tựu phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước. Đồng thời cho biết, trong cuộc thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề trọng tâm. Trong đó có việc, làm thế nào để thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. "Chúng tôi rất vui khi chứng kiến hành trình phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, chứng kiến thương mại hai nước tăng 40% trong vòng 5 năm qua. Chúng tôi biết rằng chúng ta còn nhiều dư địa để khai thác hơn nữa", Thủ tướng Luxon chia sẻ."Việt Nam là một điểm đến vô cùng hấp dẫn với các nhà đầu tư", Thủ tướng New Zealand nói và cho biết hai bên đã có nhiều thành tựu trong việc kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp của hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, năng lượng tái tạo…Việt Nam và New Zealand đều có mục tiêu chung. Đó là xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển, vì sự phát triển thịnh vượng của từng quốc gia. "Chúng tôi mong muốn nâng cấp đối thoại quốc phòng - an ninh giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến thăm của tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand đến Việt Nam trong năm nay và mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn nữa", Thủ tướng New Zealand khẳng định. Cùng ngày, hai Thủ tướng đã chứng kiến các bộ, ngành, cơ quan của hai nước công bố logo chính thức kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.Trao đổi Biên bản thỏa thuận về hợp tác biến đổi khí hậu giữa Bộ TN-MT Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand; trao đổi Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand.Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT Việt Nam và Hội đồng các trường Đại học New Zealand trao Thỏa thuận hợp tác về đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.Nhân dịp này, hãng hàng không Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand, kết nối TP.HCM với Auckland - trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa của New Zealand.Hai Thủ tướng cũng chứng kiến trao đổi các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực y tế, chuyển đổi số, mua sắm hóa chất giữa các đối tác của hai nước.