Trồng dâu tây 'bằng smartphone' thu nhập tiền tỉ
Kiểm tra về công tác giám sát tiếp nhận, kiểm đếm và quản lý tiền công đức, tiền tài trợ, về cơ bản các di tích đã bố trí hòm công đức ở vị trí phù hợp, và có đặt bàn ghi tiền công đức. Việc tiếp nhận tiền công đức được thực hiện qua các hình thức ghi phiếu, ghi sổ, hoặc hòm công đức.Hàn Quốc phóng vệ tinh do thám lên quỹ đạo
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".
Bình Phước xếp thứ 7/63 tỉnh thành về kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia
Sáng 12.2, sau khi nghe các tờ trình tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tổ chức Quốc hội và luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Góp ý dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nói, dự thảo luật như một "cuộc cách mạng" trong công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật khi rút ngắn thời gian từ khi khởi thảo cho tới lúc thông qua từ 22 tháng xuống còn 10 tháng. "Thậm chí theo quy trình rút gọn chỉ còn 2 tháng", bà Hoa nói, cho rằng việc thay đổi này đáp ứng thực tiễn diễn biến nhanh hiện nay.Cũng đánh giá việc rút ngắn, linh hoạt việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật là thay đổi lớn trong dự án luật sửa đổi lần này, song quyền Chủ tịch UBND Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chỉ ra, việc này cũng có "mặt mất" là rủi ro chất lượng văn bản pháp luật sẽ thấp."Khi ban hành ra sẽ lại có nhiều vướng mắc thực thi do quy định chưa hết các trường hợp hoặc ngôn từ chưa minh bạch. Chưa đánh giá kỹ tác động nên đưa ra quyết định cực đoan. Làm gấp nên người dân và doanh nghiệp không có thời gian chuẩn bị thích ứng, gây xáo trộn sản xuất, thương mại, đời sống", ông Đồng nêu các rủi ro có thể phải đối mặt khi rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản.Cùng đó, ông Hà Sỹ Đồng nhìn nhận, việc rút ngắn thời gian lấy ý kiến, tham vấn, đăng tải công khai cũng làm giảm cơ hội tham gia ý kiến, thậm chí không cho phép tham vấn ý kiến khi thực hiện theo thủ tục rút gọn. Ông Đồng đề nghị, việc đăng tải công khai các dự thảo và lấy ý kiến cần phải được làm kỹ để bổ khuyết cho những rủi ro của quy trình linh hoạt.Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) thì tán thành khi dự thảo luật bổ sung quy định nâng cao chất lượng báo cáo đánh giá tác động chính sách. Tuy nhiên, ông đề nghị bổ sung yêu cầu cơ quan thẩm định phải đánh giá chất lượng của báo cáo đánh giá tác động chính sách, vì không thẩm định thì vẫn là hình thức.Thảo luận tại tổ TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị quán triệt tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", giao thẩm quyền nhiều hơn cho HĐND cấp tỉnh trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Mãi, tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định cần được cụ thể hóa ngay ở khâu xây dựng thể chế. "Cần giao thêm thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh; mở rộng năng lực xây dựng chính sách cho chính quyền địa phương. Đây là việc hoàn toàn khả thi đối với những địa phương như Hà Nội, TPHCM", ông nói.Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận, T.Ư không nên "ôm" quyền, đặc biệt là trong việc ban hành những văn bản, nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh thường xuyên trong thực tế.Ông phân tích, ngay cả kinh phí xây dựng pháp luật của địa phương, vốn không lớn, cũng được quy định là vừa thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, vừa theo luật Đầu tư công, dẫn đến nhiều khó khăn, chậm trễ."Kinh phí xây dựng pháp luật không lớn nên làm theo quy định về chi thường xuyên thôi. Giờ vài trăm triệu cũng phải đấu thầu, khám sức khỏe cho cán bộ cũng đấu thầu. Một bệnh viện ở Bình Dương trúng thầu, thế là cán bộ TP.HCM rồng rắn lên Bình Dương để khám", ông Mãi phản ánh.Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM nói, kinh phí xây dựng, ban hành một nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chỉ có 30 triệu đồng, mà thực hiện theo luật Đầu tư công thì phải trải qua rất nhiều quy trình thủ tục.Một nội dung khác cũng khiến bà Hạnh băn khoăn là dự thảo luật không quy định rõ việc HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù. Trong 3 năm qua, TP.HCM ban hành 30 nghị quyết về chính sách đặc thù. Tuy nhiên, nay dự thảo hiện hành lại không quy định rõ là tới đây HĐND thành phố có được ban hành chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương hay không. "Tôi đọc hết hồ sơ chưa hiểu lý do vì sao không quy định HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù, trong khi hình thức văn bản pháp quy này rất cần thiết", bà Hạnh phát biểu.
Theo điều 10 Nghị định 168, người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt từ 150.000 - 250.000 đồng, thay vì bị phạt từ 60.000 - 100.000 đồng theo Nghị định 100/2019 trước đây.Mức phạt này cũng quy định với các hành vi không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT.Ngoài ra, người đi bộ sẽ bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng nếu đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc (mức phạt cũ 100.000 - 200.000 đồng); mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông hoặc đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy cũng bị phạt 400.000 - 600.000 đồng (mức phạt cũ 60.000 - 100.000 đồng).Điều 11 của Nghị định 168 quy định 3 mức xử phạt người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo vi phạm quy tắc giao thông.Mức 1, phạt từ 150.000 - 250.000 đồng nếu không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; không đủ dụng cụ đựng chất thải của vật nuôi hoặc không dọn sạch chất thải của vật nuôi thải ra đường, vỉa hè; để vật nuôi đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn; đi dàn hàng ngang từ 2 xe trở lên; để vật nuôi kéo xe mà không có người điều khiển; điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định. Những hành vi này theo Nghị định 100 trước đây bị phạt từ 60.000 - 100.000 đồng.Mức 2, phạt từ 400.000 - 600.000 đồng thay vì 100.000 - 200.000 theo Nghị định 100 với các hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT; dẫn dắt vật nuôi chạy theo khi đang lái phương tiện tham gia giao thông; điều khiển, dẫn dắt vật nuôi đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới.Mức thứ 3, phạt từ 1 - 2 triệu đồng với người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi hoặc điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào đường cao tốc, thay vì phạt 400.000 - 600.000 đồng theo mức phạt cũ.
Giá vàng lên đỉnh sau khi hủy đấu thầu
Vài năm trở lại đây, thị trường ô tô Việt Nam bất ngờ trở nên sôi động hơn hẳn, khi liên tục chào đón sự gia nhập của hàng loạt thương hiệu ô tô đến từ Trung Quốc. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2023 - 2024. Thống kê sơ bộ, chỉ trong chưa đầy một năm đã có hơn 10 thương hiệu xe từ đất nước tỉ dân chính thức đặt chân vào Việt Nam, trình làng thị trường đến vài chục mẫu mã, phiên bản ô tô mới.Đáng chú ý, so với giai đoạn cách đây hơn 10 năm, xe Trung Quốc ở thời điểm này khiến không ít người phải bất ngờ bởi "bộ mặt" hoàn toàn khác; từ chất lượng xe được cải thiện, chiến lược đầu tư rõ ràng hơn, đến cách định giá cũng không còn "rẻ".Quả thực, so với giai đoạn trước đây, ô tô Trung Quốc trong lần thứ hai trở lại thị trường Việt đã gần như loại bỏ ý định dùng giá bán rẻ làm lợi thế cạnh tranh. Bằng chứng là hầu hết mẫu xe đã mở bán đều có giá niêm yết ở mức cao, ngang ngửa hoặc thấp hơn không đáng kể so với các đối thủ cùng phân khúc.Chẳng hạn như, MG HS - một trong những mẫu xe mở màn làn sóng ô tô Trung Quốc mới đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Thời điểm cuối năm 2020, mẫu xe SUV/crossover hạng trung (C-SUV) này được MG tung ra thị trường 3 phiên bản, đi kèm giá bán dao động từ 788 đến 999 triệu đồng. Mức giá này khiến nhiều người phải "ngã ngửa" bởi gần như ngang hàng với những cái tên "sừng sỏ" nhất ở phân khúc thời điểm đó như Mazda CX-5 hay Hyundai Tucson.Wuling đặt chân đến Việt Nam giữa năm 2023 với mẫu Mini EV được nhấn mạnh giá rẻ nhất thị trường. Thế nhưng, thực tế mức giá lên đến gần 300 triệu đồng cho một mẫu minicar hai cửa, trang bị "sơ sài" và chỉ có một túi khí cũng khiến nhiều người lắc đầu. Bởi, mức giá này tiệm cận nhóm xe cỡ nhỏ hạng A đa dụng và nhiều trang bị hơn.Haima trở lại Việt Nam với mẫu Haima 7X định vị ở phân khúc xe MPV cỡ trung, cũng khiến nhiều người "giật mình" vì giá bán lên đến 865 triệu đồng. Cao hơn cả đối thủ Nhật Bản - Toyota Innova Cross có giá từ 810 triệu đồng.Đó là chưa kể, giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024, xe Trung Quốc thậm chí còn gây chú ý khi trình làng hàng loạt mẫu xe mới có giá… tiền tỉ.Haval H6 nối bước MG HS nhảy vào phân khúc C-SUV và "sao y" cách định giá của mẫu xe "đồng hương", với con số niêm yết lên đến gần 1,1 tỉ đồng. Mức giá này thậm chí bằng với Honda CR-V (mẫu xe thuộc nhóm có giá bán cao nhất trong nhóm SUV/crossover hạng trung tại Việt Nam) và ngang ngửa với nhiều mẫu SUV cỡ lớn hơn, như Hyundai Santa Fe, Ford Everest.Lynk & Co hay BYD cũng là những thương hiệu ô tô Trung Quốc khiến nhiều người Việt "sốc" khi định giá cho những mẫu xe đầu tiên mở bán tại thị trường Việt Nam. Điển hình như mẫu Lynk & Co 09 với phiên bản duy nhất có giá niêm yết lên đến 2,199 tỉ đồng. Mức giá gần như ngang ngửa những mẫu xe sang đến từ châu Âu như Mercedes-Benz GLC hay Volvo XC60.BYD Seal thời điểm ra mắt khách hàng (cuối tháng 7.2024) có giá cho 2 bản lần lượt 1,119 - 1,359 tỉ đồng. Xét ở mảng xe điện, BYD Seal hiện không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ở phân khúc sedan cỡ D, mẫu xe Trung Quốc sẽ là đối trọng của "ông hoàng" Toyota Camry (giá từ 1,07 đến 1,46 tỉ đồng, tùy từng phiên bản).Hay gần đây nhất, GAC Motor cũng tạo "drama" với việc mở bán bộ đôi M8 và GS8. Trong đó, mẫu M8 bị xem là "ngáo giá" với phiên bản cao nhất lên đến 2,2 tỉ đồng. Tầm tiền này, khách Việt hiện đã có hai lựa chọn rất đáng cân nhắc là Kia Carnival (giá từ 1,189 đến 1,429 tỉ đồng, tùy từng phiên bản) và Volkswagen Viloran (giá từ 1,989 đến 2,188 tỉ đồng, tùy từng phiên bản).Không thể phủ nhận, trong lần thứ hai trở lại thị trường Việt Nam, ô tô Trung Quốc đã "lột xác" nhiều, từ kiểu dáng thiết kế, trang bị đến tâm thế tiếp cận (nhiều thương hiệu đã mở bán chính hãng). Thế nhưng, có vẻ như cách định giá cao hơn, trong bối cảnh vẫn còn quá nhiều rào cản đang khiến nhiều mẫu mã xe đến từ đất nước tỉ dân này tiếp tục gặp khó tại Việt Nam.MG HS sau thời gian đầu liên tục "ế ẩm" phải liên tục giảm giá, thậm chí ra mắt thế hệ mới với mức giá thấp hơn hẳn vài trăm triệu đồng. Wuling Mini EV hiện tại cũng hạ giá về quanh mức 200 triệu đồng. Trong khi, Haval H6 và Haima 7X sau chưa đầy hai tháng mở bán đã phải liên tục "đạp giá" vài trăm triệu đồng. Mặc dù vậy, những mẫu xe này đến thời điểm hiện tại đều có chung một "kết cục" là doanh số lẹt đẹt và ngày càng bị khách Việt "ngó lơ".Trong khi đó, nhóm xe mới với định giá tiền tỉ như Lynk & Co 09, BYD Seal hay bộ đôi GAC M8/GS8 thực tế cũng chưa tạo được sự chú ý với khách hàng và doanh số vẫn ở mức rất "khiêm tốn".Nhiều chuyên gia trong ngành ô tô Việt Nam thừa nhận, nếu xem xét kỹ có thể thấy ô tô Trung Quốc hiện đã cải thiện nhiều cả về kiểu dáng và chất lượng sản phẩm so với trước đây. Tuy nhiên, việc vội vàng đẩy mặt bằng giá lên cao đã khiến nhiều hãng rơi vào thế "việt vị".Chia sẻ với Thanh Niên, chuyên gia Vũ Tấn Công - Nguyên Tổng Thư ký Hiệp Hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, hầu hết thương hiệu xe Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn gần đây đều định giá chưa phù hợp, dẫn đến kết quả không như kỳ vọng."Sai lầm này xuất phát từ việc các nhà hoạch định chiến lược giá của hãng không hiểu (hoặc cố tình không hiểu) rằng, giá trị thương hiệu ô tô con Trung Quốc vẫn đang thấp hơn nhiều so với giá trị thương hiệu ô tô con của các đối thủ đến từ Nhật Bản hay Hàn Quốc. Điều này xuất phát từ thực tế ngành công nghiệp ô tô con Trung Quốc mới xuất phát muộn hơn, chỉ bắt đầu từ những năm 1990 thế kỷ trước. Trong khi đó công nghiệp ô tô con Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu từ những năm 1950 và 1960".Một nguyên nhân khác phải kể đến là các thương hiệu xe Trung Quốc chỉ mới nỗ lực phát triển hệ thống đại lý thời gian gần đây. Do đó, mạng lưới dịch vụ sau bán hàng hiện tại nhìn chung vẫn thưa thớt và trình độ tay nghề của đội ngũ kỹ thuật tại các trạm dịch vụ chưa cao. Để cải thiện mặt này các hãng cần nhiều thời gian (vài năm), chứ không thể làm nhanh hơn.Cuối cùng, chuyên gia này cho rằng, sản phẩm Trung Quốc nói chung và ô tô con nói riêng tại Việt Nam đã có tiền lệ xấu và "ăn vào tiềm thức" của nhiều người Việt Nam. Xóa bỏ suy nghĩ này chắc chắn cũng là việc không dễ và cũng cần nhiều thời gian lẫn ngân sách.